Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Tao ở quán của thằng bạn phụ nó thêm nửa tháng, vết thương cũng đã lành da. Thằng chủ xe cũng đã kiếm và mua được chiếc xe cứu thương mới, nó gọi tao về nhận xe, vậy là xách ba lô trở về, tạm biệt cuộc sống về đêm.
Về phần Nam Định, sau cái đêm mà tao không qua khách sạn với em, Nam Định có vẻ bực bội khi gặp lại tao, kệ mẹ tao cũng không muốn ôm vào người thêm những rắc rối. Sau khi tao về chạy xe cứu thương lại hơn 1 thời gian thì nghe thằng bạn kể Nam Định có dính tới 1 vụ mua bán hàng đá cũng lớn, em bị bắt, tòa kêu án cũng hơn 15 cuốn lịch. Cũng tiếc cho Nam Định, thanh xuân của em coi như chấm dứt, giá như...
Vĩnh Long và Sóc Trăng vẫn giữ thái độ im lặng với tao, nhiều lúc muốn điện thoại cho Vĩnh Long nhưng lại thôi, tao cũng không biết nói gì với em, nếu chỉ nói lời xin lỗi thì cũng quá dư thừa. Thôi thì đành chấp nhận, dù sao thì tao cũng đã biết trước hậu quả như thế này rồi mà.
Sau vụ tai nạn của thằng Bến Tre, thằng chủ xe cũng đã sửa chữa lại và bán luôn chiếc xe tai nạn, giờ nó mua lại 1 chiếc mới hơn, xịn sò hơn giao cho tao, chiếc xe cũ tao từng chạy thì giờ giao cho Bến Tre.
Hôm nay tao quay lại căn phòng cũ cùng mấy anh em tài xế, tiếp tục cuộc sống xuôi ngược trên những chuyến xe cứu thương.
Tối hôm đó khoảng 11h khuya, có điện thoại của thằng chủ xe, lại lên đường, trong lòng tao hơi háo hức vì cũng hơn 1 tháng nay không được ôm cái vô lăng, cảm giác hơi thiếu thiếu gì đó. Tiếng còi xe lại hú vang trong đêm, chiếc xe lao nhanh về hướng cầu Bình Lợi, cây cầu nối giữa Bình Thạnh và Thủ Đức. Thằng chủ xe báo với tao ca này đã được bên hội từ thiện thanh toán hết, chắc lại là 1 hoàn cảnh khó khăn đặc biệt rồi.
Ra tới nơi, tao được bên công an hướng dẫn chạy vào 1 con đường nhỏ dẫn ra phía bờ sông, có lẽ đây là lần đầu tiên tao biết cái con đường này, là 1 con đường không tên.
Đậu chiếc xe cứu thương gần với chiếc xe Cứu hộ và cứu nạn của bên Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, tao đốt 1 điếu thuốc, hút cho ấm vì gần bờ sông nên buổi tối hơi lạnh. Tao nghĩ thầm, chắc lại là 1 ca chết đuối nữa rồi.
Xung quanh những ánh đèn sáng choang được kéo ra chỗ bờ sông, nơi có 1 dãy mấy chiếc tàu, xuồng cũ kỹ đang đậu san sát gần nhau.
Tao kéo cái băng ca ra khỏi chiếc xe cứu thương, tiến về phía chỗ có đám người tập trung nhốn nháo... Bước chầm chậm rẽ đám người đang bu xung quanh, tao nghe mấy tiếng khóc sụt sùi xen lẫn trong đám người, rồi tiếng gào khóc của 1 người đàn ông, 1 người phụ nữ bên cạnh cái xác trắng bệt, ướt mèm của 1 thằng nhỏ chắc cũng mới 4-5 tuổi, cái xác đã được đặt ngay ngắn trên 1 tấm nylon, 1 bó nhang nghi ngút khói được cắm xuống phía gần đầu của cái xác đó.
Thấy mấy ông anh bên cứu hộ, cứu nạn đang chuẩn bị dọn dẹp mấy cái bình oxy nhỏ dùng cho việc lặn sâu dưới nước, chắc cái xác thằng nhỏ mới được vớt lên.
Chiếc xe cứu hộ, cứu nạn cũng rời đi nhường chỗ cho bên mấy ông công an vào làm việc, tao ngồi bên cạnh chiếc băng ca, lặng lẽ rút thêm điếu thuốc rồi châm lửa đốt, chắc phải cho bên công an làm việc xong rồi mới tới tao.
Thấy 1 ông chú lớn tuổi cũng đứng gần nên tao bắt chuyện cho đỡ buồn, chắc cũng là dân địa phương sống ở gần đây.
Ông chú đưa điếu thuốc mà tao vừa mời lên môi, tao châm lửa mồi thuốc cho chú. Vậy là 2 chú cháu ngồi trên cái bờ sông, vừa hút thuốc, tao vừa nghe ông chú kể về cái chết của thằng nhỏ vừa rồi, kể về những mảng đời ở cái xóm nghèo giữa lòng Sài Gòn xa hoa này.
Tao không biết phải nên dùng từ làng chài hay xóm nghèo nữa.
Bởi vì làng chài thì phải sống bằng nghề đánh bắt cá tôm, nhưng chỗ này việc đánh bắt cá tôm thì ít, vì sông Sài Gòn có còn nhiều tôm nhiều cá nữa đâu mà bắt.
Còn xóm nghèo thì cũng có phần không chính xác, nghèo thì đúng theo cách nói nhưng thật sự những người ở đây họ đều không có nhà cửa đàng hoàng, ngôi nhà của họ chính xác là những chiếc ghe, chiếc xuồng gắn máy Cole đã quá cũ kĩ theo từng năm tháng...
Những người sinh sống ở đây hình như cũng đa phần là người nhập cư. Thời gian trước, nước sông Sài Gòn chưa ô nhiễm thì cá tôm còn nhiều, sau này đất chật người đông, nước sông ô nhiễm thì cá tôm cũng cạn dần. Cái nghề chính của mọi người ở đây không đủ cho họ mưu sinh qua ngày, người thì chuyển qua làm công nhân, người thì đi mò sắt vụn, ve chai dưới những lòng sông lạnh lẽo đầy nguy hiểm, người thì đi bắt trùn chỉ để bán cho mấy chỗ nuôi cá kiểng...
Còn cái gia đình vừa mất đứa bé trai cũng là 1 trong những gia đình sống ở cái xóm chài nghèo này. Người chồng hàng ngày lên bờ làm bốc vác cho 1 cái xưởng gần đây, người vợ thì làm giúp việc cho 1 quán cơm, vì không có giấy tờ đầy đủ nên phải gửi thằng bé cho 1 chỗ giữ trẻ bên ngoài, chiều thì đón về. Chiều nay đang lui cui nấu cơm, chị vợ vẫn để thằng nhỏ trên ghe như mọi khi, vừa nghe xong cuộc điện thoại thì nghe tiếng nó rớt xuống nước, chị nhảy theo nhưng không kịp, hôm nay nước chảy siết quá... Vợ chồng họ nghèo quá nên chỉ dám đẻ 1 đứa, hy vọng sẽ lo cho nó ăn học đầy đủ để sau này không cực khổ như ba mẹ của nó, vậy mà...
Cái xác của nó bị nước cuốn trôi hơn 1 cây số, thợ lặn tới kiếm từ chiều cho tới giờ mới thấy xác của thằng nhỏ.
Tao im lặng ngồi đó, giọng của ông chú trầm buồn cứ kể đều đều câu chuyện, lâu lâu lại thở dài ra 1 tiếng... Tao chợt hỏi chú
- Sao mấy người ở đây không lên bờ kiếm gì ổn định để làm chú hoặc là sắm sửa mấy chiếc ghe mới, chứ con nhìn xập xệ quá, lỡ mưa bão giông gió lớn thì hiu lắm
Ông chú cười, 1 nụ cười như chứa nhiều nỗi ưu tư trong đó
- Dân ở đây đa số không được học hành, giấy tờ tùy thân người có người không. Cũng muốn lên bờ lắm chứ con, nhưng không có giấy tờ rồi biết làm gì?
Tao lại im lặng để nghe ông chú nói tiếp
- Chạy ăn từng bữa cũng khó khăn huống hồ gì dư tiền để sửa chữa hay mua chiếc ghe mới...
Trời càng về khuya, hơi lạnh bốc lên từ ngoài sông làm tao khẽ rùng mình. Tao ngồi rít từng hơi thuốc cùng với ông chú kia, im lặng hướng mắt về phía dòng sông trước mặt.
Tao cũng thường chạy qua chạy lại qua cái cầu Bình Lợi này không biết bao nhiêu lần, nhưng hình như tao chưa hề biết có sự tồn tại của 1 cái xóm chài ở giữa Sài Gòn như thế này, nhìn xung quanh là những tòa nhà cao tầng sang trọng, không biết những người trên mấy cái tòa nhà đó, hàng ngày họ có nhìn xuống để thấy được cái xóm nghèo này không, có thấy được những mảnh đời với cái kiếp thương hồ tạm bợ...
Rồi cái xác của thằng nhỏ cũng được đưa lên xe, ba mẹ nó cũng lên xe theo. Những tiếng gọi tên của nó cứ vang lên kèm theo những tiếng khóc nghẹn ngào của mẹ nó, của ba nó
- Giàu ơi, đừng bỏ ba mẹ con ơi!!!
Nghe tới cái tên của thằng nhỏ là tao cũng hiểu được chắc là ba mẹ của nó gửi gắm nhiều hy vọng cho nó lắm...
Khi mà mọi thủ tục pháp y đã xong ở Bình Hưng Hòa, 1 chiếc quan tài nhỏ của bên từ thiện được đem tới.
Tao thấy ba mẹ của nó lôi ra trong cái giỏ xách ra những món đồ chơi xe tăng, siêu nhân, súng nhựa... Tất cả đều đã cũ, chắc đây là những món đồ chơi hàng ngày của nó, họ bỏ tất cả vào cái quan tài cho nó khi khâm liệm. Ước gì lúc đó là ban ngày, để tao có thể chạy ra kiếm vài món đồ chơi mới cho thằng nhỏ, nó còn nhỏ quá mà...
Hôm nay chắc có lẽ sẽ khác mọi khi, sẽ không có chuyến xe chở nó về quê hương của nó, tao chỉ đưa thằng nhỏ về đây. Sau khi khâm liệm thì cái quan tài của nó sẽ được đưa qua khu hỏa táng, bên hội từ thiện chỉ có thể lo cho nó quan tài, chi phí hỏa táng theo nguyện vọng của ba mẹ nó. Tiền mua quan tài cho nó mà còn phải xin từ thiện thì lấy đâu ra chi phí mà chôn cất.
Nhìn theo hướng cái quan tài nhỏ đang được đẩy qua khu vực hỏa táng, bóng dáng của ba mẹ nó thất thểu đi theo sau cái quan tài, tiếng bài kinh cầu siêu vang đều trong đêm vắng...
Sao tao thấy cặp vợ chồng này, ông chú lúc vừa nãy mới quen, những người dân ở cái xóm chài đó... Tất cả họ giống như đám lục bình cùng trôi trên dòng sông, cứ nhấp nhô, bập bềnh xuôi theo những con nước lớn ròng...
Về phần Nam Định, sau cái đêm mà tao không qua khách sạn với em, Nam Định có vẻ bực bội khi gặp lại tao, kệ mẹ tao cũng không muốn ôm vào người thêm những rắc rối. Sau khi tao về chạy xe cứu thương lại hơn 1 thời gian thì nghe thằng bạn kể Nam Định có dính tới 1 vụ mua bán hàng đá cũng lớn, em bị bắt, tòa kêu án cũng hơn 15 cuốn lịch. Cũng tiếc cho Nam Định, thanh xuân của em coi như chấm dứt, giá như...
Vĩnh Long và Sóc Trăng vẫn giữ thái độ im lặng với tao, nhiều lúc muốn điện thoại cho Vĩnh Long nhưng lại thôi, tao cũng không biết nói gì với em, nếu chỉ nói lời xin lỗi thì cũng quá dư thừa. Thôi thì đành chấp nhận, dù sao thì tao cũng đã biết trước hậu quả như thế này rồi mà.
Sau vụ tai nạn của thằng Bến Tre, thằng chủ xe cũng đã sửa chữa lại và bán luôn chiếc xe tai nạn, giờ nó mua lại 1 chiếc mới hơn, xịn sò hơn giao cho tao, chiếc xe cũ tao từng chạy thì giờ giao cho Bến Tre.
Hôm nay tao quay lại căn phòng cũ cùng mấy anh em tài xế, tiếp tục cuộc sống xuôi ngược trên những chuyến xe cứu thương.
Tối hôm đó khoảng 11h khuya, có điện thoại của thằng chủ xe, lại lên đường, trong lòng tao hơi háo hức vì cũng hơn 1 tháng nay không được ôm cái vô lăng, cảm giác hơi thiếu thiếu gì đó. Tiếng còi xe lại hú vang trong đêm, chiếc xe lao nhanh về hướng cầu Bình Lợi, cây cầu nối giữa Bình Thạnh và Thủ Đức. Thằng chủ xe báo với tao ca này đã được bên hội từ thiện thanh toán hết, chắc lại là 1 hoàn cảnh khó khăn đặc biệt rồi.
Ra tới nơi, tao được bên công an hướng dẫn chạy vào 1 con đường nhỏ dẫn ra phía bờ sông, có lẽ đây là lần đầu tiên tao biết cái con đường này, là 1 con đường không tên.
Đậu chiếc xe cứu thương gần với chiếc xe Cứu hộ và cứu nạn của bên Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, tao đốt 1 điếu thuốc, hút cho ấm vì gần bờ sông nên buổi tối hơi lạnh. Tao nghĩ thầm, chắc lại là 1 ca chết đuối nữa rồi.
Xung quanh những ánh đèn sáng choang được kéo ra chỗ bờ sông, nơi có 1 dãy mấy chiếc tàu, xuồng cũ kỹ đang đậu san sát gần nhau.
Tao kéo cái băng ca ra khỏi chiếc xe cứu thương, tiến về phía chỗ có đám người tập trung nhốn nháo... Bước chầm chậm rẽ đám người đang bu xung quanh, tao nghe mấy tiếng khóc sụt sùi xen lẫn trong đám người, rồi tiếng gào khóc của 1 người đàn ông, 1 người phụ nữ bên cạnh cái xác trắng bệt, ướt mèm của 1 thằng nhỏ chắc cũng mới 4-5 tuổi, cái xác đã được đặt ngay ngắn trên 1 tấm nylon, 1 bó nhang nghi ngút khói được cắm xuống phía gần đầu của cái xác đó.
Thấy mấy ông anh bên cứu hộ, cứu nạn đang chuẩn bị dọn dẹp mấy cái bình oxy nhỏ dùng cho việc lặn sâu dưới nước, chắc cái xác thằng nhỏ mới được vớt lên.
Chiếc xe cứu hộ, cứu nạn cũng rời đi nhường chỗ cho bên mấy ông công an vào làm việc, tao ngồi bên cạnh chiếc băng ca, lặng lẽ rút thêm điếu thuốc rồi châm lửa đốt, chắc phải cho bên công an làm việc xong rồi mới tới tao.
Thấy 1 ông chú lớn tuổi cũng đứng gần nên tao bắt chuyện cho đỡ buồn, chắc cũng là dân địa phương sống ở gần đây.
Ông chú đưa điếu thuốc mà tao vừa mời lên môi, tao châm lửa mồi thuốc cho chú. Vậy là 2 chú cháu ngồi trên cái bờ sông, vừa hút thuốc, tao vừa nghe ông chú kể về cái chết của thằng nhỏ vừa rồi, kể về những mảng đời ở cái xóm nghèo giữa lòng Sài Gòn xa hoa này.
Tao không biết phải nên dùng từ làng chài hay xóm nghèo nữa.
Bởi vì làng chài thì phải sống bằng nghề đánh bắt cá tôm, nhưng chỗ này việc đánh bắt cá tôm thì ít, vì sông Sài Gòn có còn nhiều tôm nhiều cá nữa đâu mà bắt.
Còn xóm nghèo thì cũng có phần không chính xác, nghèo thì đúng theo cách nói nhưng thật sự những người ở đây họ đều không có nhà cửa đàng hoàng, ngôi nhà của họ chính xác là những chiếc ghe, chiếc xuồng gắn máy Cole đã quá cũ kĩ theo từng năm tháng...
Những người sinh sống ở đây hình như cũng đa phần là người nhập cư. Thời gian trước, nước sông Sài Gòn chưa ô nhiễm thì cá tôm còn nhiều, sau này đất chật người đông, nước sông ô nhiễm thì cá tôm cũng cạn dần. Cái nghề chính của mọi người ở đây không đủ cho họ mưu sinh qua ngày, người thì chuyển qua làm công nhân, người thì đi mò sắt vụn, ve chai dưới những lòng sông lạnh lẽo đầy nguy hiểm, người thì đi bắt trùn chỉ để bán cho mấy chỗ nuôi cá kiểng...
Còn cái gia đình vừa mất đứa bé trai cũng là 1 trong những gia đình sống ở cái xóm chài nghèo này. Người chồng hàng ngày lên bờ làm bốc vác cho 1 cái xưởng gần đây, người vợ thì làm giúp việc cho 1 quán cơm, vì không có giấy tờ đầy đủ nên phải gửi thằng bé cho 1 chỗ giữ trẻ bên ngoài, chiều thì đón về. Chiều nay đang lui cui nấu cơm, chị vợ vẫn để thằng nhỏ trên ghe như mọi khi, vừa nghe xong cuộc điện thoại thì nghe tiếng nó rớt xuống nước, chị nhảy theo nhưng không kịp, hôm nay nước chảy siết quá... Vợ chồng họ nghèo quá nên chỉ dám đẻ 1 đứa, hy vọng sẽ lo cho nó ăn học đầy đủ để sau này không cực khổ như ba mẹ của nó, vậy mà...
Cái xác của nó bị nước cuốn trôi hơn 1 cây số, thợ lặn tới kiếm từ chiều cho tới giờ mới thấy xác của thằng nhỏ.
Tao im lặng ngồi đó, giọng của ông chú trầm buồn cứ kể đều đều câu chuyện, lâu lâu lại thở dài ra 1 tiếng... Tao chợt hỏi chú
- Sao mấy người ở đây không lên bờ kiếm gì ổn định để làm chú hoặc là sắm sửa mấy chiếc ghe mới, chứ con nhìn xập xệ quá, lỡ mưa bão giông gió lớn thì hiu lắm
Ông chú cười, 1 nụ cười như chứa nhiều nỗi ưu tư trong đó
- Dân ở đây đa số không được học hành, giấy tờ tùy thân người có người không. Cũng muốn lên bờ lắm chứ con, nhưng không có giấy tờ rồi biết làm gì?
Tao lại im lặng để nghe ông chú nói tiếp
- Chạy ăn từng bữa cũng khó khăn huống hồ gì dư tiền để sửa chữa hay mua chiếc ghe mới...
Trời càng về khuya, hơi lạnh bốc lên từ ngoài sông làm tao khẽ rùng mình. Tao ngồi rít từng hơi thuốc cùng với ông chú kia, im lặng hướng mắt về phía dòng sông trước mặt.
Tao cũng thường chạy qua chạy lại qua cái cầu Bình Lợi này không biết bao nhiêu lần, nhưng hình như tao chưa hề biết có sự tồn tại của 1 cái xóm chài ở giữa Sài Gòn như thế này, nhìn xung quanh là những tòa nhà cao tầng sang trọng, không biết những người trên mấy cái tòa nhà đó, hàng ngày họ có nhìn xuống để thấy được cái xóm nghèo này không, có thấy được những mảnh đời với cái kiếp thương hồ tạm bợ...
Rồi cái xác của thằng nhỏ cũng được đưa lên xe, ba mẹ nó cũng lên xe theo. Những tiếng gọi tên của nó cứ vang lên kèm theo những tiếng khóc nghẹn ngào của mẹ nó, của ba nó
- Giàu ơi, đừng bỏ ba mẹ con ơi!!!
Nghe tới cái tên của thằng nhỏ là tao cũng hiểu được chắc là ba mẹ của nó gửi gắm nhiều hy vọng cho nó lắm...
Khi mà mọi thủ tục pháp y đã xong ở Bình Hưng Hòa, 1 chiếc quan tài nhỏ của bên từ thiện được đem tới.
Tao thấy ba mẹ của nó lôi ra trong cái giỏ xách ra những món đồ chơi xe tăng, siêu nhân, súng nhựa... Tất cả đều đã cũ, chắc đây là những món đồ chơi hàng ngày của nó, họ bỏ tất cả vào cái quan tài cho nó khi khâm liệm. Ước gì lúc đó là ban ngày, để tao có thể chạy ra kiếm vài món đồ chơi mới cho thằng nhỏ, nó còn nhỏ quá mà...
Hôm nay chắc có lẽ sẽ khác mọi khi, sẽ không có chuyến xe chở nó về quê hương của nó, tao chỉ đưa thằng nhỏ về đây. Sau khi khâm liệm thì cái quan tài của nó sẽ được đưa qua khu hỏa táng, bên hội từ thiện chỉ có thể lo cho nó quan tài, chi phí hỏa táng theo nguyện vọng của ba mẹ nó. Tiền mua quan tài cho nó mà còn phải xin từ thiện thì lấy đâu ra chi phí mà chôn cất.
Nhìn theo hướng cái quan tài nhỏ đang được đẩy qua khu vực hỏa táng, bóng dáng của ba mẹ nó thất thểu đi theo sau cái quan tài, tiếng bài kinh cầu siêu vang đều trong đêm vắng...
Sao tao thấy cặp vợ chồng này, ông chú lúc vừa nãy mới quen, những người dân ở cái xóm chài đó... Tất cả họ giống như đám lục bình cùng trôi trên dòng sông, cứ nhấp nhô, bập bềnh xuôi theo những con nước lớn ròng...
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN