Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Trường trung học cơ sở Khôi Nguyên.
Giờ tan học buổi trưa, trong một con hẻm nhỏ vắng vẻ.
Một thiếu niên độ mười bốn tuổi, cao chừng mét sáu lăm, mặc bộ đồng phục học sinh cấp ba khá cũ kĩ, áo trắng bỏ ngoài quần, một tay cầm cặp sách để bên vai, đang đứng chắn đường một nhóm học sinh khác, dường như giữa cậu ta và nhóm kia đang xảy ra xung đột. Thiếu niên này thoạt nhìn đầu tóc khá rối, tuy nhiên gương mặt cũng xem như thanh tú, nhất là đôi mắt rất sáng, toát ra vẻ thông minh lanh lợi.
- Kiến Đông, mày chặn đường bọn tao là có ý gì? Muốn gây sự đánh nhau à? - Sau vài giây gườm gườm, một nam sinh lên tiếng hỏi với vẻ tức giận. Nam sinh này khá to con, chí ít cũng to và cao hơn thiếu niên Kiến Đông kia nửa cái đầu.
Kiến Đông hất hàm:
- Tụi mày còn giả vờ? Mau trả tiền trấn lột của thằng Nam lúc sáng ra đây, không thôi đừng trách tao nặng tay!
Vừa nói cậu vừa xòe bàn tay không ít vết chai ra phía trước.
- Mày... Mày tưởng mày là ai, tính một mình chơi cả đám tụi tao đấy à? - Nam sinh to con hơi giật giật mép môi mấy cái, vẻ mặt khó tin hỏi lại.
Kiến Đông thản nhiên:
- Tính giở trò hội đồng ra à? Được, nếu tụi mày không chịu trả tiền, lại thích đập nhau thì tao chiều.
Một nam sinh khác trong nhóm kia chợt cười phá lên, giọng mỉa mai:
- Tiền của thằng Nam liên quan đếch gì tới mày mà đòi? À, hay là mày ngoài mặt giả vờ làm bạn thân lợi dụng thằng Nam, sau lưng lại lén lút tới đây đòi tụi tao chia phần? Vậy cũng được, đưa cho nó hai mươi nghìn đi tụi bây.
- Hai mươi nghìn thì nhiều quá, cho nó mười nghìn được rồi. - Nam sinh khác tỏ vẻ tiếc rẻ.
- Vẫn còn nhiều, tao thấy năm nghìn đủ nó mua gói xôi là mừng chết mẹ ra rồi.
Cả đám loi nhoi mỗi người một câu châm chọc đủ cả, thế nhưng Kiến Đông vẫn khá dửng dưng, không hề tỏ ra tức giận, chỉ lạnh nhạt nói:
- Đưa tiền ra đây, trễ rồi, tao còn phải về nhà ăn uống ngủ nghỉ, đừng để tao nhắc lại lần nữa.
- Không đưa thì mày làm gì được tụi tao? Tính hù tụi này bằng ba cái ngón võ giúp việc nhà được bà mẹ già lam lũ của mày truyền lại à? Quét nhà thần chổi nè, rửa chén nùi giẻ nè, chà cầu tiêu thần cọ nè - Một nam sinh mặt đầy mụn lớn tiếng châm chọc, vừa giễu cợt vừa làm động tác trêu đùa, sau cùng phun thêm một bãi nước miếng, giọng điệu khinh miệt - Phì, mạt hạng xã hội, bần cùng khố rách áo ôm không lo, tao...
Đang cao giọng luyên thuyên, bất chợt phát hiện thằng nhãi Kiến Đông đang giận dữ xông tới vung nắm đấm vào mình, nam sinh này vội vàng bước lùi về sau, hai tay hoảng hốt đưa lên đỡ. Nhưng đã chậm, cậu ta bị ăn ngay một đấm giữa mặt, hai mắt nổ đom đóm quỵ xuống, miệng kêu lên một tiếng bài hãi như heo bị chọc tiết.
Kiến Đông không hề dừng tay mà tiếp tục cưỡi lên người nam sinh mặt mụn, hai tay liên hồi giáng thẳng xuống mặt đối phương, dường như quên hết mục đích ban đầu chỉ là muốn đòi lại tiền cho thằng bạn thân. Hai mắt cậu long lên sòng sọc, trong đầu chỉ có một ý niệm duy nhất là phải đánh cho thằng Lai miệng thúi này không bao giờ còn có thể mở miệng ra sỉ nhục mẹ cậu được nữa.
Bốp! Bốp! Bốp!
Hàng loạt cú đấm giáng xuống khiến nam sinh mặt mụn lăn lộn kêu la ầm ĩ, cố đẩy Kiến Đông ra mà không thể, chỉ biết gào khóc kêu cứu.
Đám nam sinh vội vàng xông tới, tay đấm chân đá loạn xạ lên người Kiến Đông, cố giải cứu cho đồng bọn.
Đánh đấm túi bụi nhưng không thể làm đối phương dừng tay, đám nam sinh đổi phương án, kẻ nắm tay người nắm chân kéo Kiến Đông ra, cố tách rời cậu khỏi nam sinh mặt mụn đang mềm oặt bên dưới với gương mặt đầy máu. Chúng loay hoay mãi không xong, Kiến Đông vừa mạnh vừa lì đòn cứ ép sát người xuống ôm ghì lấy đối thủ, cả hai dính chặt vào nhau như sam. Mặt mày cậu dính mấy cú đấm cũng sưng vù lên rồi song vẫn mím chặt môi tới bật cả máu, ra sức tẩn nam sinh mặt mụn đã không còn hơi sức kêu rên.
- Buông ra! Mày mau buông thằng Lai ra!
- Tụi bây phụ tao kéo nó ra, không nó đánh chết thằng Lai bây giờ!
- Má nó, thằng này điên rồi, mau dừng tay lại! Chết người đó!
- Ráng kéo nó ra mau! Mẹ, thằng này ốm ốm mà mạnh dữ vậy!
Tiếng kêu la hoảng loạn của đám nam sinh vang vọng cả con hẻm vốn dĩ khá vắng vẻ ban trưa, ít người qua lại. Thực ra cũng có vài người lớn đi qua nhìn thấy nhưng không ai can thiệp, đám học sinh thời nay vô cùng hung hãn, có đứa còn lận cả dao trong người nên họ sợ bị vạ lây, tránh xa vẫn tốt hơn.
Đúng lúc này, một chiếc ô tô đắt tiền màu trắng đi ngang qua trông thấy cảnh ẩu đả liền dừng lại. Cửa xe mở ra, từ trên xe bước xuống một người đàn ông chừng ba mươi tuổi, vóc dáng cường tráng, đeo kính đen.
Người này không nói không rằng đi thẳng tới túm cổ áo Kiến Đông đang hăng tiết kéo ra ngoài. Anh ta rất mạnh, chỉ một phát liền tách rời cả hai ra nhẹ như bẫng, quát lên:
- Đủ rồi, đánh nữa sẽ chết người đấy! Thằng nhóc này, cậu chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng ném vào trại giáo dục thì có thừa, muốn vậy à?
Đang vùng vẫy, nghe vậy Kiến Đông rốt cuộc cũng chịu dừng lại. Cậu đẩy tay người đàn ông kia ra, đi về phía đám nam sinh khiến chúng giật mình lật đật thối lùi.
Thực chất đây chỉ là đám du côn nửa mùa, chỉ giỏi cậy đông ức hiếp các học sinh nhút nhát trong trường. Sau khi tận mắt chứng kiến màn "chó điên" chỉ đè đúng một con để cắn vừa nãy của Kiến Đông, cả bọn ai nấy đều rất sợ thằng điên này nhắm vào mình. Nam sinh to con cố trấn tĩnh tinh thần hét lớn:
- Mày còn muốn làm gì?
- Tiền. - Kiến Đông xòe bàn tay, bộ mặt sưng sỉa không tỏ ra chút gì e ngại.
Sực nhớ, nam sinh to con quay qua đồng bọn nói nhanh:
- Mau đưa tiền cho nó!
- Được... Được rồi...
Cậu bạn kia lập cập moi móc hai bên túi quần, lôi ra mấy tờ giấy bạc, run run đưa cho nam sinh to con:
- Mày... Mày đưa nó đi...
- Nhát cáy! - Nam sinh to con lầm bầm trong miệng, dúi vội tiền vào bàn tay đang xòe rộng của Kiến Đông, trong lòng âm thầm thở phào khi thấy đối phương sau khi nhận tiền cũng không còn muốn gây hấn mà nhanh chóng quay người bỏ đi. Bỗng nghe thằng bạn thảng thốt bên tai:
- Chết, tao đưa dư năm chục nghìn rồi, mau đòi lại giùm tao.
- Mày tự đi mà đòi.
- Đòi giùm tao đi, tiền ăn sáng mấy ngày của tao đó, mất thì mai nhịn đói. - Cậu bạn rên rỉ.
- Mày nghĩ nó chịu trả à mà đòi? - Nam sinh to con hầm hừ, quyết không ra mặt giúp, thực chất là sợ lại chọc giận đối phương, chẳng may lần này nó ưng gương mặt cậu thì xong đời. Nhìn thằng Lai mặt mụn mà xem, giờ phút này mặt nó đã sưng tới mức láng o, không còn thấy mụn đâu nữa rồi.
Kiến Đông đi được vài bước, đếm đếm tiền thấy thừa ra năm mươi nghìn thì xoay đầu lại, ánh mắt sưng húp một bên nghi hoặc hỏi:
- Tổng cộng hai trăm rưỡi, lúc sáng tụi mày trấn lột của thằng Nam hai trăm rưỡi chứ không phải hai trăm à?
Cậu bạn đang mếu xệch vì dưng không mất toi năm mươi nghìn, mừng rỡ lên tiếng:
- Không không, chỉ hai trăm thôi, năm chục dư ra đó là tiền của tao. Mày... Không, cậu cho tôi xin lại...
Những lời cuối có phần e dè pha chút sợ hãi. Không sợ không được, cảnh tượng điên cuồng mới rồi vẫn đang không ngừng ám ảnh tâm trí đám nhóc mới lớn này.
Kiến Đông lườm cậu ta, không nói gì, đưa trả tờ tiền năm chục rồi quay người lên xe đạp nghênh ngang chạy đi.
Trong chiếc ô tô màu trắng bóng bẩy, người đàn ông ngồi trên ghế lái nhìn theo bọn trẻ lục tục rời đi, lắc đầu:
- Bọn nhãi này thật là...
- Thế nào? Giống cậu lúc trẻ quá à? - Giọng phụ nữ từ phía sau vọng lên.
Người đàn ông hơi liếc nhìn qua kính ra phía sau, vui vẻ gật đầu:
- Đúng là hơi giống thật, bởi vậy tôi không muốn chúng đi lầm đường như tôi đã từng. Nhất là thằng nhóc lì đòn kia, hay ho gì mấy cái thói xấu đó chứ!
- Cậu nói vậy chẳng may chồng tôi nghe được, ông ấy sẽ buồn cậu đấy, không phải nhờ đi lầm đường nên cậu mới gặp được ông ấy sao?
Người đàn ông có chút giật mình, vội nói:
- Ấy chết, tôi lại ăn nói lung tung rồi! Chị đừng kể lại với anh Dũng!
Người phụ nữ ngồi phía sau bật cười:
- Đùa thôi, cậu đừng nghiêm trọng quá! Mà này, trễ giờ rồi đó.
- Vâng.
Người đàn ông nhanh chóng lái xe đi, tới ngã ba phía trước thì rẽ phải, trùng hợp thế nào lại chạy lướt ngang qua Kiến Đông đang đạp xe trên đường. Anh ta "hừ" nhẹ một tiếng trong cổ họng, hơi nhướn mày nhìn cậu nhóc rồi không để ý đến nữa.
Sau xe, người phụ nữ chừng ba mươi tuổi ăn vận sang trọng, dung mạo trẻ đẹp liếc nhìn cô bé ngồi cạnh mình, cười hỏi:
- Sao vậy, con tò mò về cậu ta à?
Người phụ nữ hỏi vậy vì mới rồi hình như đã trông thấy cô bé hơi đánh mắt về phía cậu nhóc kia, dù mọi thứ diễn ra rất nhanh nhưng làm sao qua mắt cô được. Cô chỉ thấy hơi lạ, với bản tính kiêu kỳ hầu như chẳng quan tâm đến bất cứ thứ gì khác ngoài hội họa và dương cầm, trước giờ con bé Nhã Hân này chưa từng có thái độ kỳ lạ như vậy.
- Không. - Cô bé lạnh nhạt đáp, một tay cầm bức ký họa chưa hoàn thành, tay kia cầm chiếc bút chì chú tâm tô tô vẽ vẽ.
- Ừm. Dì nhầm. - Người phụ nữ nhoẻn miệng tươi cười, không hề tỏ ra phật ý trước thái độ có phần vô lễ của cô bé. Cô ta không nói thêm gì nữa, lẳng lặng nhìn vào chiếc điện thoại đời mới trên tay.
...
Kiến Đông treo chiếc cặp vắt vẻo trên xe, vừa đạp xe vừa huýt sáo vang trời, không hề để ý tới chiếc ô tô màu đen vừa chạy qua trước mặt.
Tay chân cậu đầy những vết bầm, trên mặt cũng trầy xước và sưng vài chỗ, nhưng cậu không bận tâm vì đã quen với điều này. Cậu đang vui vẻ khi nghĩ đến khoản tiền năm mươi nghìn mà mình có được sau khi giúp Nam mập đòi lại tiền từ "đám học sinh hư hỏng" kia. Dù cậu không muốn nhận công, nhưng kiểu gì Nam mập cũng sẽ ép cậu cầm lấy, với cái giá đó thì mấy vết thương ngoài da này có sá gì. Năm mươi nghìn có thể giúp cậu và mẹ có thêm tí thịt cá trong bữa cơm chiều. Cậu thậm chí còn ước gì ngày nào cũng có "mối làm ăn" kiểu như thế này thì hay biết mấy, chẳng mấy chốc hai mẹ con cậu sẽ dư dả được một chút.
- Chậc, một ngày mà có chừng mười vụ thì mẹ không cần phải đi giúp việc cho nhà người ta nữa, mình có thể nuôi mẹ luôn.
Cậu chép miệng tiếc rẻ, thế nhưng ước vớ vẩn vậy thôi, ở đâu ra mà một ngày có mười người thuê cậu trợ giúp đòi lại tiền cơ chứ. Cho dù có đi nữa, đánh nhau mười trận một ngày chắc cậu vào nhà xác sớm. Đám hồi nãy chỉ là lũ học đòi lôm côm thôi, chẳng may đụng trúng bọn "cứng" thật sự, toàn chơi dao và gạch thì khó nói trước được.
Đạp xe một hồi, đến trước một quán café lớn, Kiến Đông chạy vòng qua cửa sau rồi dựng xe gần đó, nhanh chân lỉnh vào trong. Vừa vào, cậu liền nghe tiếng bác quản lý nhắc nhở:
- Đi thay đồ mau lên, mặc đồng phục học sinh thế này chẳng may người khác nhìn thấy là mệt đó!
- Dạ, cháu thay ngay đây.
Kiến Đông chui tọt vào toilet, thay đồng phục học sinh ra, mặc bộ đồ cậu đem theo sẵn trong cặp vào, sau đó bắt tay vào việc.
Cậu làm ở đây chưa lâu, chỉ mới được vài ngày. Ở tuổi cậu đương nhiên chẳng ai dám thuê, phải nài nỉ xin xỏ, kể lể hoàn cảnh khó khăn của mình, bác quản lý mới thương tình nhận vào. Nhưng cậu còn nhỏ quá, mặt mũi non choẹt, bác ấy không dám để cậu làm phục vụ bưng bê, chạm mặt khách hàng, cho nên giao cậu phụ rửa ly tách ở sau quán.
Cũng may mắn cho Kiến Đông, việc này vốn dĩ do hai bà cô lớn tuổi đảm nhận, nhưng mấy hôm trước một người ngã bệnh không thể tiếp tục, đúng lúc cậu đến xin nên được cho vào làm thử. Mặc kệ, có việc làm kiếm ra tiền phụ mẹ là mừng rồi, cậu chẳng nề hà gì cái công việc người ta thường bảo chỉ dành cho đàn bà phụ nữ này. Ai thấy nó nặng nhọc chứ với cậu rất bình thường, từ nhỏ cậu đã thường xuyên phụ mẹ rửa chén, thậm chí nấu ăn những khi mẹ bận không về kịp, vì vậy làm việc này cứ như cá gặp nước, hai tay thoăn thoắt cọ rửa ly tách, muỗng nĩa các thứ qua một lần xà phòng, sau đó tráng lại với một chậu nước sạch thật lớn.
- Chà, trẻ tuổi có khác, mà mày rửa chậm thôi con ơi, còn chờ cô theo với. Làm nhanh quá, ông quản lý nhìn thấy lại chê cô già cả chậm chạp, đuổi cô thì khổ nữa! Nhà cô mấy miệng ăn lận!
Nghe cô Hà kêu ca trêu đùa, Kiến Đông thoáng ngừng tay, cười đáp:
- Cháu còn đang trông bác ấy đuổi cô đây, lúc đó một mình cháu làm hết, nhận hai phần lương thì sướng!
- Tổ cha mày, ác chi ác dữ! - Cô Hà bật cười.
Cô Hà quê ở rất xa, vào đây làm thuê kiếm tiền gửi về quê hàng tháng phụ chồng nuôi đàn con ăn học. Cô vào lâu rồi nên giọng hơi lai lai giữa các miền, nghe ngồ ngộ. Tính cô rất hiền, nói chung là lành. Trong lúc làm việc, Kiến Đông rất hay trò chuyện cùng cô, vậy cho thời gian qua mau. Còng lưng rửa ly tách bốn, năm tiếng liên tục cũng không hề đơn giản chút nào.
Làm việc cật lực đến bốn giờ chiều là hết ca, Kiến Đông chào cô Hà và bác quản lý ra về. Trên đường, cậu ghé vào chợ mua vài quả trứng vịt, một ít khổ qua bào sẵn, thêm ít thịt bằm và mớ cải xanh để nấu bữa tối.
Mẹ cậu giúp việc cho nhà người ta, thường về rất trễ, có hôm sáu bảy giờ tối mới về đến nhà, nên cậu đảm nhận luôn nhiệm vụ đi chợ và nấu ăn. Ban đầu cậu nấu rất tệ, nhưng trăm hay không bằng tay quen, dần dần tay nghề cậu đã được cải thiện, hiện giờ thì cậu có chút tự hào vào tài nấu ăn của mình, chắc không kém mẹ là mấy.
Mua thực phẩm xong, trên đường đi ra khỏi chợ, khi ngang qua tiệm tạp hóa, nhìn thấy những bó nhang bên trong, Kiến Đông thoáng ngần ngừ, sờ sờ túi quần, sau đó nghiến răng bước vào.
- Mua gì vậy cháu? - Bà lão chủ tiệm tươi cười hỏi.
- Dạ, cháu muốn mua nhang. - Kiến Đông nói.
- À, nhang có nhiều loại lắm, cháu cần loại nào? - Bà lão chỉ vào những bó nhang được bọc trong giấy kính đủ màu, đủ các nhãn hiệu.
Mắt cậu đảo nhanh một vòng, sau đó dừng lại ở bó nhang có hai chữ "nhang trầm", hơi dè dặt hỏi:
- Loại này bao nhiêu hở bà?
- Loại này hơi đắt đấy, hai trăm nghìn, nhưng cháu mua thì bà giảm còn một trăm chín thôi. Chịu không? - Bà lão chủ tiệm vui vẻ đáp, trìu mến nhìn cậu con trai mới lớn có gương mặt non choẹt đang moi móc túi quần túi áo hai bên.
Cậu bé khiến bà nhớ tới đứa cháu nội cũng cỡ tuổi này đã lâu không được gặp do cha mẹ nó ở xa. Nhưng cháu của bà thì được chăm lo, ăn mặc sạch sẽ tươm tất hơn cậu bé này nhiều. Nhìn bộ đồ khá cũ trên người cậu ta có lẽ đã mặc đi mặc lại vài năm rồi chưa thay đổi, đủ nói lên hoàn cảnh khó khăn, vì vậy bà mới chủ động giảm giá.
Kiến Đông moi túi quần túi áo sạch sẽ, đếm tới đếm lui nhưng cũng chỉ còn được hơn một trăm năm mươi nghìn, do khi nãy vừa mua thực phẩm xong. Cậu hơi ngượng, hỏi bà lão:
- Cháu không đủ rồi, bà còn loại nhang trầm nào rẻ hơn không ạ?
Bà lão thầm thở dài, vẫn vui vẻ đáp lời:
- Không. Cháu chỉ mua nhang trầm thôi à? Sao không mua loại khác cho rẻ?
Kỳ thực, trong lòng bà thấy hơi ngạc nhiên, vì cậu bé này vừa nhìn là biết gia cảnh khó khăn, sao lại muốn mua loại nhang không hề rẻ như thế, trong khi có nhiều loại nhang khác giá chỉ vài chục nghìn là được một bó to rồi, cậu ta lại không chọn?
- Không ạ. Cháu chỉ cần nhang trầm thôi. Cháu xin phép, hôm nào đủ tiền cháu ghé sau ạ, xin lỗi bà!
Có thể ngang tàng với đám cùng trang lứa, nhưng khi trò chuyện với người lớn, Kiến Đông lại rất lễ độ. Cậu cẩn thận nhét tiền vào túi, xoay người toan bước ra khỏi tiệm, chợt nghe bà lão hỏi với theo:
- Cháu mua về thắp cho ai thế?
Kiến Đông hơi giật mình trước câu hỏi này, ngần ngừ vài giây, quay mặt lại cười bảo:
- Cho ba cháu.
Bà lão thoáng sững người, nhìn kĩ cậu bé một lần nữa như muốn đánh giá xem đây có phải lời nói thật hay không, tiếp đó bà cầm lấy bó nhang trầm đưa cho Kiến Đông:
- Cháu cầm đi.
- Hơ... Nhưng cháu không đủ tiền trả đâu ạ? - Kiến Đông ngơ ngẩn, vẫn chưa dám cầm lấy bó nhang kia.
- Cháu đưa bà một trăm năm mươi nghìn khi nãy được rồi. - Bà lão cười hiền lành - Lẽ ra bà phải cho cháu mới đúng, nhưng bà già cả rồi, cũng chỉ có cửa tiệm này mua bán nhỏ để tự lo thân thôi.
- Bà nói thật ạ? Cháu chỉ phải trả một trăm năm mươi nghìn thôi ạ? - Kiến Đông sửng sốt hỏi lại một lần nữa.
- Ừ. Cháu cầm nhanh đi, còn về nhà nữa, chiều rồi đấy.
Hai tay Kiến Đông ái ngại đưa tiền cho bà lão, đón lấy bó nhang, lí nhí nói lời cảm ơn rồi mau chóng rời đi, hòa vào dòng người đông đúc buổi chợ chiều.
Về đến nhà trọ, cậu nhanh nhẹn cầm chìa khóa mở cửa, đi vào trong. Sau khi cất cặp sách vào một góc, cậu lấy bó nhang trầm vừa dốc hết túi mua ra, tìm hộp quẹt đốt cháy một cây rồi huơ huơ cho tắt, chỉ còn cháy một đốm lửa đỏ tỏa hương thơm ngào ngạt mới cắm vào cái bát hương trên bàn thờ, nơi có để di ảnh của ba cậu, và cô bạn Gia Linh xấu số thuở bé.
Làm xong hết thảy, Kiến Đông xẵng giọng gọi một tiếng:
- Rồi đó, ăn gì ăn nhanh đi. Mẹ tôi sắp về rồi.
Trong nhà hiện giờ chẳng có ai ngoài Kiến Đông, nếu người nào khác vô tình nghe được có khi còn nghĩ cậu bị thần kinh thích nói chuyện một mình. Tuy nhiên, lúc này một cái bóng trắng lờ mờ đột ngột hiện ra, ngồi trên chiếc ghế đặt bên dưới bàn thờ. Gọi là ngồi, thực chất chỉ là động tác ngồi, cái bóng trắng vẫn còn lơ lửng cách mặt ghế một đoạn rất nhỏ, nếu không nhìn kĩ sẽ khó nhận ra.
Đây là một cô gái trạc tuổi Kiến Đông, trên người mặc váy và áo trắng học sinh, tóc ngắn kiểu búp bê đã lỗi thời nhưng không làm cho gương mặt cô bớt xinh đi chút nào, chỉ có điều nước da lại có phần trắng xanh, trông nhợt nhạt thiếu sức sống, cứ như người thường xuyên ở trong bóng tối ít ra ngoài nắng.
Ngoài ra, nếu để ý sẽ nhận thấy cô gái có những nét rất giống với cô bé Gia Linh trong di ảnh trên bàn thờ kia.
Cô gái hít một hơi khói nhang đang tỏa ra, giọng tỏ vẻ không hài lòng:
- Xa quá, nói cậu nhiều lần rồi, phải để bát hương dưới này cho tôi dễ sử dụng chứ?
Kiến Đông phẩy tay:
- Đặt trên đó tiện thể thắp cho ba tôi luôn, nhang đắt tiền lắm, một mình cậu ăn sao hết. Tham ăn quá!
Cô gái bực dọc:
- Tôi phải nói bao nhiêu lần cậu mới chịu tin? Chú ấy không còn ở đây nữa, cậu đốt nhang cúng vái gì cũng chỉ vô ích thôi.
- Kệ xác tôi. Cậu ấy, lo thân cậu đi, lo đi làm gì kiếm tiền phụ tôi chứ cứ ăn không ngồi rồi như vậy mãi, tôi biết đào đâu ra tiền nuôi cậu đây? Trước kia một tháng vài chục nghìn cũng thôi đi, bây giờ còn đòi nhang trầm tận hai trăm nghìn một bó chỉ có trăm cây, sáng trưa chiều mỗi bữa một cây, vị chi là một tháng tốn hai trăm nghìn đấy. Cậu muốn tôi đi cướp ngân hàng hả?
Càng nói Kiến Đông càng tức giận, tiền làm phụ mẹ không đủ đâu vào đâu, lại còn phải đa mang nuôi "cô bạn" này tới nay hơn sáu năm trời, số tiền đó tính ra có khi dư dả cho cậu mua một chiếc xe điện chạy với người ta rồi, không phải chạy xe đạp mỗi ngày như thế này.
Cô gái đang bực dọc, nghe vậy mặt hơi ửng hồng lên, tiếc là sắc mặt cô quá nhợt nhạt nên rất khó nhận ra. Cô nói:
- Một hồn ma như tôi thì có thể làm được gì chứ? Cậu tưởng tôi dễ chịu lắm khi ngày ngày ngồi há miệng chờ cậu đốt nhang cho ăn, nghe cậu tiếc rẻ, càu nhàu nhiếc móc sao? Mà đâu phải tôi kén chọn, chỉ do mấy loại nhang rẻ tiền kia khó ăn quá, gần đây mùi vị khét lẹt không thể nuốt trôi nổi.
Kiến Đông buột miệng tuôn ra một tràng:
- Không dễ chịu thì cậu đi đi, ở đây ám tôi mãi thế. Sáu năm rồi, sao cậu không siêu thoát đi, lưu luyến mãi trần gian này làm gì chứ? Nếu cậu chịu đi sớm có khi giờ này cậu đã đầu thai sống một cuộc sống khác tốt đẹp hơn nhiều rồi.
Chợt phát hiện cô gái ngó mình đầy u uẩn, Kiến Đông có chút không nỡ, thở dài:
- Xin lỗi, tôi không có ý trách móc cậu ăn bám hay gì cả, chỉ là muốn tốt cho cậu.
- Ừm, cậu không trách móc gì hết, chỉ vừa mới nói tôi ăn bám thôi.
- Tôi... Không nói nữa, tôi đi nấu cơm đây, mẹ sắp về rồi. Mà này, cậu ăn xong chưa?
- Chưa, làm sao?
- Tôi vào toilet thay đồ, không được nhìn lén đấy nhé.
- Thèm vào!
Kiến Đông nhún vai, chui vào toilet thay đồ xong thì đi ra lúi húi vo gạo đặt cơm, tiếp đó vừa vui vẻ huýt sáo vừa rửa ráy khổ qua.
Giờ tan học buổi trưa, trong một con hẻm nhỏ vắng vẻ.
Một thiếu niên độ mười bốn tuổi, cao chừng mét sáu lăm, mặc bộ đồng phục học sinh cấp ba khá cũ kĩ, áo trắng bỏ ngoài quần, một tay cầm cặp sách để bên vai, đang đứng chắn đường một nhóm học sinh khác, dường như giữa cậu ta và nhóm kia đang xảy ra xung đột. Thiếu niên này thoạt nhìn đầu tóc khá rối, tuy nhiên gương mặt cũng xem như thanh tú, nhất là đôi mắt rất sáng, toát ra vẻ thông minh lanh lợi.
- Kiến Đông, mày chặn đường bọn tao là có ý gì? Muốn gây sự đánh nhau à? - Sau vài giây gườm gườm, một nam sinh lên tiếng hỏi với vẻ tức giận. Nam sinh này khá to con, chí ít cũng to và cao hơn thiếu niên Kiến Đông kia nửa cái đầu.
Kiến Đông hất hàm:
- Tụi mày còn giả vờ? Mau trả tiền trấn lột của thằng Nam lúc sáng ra đây, không thôi đừng trách tao nặng tay!
Vừa nói cậu vừa xòe bàn tay không ít vết chai ra phía trước.
- Mày... Mày tưởng mày là ai, tính một mình chơi cả đám tụi tao đấy à? - Nam sinh to con hơi giật giật mép môi mấy cái, vẻ mặt khó tin hỏi lại.
Kiến Đông thản nhiên:
- Tính giở trò hội đồng ra à? Được, nếu tụi mày không chịu trả tiền, lại thích đập nhau thì tao chiều.
Một nam sinh khác trong nhóm kia chợt cười phá lên, giọng mỉa mai:
- Tiền của thằng Nam liên quan đếch gì tới mày mà đòi? À, hay là mày ngoài mặt giả vờ làm bạn thân lợi dụng thằng Nam, sau lưng lại lén lút tới đây đòi tụi tao chia phần? Vậy cũng được, đưa cho nó hai mươi nghìn đi tụi bây.
- Hai mươi nghìn thì nhiều quá, cho nó mười nghìn được rồi. - Nam sinh khác tỏ vẻ tiếc rẻ.
- Vẫn còn nhiều, tao thấy năm nghìn đủ nó mua gói xôi là mừng chết mẹ ra rồi.
Cả đám loi nhoi mỗi người một câu châm chọc đủ cả, thế nhưng Kiến Đông vẫn khá dửng dưng, không hề tỏ ra tức giận, chỉ lạnh nhạt nói:
- Đưa tiền ra đây, trễ rồi, tao còn phải về nhà ăn uống ngủ nghỉ, đừng để tao nhắc lại lần nữa.
- Không đưa thì mày làm gì được tụi tao? Tính hù tụi này bằng ba cái ngón võ giúp việc nhà được bà mẹ già lam lũ của mày truyền lại à? Quét nhà thần chổi nè, rửa chén nùi giẻ nè, chà cầu tiêu thần cọ nè - Một nam sinh mặt đầy mụn lớn tiếng châm chọc, vừa giễu cợt vừa làm động tác trêu đùa, sau cùng phun thêm một bãi nước miếng, giọng điệu khinh miệt - Phì, mạt hạng xã hội, bần cùng khố rách áo ôm không lo, tao...
Đang cao giọng luyên thuyên, bất chợt phát hiện thằng nhãi Kiến Đông đang giận dữ xông tới vung nắm đấm vào mình, nam sinh này vội vàng bước lùi về sau, hai tay hoảng hốt đưa lên đỡ. Nhưng đã chậm, cậu ta bị ăn ngay một đấm giữa mặt, hai mắt nổ đom đóm quỵ xuống, miệng kêu lên một tiếng bài hãi như heo bị chọc tiết.
Kiến Đông không hề dừng tay mà tiếp tục cưỡi lên người nam sinh mặt mụn, hai tay liên hồi giáng thẳng xuống mặt đối phương, dường như quên hết mục đích ban đầu chỉ là muốn đòi lại tiền cho thằng bạn thân. Hai mắt cậu long lên sòng sọc, trong đầu chỉ có một ý niệm duy nhất là phải đánh cho thằng Lai miệng thúi này không bao giờ còn có thể mở miệng ra sỉ nhục mẹ cậu được nữa.
Bốp! Bốp! Bốp!
Hàng loạt cú đấm giáng xuống khiến nam sinh mặt mụn lăn lộn kêu la ầm ĩ, cố đẩy Kiến Đông ra mà không thể, chỉ biết gào khóc kêu cứu.
Đám nam sinh vội vàng xông tới, tay đấm chân đá loạn xạ lên người Kiến Đông, cố giải cứu cho đồng bọn.
Đánh đấm túi bụi nhưng không thể làm đối phương dừng tay, đám nam sinh đổi phương án, kẻ nắm tay người nắm chân kéo Kiến Đông ra, cố tách rời cậu khỏi nam sinh mặt mụn đang mềm oặt bên dưới với gương mặt đầy máu. Chúng loay hoay mãi không xong, Kiến Đông vừa mạnh vừa lì đòn cứ ép sát người xuống ôm ghì lấy đối thủ, cả hai dính chặt vào nhau như sam. Mặt mày cậu dính mấy cú đấm cũng sưng vù lên rồi song vẫn mím chặt môi tới bật cả máu, ra sức tẩn nam sinh mặt mụn đã không còn hơi sức kêu rên.
- Buông ra! Mày mau buông thằng Lai ra!
- Tụi bây phụ tao kéo nó ra, không nó đánh chết thằng Lai bây giờ!
- Má nó, thằng này điên rồi, mau dừng tay lại! Chết người đó!
- Ráng kéo nó ra mau! Mẹ, thằng này ốm ốm mà mạnh dữ vậy!
Tiếng kêu la hoảng loạn của đám nam sinh vang vọng cả con hẻm vốn dĩ khá vắng vẻ ban trưa, ít người qua lại. Thực ra cũng có vài người lớn đi qua nhìn thấy nhưng không ai can thiệp, đám học sinh thời nay vô cùng hung hãn, có đứa còn lận cả dao trong người nên họ sợ bị vạ lây, tránh xa vẫn tốt hơn.
Đúng lúc này, một chiếc ô tô đắt tiền màu trắng đi ngang qua trông thấy cảnh ẩu đả liền dừng lại. Cửa xe mở ra, từ trên xe bước xuống một người đàn ông chừng ba mươi tuổi, vóc dáng cường tráng, đeo kính đen.
Người này không nói không rằng đi thẳng tới túm cổ áo Kiến Đông đang hăng tiết kéo ra ngoài. Anh ta rất mạnh, chỉ một phát liền tách rời cả hai ra nhẹ như bẫng, quát lên:
- Đủ rồi, đánh nữa sẽ chết người đấy! Thằng nhóc này, cậu chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng ném vào trại giáo dục thì có thừa, muốn vậy à?
Đang vùng vẫy, nghe vậy Kiến Đông rốt cuộc cũng chịu dừng lại. Cậu đẩy tay người đàn ông kia ra, đi về phía đám nam sinh khiến chúng giật mình lật đật thối lùi.
Thực chất đây chỉ là đám du côn nửa mùa, chỉ giỏi cậy đông ức hiếp các học sinh nhút nhát trong trường. Sau khi tận mắt chứng kiến màn "chó điên" chỉ đè đúng một con để cắn vừa nãy của Kiến Đông, cả bọn ai nấy đều rất sợ thằng điên này nhắm vào mình. Nam sinh to con cố trấn tĩnh tinh thần hét lớn:
- Mày còn muốn làm gì?
- Tiền. - Kiến Đông xòe bàn tay, bộ mặt sưng sỉa không tỏ ra chút gì e ngại.
Sực nhớ, nam sinh to con quay qua đồng bọn nói nhanh:
- Mau đưa tiền cho nó!
- Được... Được rồi...
Cậu bạn kia lập cập moi móc hai bên túi quần, lôi ra mấy tờ giấy bạc, run run đưa cho nam sinh to con:
- Mày... Mày đưa nó đi...
- Nhát cáy! - Nam sinh to con lầm bầm trong miệng, dúi vội tiền vào bàn tay đang xòe rộng của Kiến Đông, trong lòng âm thầm thở phào khi thấy đối phương sau khi nhận tiền cũng không còn muốn gây hấn mà nhanh chóng quay người bỏ đi. Bỗng nghe thằng bạn thảng thốt bên tai:
- Chết, tao đưa dư năm chục nghìn rồi, mau đòi lại giùm tao.
- Mày tự đi mà đòi.
- Đòi giùm tao đi, tiền ăn sáng mấy ngày của tao đó, mất thì mai nhịn đói. - Cậu bạn rên rỉ.
- Mày nghĩ nó chịu trả à mà đòi? - Nam sinh to con hầm hừ, quyết không ra mặt giúp, thực chất là sợ lại chọc giận đối phương, chẳng may lần này nó ưng gương mặt cậu thì xong đời. Nhìn thằng Lai mặt mụn mà xem, giờ phút này mặt nó đã sưng tới mức láng o, không còn thấy mụn đâu nữa rồi.
Kiến Đông đi được vài bước, đếm đếm tiền thấy thừa ra năm mươi nghìn thì xoay đầu lại, ánh mắt sưng húp một bên nghi hoặc hỏi:
- Tổng cộng hai trăm rưỡi, lúc sáng tụi mày trấn lột của thằng Nam hai trăm rưỡi chứ không phải hai trăm à?
Cậu bạn đang mếu xệch vì dưng không mất toi năm mươi nghìn, mừng rỡ lên tiếng:
- Không không, chỉ hai trăm thôi, năm chục dư ra đó là tiền của tao. Mày... Không, cậu cho tôi xin lại...
Những lời cuối có phần e dè pha chút sợ hãi. Không sợ không được, cảnh tượng điên cuồng mới rồi vẫn đang không ngừng ám ảnh tâm trí đám nhóc mới lớn này.
Kiến Đông lườm cậu ta, không nói gì, đưa trả tờ tiền năm chục rồi quay người lên xe đạp nghênh ngang chạy đi.
Trong chiếc ô tô màu trắng bóng bẩy, người đàn ông ngồi trên ghế lái nhìn theo bọn trẻ lục tục rời đi, lắc đầu:
- Bọn nhãi này thật là...
- Thế nào? Giống cậu lúc trẻ quá à? - Giọng phụ nữ từ phía sau vọng lên.
Người đàn ông hơi liếc nhìn qua kính ra phía sau, vui vẻ gật đầu:
- Đúng là hơi giống thật, bởi vậy tôi không muốn chúng đi lầm đường như tôi đã từng. Nhất là thằng nhóc lì đòn kia, hay ho gì mấy cái thói xấu đó chứ!
- Cậu nói vậy chẳng may chồng tôi nghe được, ông ấy sẽ buồn cậu đấy, không phải nhờ đi lầm đường nên cậu mới gặp được ông ấy sao?
Người đàn ông có chút giật mình, vội nói:
- Ấy chết, tôi lại ăn nói lung tung rồi! Chị đừng kể lại với anh Dũng!
Người phụ nữ ngồi phía sau bật cười:
- Đùa thôi, cậu đừng nghiêm trọng quá! Mà này, trễ giờ rồi đó.
- Vâng.
Người đàn ông nhanh chóng lái xe đi, tới ngã ba phía trước thì rẽ phải, trùng hợp thế nào lại chạy lướt ngang qua Kiến Đông đang đạp xe trên đường. Anh ta "hừ" nhẹ một tiếng trong cổ họng, hơi nhướn mày nhìn cậu nhóc rồi không để ý đến nữa.
Sau xe, người phụ nữ chừng ba mươi tuổi ăn vận sang trọng, dung mạo trẻ đẹp liếc nhìn cô bé ngồi cạnh mình, cười hỏi:
- Sao vậy, con tò mò về cậu ta à?
Người phụ nữ hỏi vậy vì mới rồi hình như đã trông thấy cô bé hơi đánh mắt về phía cậu nhóc kia, dù mọi thứ diễn ra rất nhanh nhưng làm sao qua mắt cô được. Cô chỉ thấy hơi lạ, với bản tính kiêu kỳ hầu như chẳng quan tâm đến bất cứ thứ gì khác ngoài hội họa và dương cầm, trước giờ con bé Nhã Hân này chưa từng có thái độ kỳ lạ như vậy.
- Không. - Cô bé lạnh nhạt đáp, một tay cầm bức ký họa chưa hoàn thành, tay kia cầm chiếc bút chì chú tâm tô tô vẽ vẽ.
- Ừm. Dì nhầm. - Người phụ nữ nhoẻn miệng tươi cười, không hề tỏ ra phật ý trước thái độ có phần vô lễ của cô bé. Cô ta không nói thêm gì nữa, lẳng lặng nhìn vào chiếc điện thoại đời mới trên tay.
...
Kiến Đông treo chiếc cặp vắt vẻo trên xe, vừa đạp xe vừa huýt sáo vang trời, không hề để ý tới chiếc ô tô màu đen vừa chạy qua trước mặt.
Tay chân cậu đầy những vết bầm, trên mặt cũng trầy xước và sưng vài chỗ, nhưng cậu không bận tâm vì đã quen với điều này. Cậu đang vui vẻ khi nghĩ đến khoản tiền năm mươi nghìn mà mình có được sau khi giúp Nam mập đòi lại tiền từ "đám học sinh hư hỏng" kia. Dù cậu không muốn nhận công, nhưng kiểu gì Nam mập cũng sẽ ép cậu cầm lấy, với cái giá đó thì mấy vết thương ngoài da này có sá gì. Năm mươi nghìn có thể giúp cậu và mẹ có thêm tí thịt cá trong bữa cơm chiều. Cậu thậm chí còn ước gì ngày nào cũng có "mối làm ăn" kiểu như thế này thì hay biết mấy, chẳng mấy chốc hai mẹ con cậu sẽ dư dả được một chút.
- Chậc, một ngày mà có chừng mười vụ thì mẹ không cần phải đi giúp việc cho nhà người ta nữa, mình có thể nuôi mẹ luôn.
Cậu chép miệng tiếc rẻ, thế nhưng ước vớ vẩn vậy thôi, ở đâu ra mà một ngày có mười người thuê cậu trợ giúp đòi lại tiền cơ chứ. Cho dù có đi nữa, đánh nhau mười trận một ngày chắc cậu vào nhà xác sớm. Đám hồi nãy chỉ là lũ học đòi lôm côm thôi, chẳng may đụng trúng bọn "cứng" thật sự, toàn chơi dao và gạch thì khó nói trước được.
Đạp xe một hồi, đến trước một quán café lớn, Kiến Đông chạy vòng qua cửa sau rồi dựng xe gần đó, nhanh chân lỉnh vào trong. Vừa vào, cậu liền nghe tiếng bác quản lý nhắc nhở:
- Đi thay đồ mau lên, mặc đồng phục học sinh thế này chẳng may người khác nhìn thấy là mệt đó!
- Dạ, cháu thay ngay đây.
Kiến Đông chui tọt vào toilet, thay đồng phục học sinh ra, mặc bộ đồ cậu đem theo sẵn trong cặp vào, sau đó bắt tay vào việc.
Cậu làm ở đây chưa lâu, chỉ mới được vài ngày. Ở tuổi cậu đương nhiên chẳng ai dám thuê, phải nài nỉ xin xỏ, kể lể hoàn cảnh khó khăn của mình, bác quản lý mới thương tình nhận vào. Nhưng cậu còn nhỏ quá, mặt mũi non choẹt, bác ấy không dám để cậu làm phục vụ bưng bê, chạm mặt khách hàng, cho nên giao cậu phụ rửa ly tách ở sau quán.
Cũng may mắn cho Kiến Đông, việc này vốn dĩ do hai bà cô lớn tuổi đảm nhận, nhưng mấy hôm trước một người ngã bệnh không thể tiếp tục, đúng lúc cậu đến xin nên được cho vào làm thử. Mặc kệ, có việc làm kiếm ra tiền phụ mẹ là mừng rồi, cậu chẳng nề hà gì cái công việc người ta thường bảo chỉ dành cho đàn bà phụ nữ này. Ai thấy nó nặng nhọc chứ với cậu rất bình thường, từ nhỏ cậu đã thường xuyên phụ mẹ rửa chén, thậm chí nấu ăn những khi mẹ bận không về kịp, vì vậy làm việc này cứ như cá gặp nước, hai tay thoăn thoắt cọ rửa ly tách, muỗng nĩa các thứ qua một lần xà phòng, sau đó tráng lại với một chậu nước sạch thật lớn.
- Chà, trẻ tuổi có khác, mà mày rửa chậm thôi con ơi, còn chờ cô theo với. Làm nhanh quá, ông quản lý nhìn thấy lại chê cô già cả chậm chạp, đuổi cô thì khổ nữa! Nhà cô mấy miệng ăn lận!
Nghe cô Hà kêu ca trêu đùa, Kiến Đông thoáng ngừng tay, cười đáp:
- Cháu còn đang trông bác ấy đuổi cô đây, lúc đó một mình cháu làm hết, nhận hai phần lương thì sướng!
- Tổ cha mày, ác chi ác dữ! - Cô Hà bật cười.
Cô Hà quê ở rất xa, vào đây làm thuê kiếm tiền gửi về quê hàng tháng phụ chồng nuôi đàn con ăn học. Cô vào lâu rồi nên giọng hơi lai lai giữa các miền, nghe ngồ ngộ. Tính cô rất hiền, nói chung là lành. Trong lúc làm việc, Kiến Đông rất hay trò chuyện cùng cô, vậy cho thời gian qua mau. Còng lưng rửa ly tách bốn, năm tiếng liên tục cũng không hề đơn giản chút nào.
Làm việc cật lực đến bốn giờ chiều là hết ca, Kiến Đông chào cô Hà và bác quản lý ra về. Trên đường, cậu ghé vào chợ mua vài quả trứng vịt, một ít khổ qua bào sẵn, thêm ít thịt bằm và mớ cải xanh để nấu bữa tối.
Mẹ cậu giúp việc cho nhà người ta, thường về rất trễ, có hôm sáu bảy giờ tối mới về đến nhà, nên cậu đảm nhận luôn nhiệm vụ đi chợ và nấu ăn. Ban đầu cậu nấu rất tệ, nhưng trăm hay không bằng tay quen, dần dần tay nghề cậu đã được cải thiện, hiện giờ thì cậu có chút tự hào vào tài nấu ăn của mình, chắc không kém mẹ là mấy.
Mua thực phẩm xong, trên đường đi ra khỏi chợ, khi ngang qua tiệm tạp hóa, nhìn thấy những bó nhang bên trong, Kiến Đông thoáng ngần ngừ, sờ sờ túi quần, sau đó nghiến răng bước vào.
- Mua gì vậy cháu? - Bà lão chủ tiệm tươi cười hỏi.
- Dạ, cháu muốn mua nhang. - Kiến Đông nói.
- À, nhang có nhiều loại lắm, cháu cần loại nào? - Bà lão chỉ vào những bó nhang được bọc trong giấy kính đủ màu, đủ các nhãn hiệu.
Mắt cậu đảo nhanh một vòng, sau đó dừng lại ở bó nhang có hai chữ "nhang trầm", hơi dè dặt hỏi:
- Loại này bao nhiêu hở bà?
- Loại này hơi đắt đấy, hai trăm nghìn, nhưng cháu mua thì bà giảm còn một trăm chín thôi. Chịu không? - Bà lão chủ tiệm vui vẻ đáp, trìu mến nhìn cậu con trai mới lớn có gương mặt non choẹt đang moi móc túi quần túi áo hai bên.
Cậu bé khiến bà nhớ tới đứa cháu nội cũng cỡ tuổi này đã lâu không được gặp do cha mẹ nó ở xa. Nhưng cháu của bà thì được chăm lo, ăn mặc sạch sẽ tươm tất hơn cậu bé này nhiều. Nhìn bộ đồ khá cũ trên người cậu ta có lẽ đã mặc đi mặc lại vài năm rồi chưa thay đổi, đủ nói lên hoàn cảnh khó khăn, vì vậy bà mới chủ động giảm giá.
Kiến Đông moi túi quần túi áo sạch sẽ, đếm tới đếm lui nhưng cũng chỉ còn được hơn một trăm năm mươi nghìn, do khi nãy vừa mua thực phẩm xong. Cậu hơi ngượng, hỏi bà lão:
- Cháu không đủ rồi, bà còn loại nhang trầm nào rẻ hơn không ạ?
Bà lão thầm thở dài, vẫn vui vẻ đáp lời:
- Không. Cháu chỉ mua nhang trầm thôi à? Sao không mua loại khác cho rẻ?
Kỳ thực, trong lòng bà thấy hơi ngạc nhiên, vì cậu bé này vừa nhìn là biết gia cảnh khó khăn, sao lại muốn mua loại nhang không hề rẻ như thế, trong khi có nhiều loại nhang khác giá chỉ vài chục nghìn là được một bó to rồi, cậu ta lại không chọn?
- Không ạ. Cháu chỉ cần nhang trầm thôi. Cháu xin phép, hôm nào đủ tiền cháu ghé sau ạ, xin lỗi bà!
Có thể ngang tàng với đám cùng trang lứa, nhưng khi trò chuyện với người lớn, Kiến Đông lại rất lễ độ. Cậu cẩn thận nhét tiền vào túi, xoay người toan bước ra khỏi tiệm, chợt nghe bà lão hỏi với theo:
- Cháu mua về thắp cho ai thế?
Kiến Đông hơi giật mình trước câu hỏi này, ngần ngừ vài giây, quay mặt lại cười bảo:
- Cho ba cháu.
Bà lão thoáng sững người, nhìn kĩ cậu bé một lần nữa như muốn đánh giá xem đây có phải lời nói thật hay không, tiếp đó bà cầm lấy bó nhang trầm đưa cho Kiến Đông:
- Cháu cầm đi.
- Hơ... Nhưng cháu không đủ tiền trả đâu ạ? - Kiến Đông ngơ ngẩn, vẫn chưa dám cầm lấy bó nhang kia.
- Cháu đưa bà một trăm năm mươi nghìn khi nãy được rồi. - Bà lão cười hiền lành - Lẽ ra bà phải cho cháu mới đúng, nhưng bà già cả rồi, cũng chỉ có cửa tiệm này mua bán nhỏ để tự lo thân thôi.
- Bà nói thật ạ? Cháu chỉ phải trả một trăm năm mươi nghìn thôi ạ? - Kiến Đông sửng sốt hỏi lại một lần nữa.
- Ừ. Cháu cầm nhanh đi, còn về nhà nữa, chiều rồi đấy.
Hai tay Kiến Đông ái ngại đưa tiền cho bà lão, đón lấy bó nhang, lí nhí nói lời cảm ơn rồi mau chóng rời đi, hòa vào dòng người đông đúc buổi chợ chiều.
Về đến nhà trọ, cậu nhanh nhẹn cầm chìa khóa mở cửa, đi vào trong. Sau khi cất cặp sách vào một góc, cậu lấy bó nhang trầm vừa dốc hết túi mua ra, tìm hộp quẹt đốt cháy một cây rồi huơ huơ cho tắt, chỉ còn cháy một đốm lửa đỏ tỏa hương thơm ngào ngạt mới cắm vào cái bát hương trên bàn thờ, nơi có để di ảnh của ba cậu, và cô bạn Gia Linh xấu số thuở bé.
Làm xong hết thảy, Kiến Đông xẵng giọng gọi một tiếng:
- Rồi đó, ăn gì ăn nhanh đi. Mẹ tôi sắp về rồi.
Trong nhà hiện giờ chẳng có ai ngoài Kiến Đông, nếu người nào khác vô tình nghe được có khi còn nghĩ cậu bị thần kinh thích nói chuyện một mình. Tuy nhiên, lúc này một cái bóng trắng lờ mờ đột ngột hiện ra, ngồi trên chiếc ghế đặt bên dưới bàn thờ. Gọi là ngồi, thực chất chỉ là động tác ngồi, cái bóng trắng vẫn còn lơ lửng cách mặt ghế một đoạn rất nhỏ, nếu không nhìn kĩ sẽ khó nhận ra.
Đây là một cô gái trạc tuổi Kiến Đông, trên người mặc váy và áo trắng học sinh, tóc ngắn kiểu búp bê đã lỗi thời nhưng không làm cho gương mặt cô bớt xinh đi chút nào, chỉ có điều nước da lại có phần trắng xanh, trông nhợt nhạt thiếu sức sống, cứ như người thường xuyên ở trong bóng tối ít ra ngoài nắng.
Ngoài ra, nếu để ý sẽ nhận thấy cô gái có những nét rất giống với cô bé Gia Linh trong di ảnh trên bàn thờ kia.
Cô gái hít một hơi khói nhang đang tỏa ra, giọng tỏ vẻ không hài lòng:
- Xa quá, nói cậu nhiều lần rồi, phải để bát hương dưới này cho tôi dễ sử dụng chứ?
Kiến Đông phẩy tay:
- Đặt trên đó tiện thể thắp cho ba tôi luôn, nhang đắt tiền lắm, một mình cậu ăn sao hết. Tham ăn quá!
Cô gái bực dọc:
- Tôi phải nói bao nhiêu lần cậu mới chịu tin? Chú ấy không còn ở đây nữa, cậu đốt nhang cúng vái gì cũng chỉ vô ích thôi.
- Kệ xác tôi. Cậu ấy, lo thân cậu đi, lo đi làm gì kiếm tiền phụ tôi chứ cứ ăn không ngồi rồi như vậy mãi, tôi biết đào đâu ra tiền nuôi cậu đây? Trước kia một tháng vài chục nghìn cũng thôi đi, bây giờ còn đòi nhang trầm tận hai trăm nghìn một bó chỉ có trăm cây, sáng trưa chiều mỗi bữa một cây, vị chi là một tháng tốn hai trăm nghìn đấy. Cậu muốn tôi đi cướp ngân hàng hả?
Càng nói Kiến Đông càng tức giận, tiền làm phụ mẹ không đủ đâu vào đâu, lại còn phải đa mang nuôi "cô bạn" này tới nay hơn sáu năm trời, số tiền đó tính ra có khi dư dả cho cậu mua một chiếc xe điện chạy với người ta rồi, không phải chạy xe đạp mỗi ngày như thế này.
Cô gái đang bực dọc, nghe vậy mặt hơi ửng hồng lên, tiếc là sắc mặt cô quá nhợt nhạt nên rất khó nhận ra. Cô nói:
- Một hồn ma như tôi thì có thể làm được gì chứ? Cậu tưởng tôi dễ chịu lắm khi ngày ngày ngồi há miệng chờ cậu đốt nhang cho ăn, nghe cậu tiếc rẻ, càu nhàu nhiếc móc sao? Mà đâu phải tôi kén chọn, chỉ do mấy loại nhang rẻ tiền kia khó ăn quá, gần đây mùi vị khét lẹt không thể nuốt trôi nổi.
Kiến Đông buột miệng tuôn ra một tràng:
- Không dễ chịu thì cậu đi đi, ở đây ám tôi mãi thế. Sáu năm rồi, sao cậu không siêu thoát đi, lưu luyến mãi trần gian này làm gì chứ? Nếu cậu chịu đi sớm có khi giờ này cậu đã đầu thai sống một cuộc sống khác tốt đẹp hơn nhiều rồi.
Chợt phát hiện cô gái ngó mình đầy u uẩn, Kiến Đông có chút không nỡ, thở dài:
- Xin lỗi, tôi không có ý trách móc cậu ăn bám hay gì cả, chỉ là muốn tốt cho cậu.
- Ừm, cậu không trách móc gì hết, chỉ vừa mới nói tôi ăn bám thôi.
- Tôi... Không nói nữa, tôi đi nấu cơm đây, mẹ sắp về rồi. Mà này, cậu ăn xong chưa?
- Chưa, làm sao?
- Tôi vào toilet thay đồ, không được nhìn lén đấy nhé.
- Thèm vào!
Kiến Đông nhún vai, chui vào toilet thay đồ xong thì đi ra lúi húi vo gạo đặt cơm, tiếp đó vừa vui vẻ huýt sáo vừa rửa ráy khổ qua.
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN