Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Những chuyến xe cứu thương vẫn không ngừng lăn bánh, trên mỗi chuyến xe ấy là những câu chuyện buồn của 1 kiếp người vừa nằm xuống và tao hình như là người được số phận sắp đặt để chứng kiến và đồng hành cùng những câu chuyện đó. Những cung bậc cảm xúc luôn là người bạn đồng hành của tao trên mỗi chuyến xe, từ đồng cảm xót xa cho đến kinh hoàng sợ hãi... Và đôi lúc cảm giác như mình bị chai sạn khi hàng ngày, hàng giờ phải chứng kiến những giọt nước mắt tử biệt.
Nhưng hôm nay, đôi mắt tao lại nhòe đi, tao đang ngồi đó, trên dãy ghế cạnh chiếc băng ca, nằm trên đó là 1 đứa bé, mà không phải, là 1 em bé mới đúng, 1 em bé gái mới chưa đầy 1 tháng tuổi theo như lời ba mẹ của nó nói...
Em bé nằm đó, 2 tay nó vẫn còn hằn lên những vết kim tiêm, cái hộp nhựa vẫn sủi đều những bong bóng nước bên trong, sợi dây thở vẫn còn đặt trên khuôn mặt thiên thần bé nhỏ đó... Nhưng em bé đã không còn thở nữa rồi, nó nằm đó, đôi mắt đã nhắm nghiền như đang chìm vào 1 giấc ngủ ngon.
Ba mẹ của nó cũng ngồi cạnh tao, người mẹ với khuôn mặt mếu máo, những giọt nước mắt không ngừng rơi trên đôi má gầy gò, người chồng bên cạnh ôm chặt lấy vợ mình, chắc có lẽ anh ta muốn bờ vai của mình làm 1 chỗ dựa vững chắc cho người vợ lúc này nhưng hình như đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ của anh ta cũng đang nhòe đi giống tao thì phải...
Trong đêm tối, trên con đường quốc lộ, chiếc xe cứu thương vẫn đậu bên vệ đường, hôm nay chắc là nó đã không làm tròn được trách nhiệm rồi. Ánh sáng vàng nhấp nháy từ 2 cái đèn xi nhan cứ chớp tắt, chớp tắt. Cái đèn quay ưu tiên trên mui xe cứ xoay đều tỏa ra màn đêm xung quanh những tia sáng đỏ mờ ảo, những hạt mưa lắc rắc vẫn rơi đều trong đêm...
Trước đó khoảng 5 giờ đồng hồ, cũng lại 1 buổi chiều mưa Sài Gòn, tại bệnh viện Nhi đồng 1. Tao lùi xe vào chỗ đậu để nhận bệnh, vẫn là những ca bệnh nặng mà đa số là bệnh viện trả về hoặc người nhà đã không còn điều kiện để tiếp tục điều trị, vẫn là tiếng bánh xe kêu xèn xẹt của chiếc băng ca, vẫn là những nét mặt bơ phờ, mệt mỏi của những người thân bệnh nhân, vẫn những thao tác quen thuộc của tao như mọi khi... Chẳng có gì thay đổi nhiều, nó diễn ra như 1 kịch bản được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khác chăng là trên chiếc băng ca đó là nam hay nữ, là bé hay lớn hoặc còn thoi thóp sự sống ngắn ngủi hay đã ra đi mãi mãi. Rồi lại những tiếng còi hú quen thuộc lạnh lùng vang lên, cánh cửa bệnh viện từ từ khép lại như chào vĩnh biệt lần cuối 1 kiếp người đã nằm xuống hay đang chuẩn bị hành trang bước về thế giới bên kia
Đôi khi người ta vẫn thường nói tìm vui trong công việc nhưng cái việc tao đang làm dường như nó đang cuốn tao vào vòng xoay của nước mắt, của những nỗi buồn, nỗi mất mát khi sinh ly tử biệt, của những phận đời... Có chăng chút niềm vui an ủi tao chính là khi đưa được những tử thi, những bệnh nhân sắp sửa có mặt trong danh sách của thần chết về được quê hương của họ, để cho họ có thể yên tâm mà mỉm cười ra đi...
Nhưng giờ đây, tao ngồi đó bên cái thân thể vẫn chút hơi ấm của em bé kia, có lẽ tốc độ của chiếc xe cứu thương tao đang lái không bằng tốc độ của thần chết. Tao chỉ muốn đưa em về đến nhà thật nhanh để em cảm nhận được căn nhà của mình, cảm nhận được hơi ấm gia đình người thân vì ba mẹ em nói từ lúc em lọt lòng chào đời, em chẳng có cơ hội được ở căn nhà của mình, hình như những căn phòng bệnh chính là căn nhà tạm bợ của em...
Tao lặng lẽ gỡ bỏ mớ dây nhợ lằng nhằng trên người em, cố nén những giọt nước mắt như muốn trào ra bất cứ lúc nào, tao nói với em
- Chú xin lỗi vì không đưa con về kịp tới nhà, ra đi thanh thản nha con, tha lỗi cho chú!!!
Tao nhìn khuôn mặt của em lần cuối, đôi mắt nhắm như đang ngủ, uhm cũng đúng mà, em bé đang ngủ, ngủ 1 giấc dài, em sẽ chẳng phải thức giấc giật mình vì những cơn đau nữa, ngủ thật ngon con nha. Tao đắp chiếc khăn phủ lên khuôn mặt của em bé.
Chiếc xe cứu thương lại tiếp tục công việc của nó, nhưng tao cảm nhận sao giờ đây chiếc xe chạy ì ạch quá, chắc nó cũng có cái cảm giác như tao lúc này...
Mưa vẫn cứ lất phất rơi, nếu hôm nay trời không mưa thì chắc có lẽ tao đã thấy trên bầu trời đêm sẽ có thêm 1 ánh sao nhỏ sáng lấp lánh trên đó.
Rồi cũng về đến ngôi nhà của em bé, nhìn theo bóng dáng của người chồng đang bồng cái xác của em bé trên tay, bên cạnh là những bước đi liêu xiêu của người vợ khuất sau căn nhà đang sáng đèn, những giọt nước mắt tao lại rơi xuống...
Biết là sinh ly tử biệt vẫn là 1 vòng xoay tuần hoàn nhưng tao vẫn sợ những lúc như thế này, rất sợ. Bất chợt tao nghĩ nếu sau này những người thân hoặc thậm chí là tao nằm xuống thì...
Thôi kệ con người ai chả có số mệnh nhưng sợ hãi một tương lai chưa xảy ra mà quên mất đi hiện tại cần phải sống chẳng phải là một sự hèn nhát hay sao?
Chiếc xe nổ máy quay đầu, trời đêm nay lạnh quá. Trên con đường vắng, chiếc xe vẫn lầm lũi chạy bon bon, người bạn đồng hành của nó vẫn đang nhả đều ra những làn khói thuốc...
Sài Gòn những ngày này bầu trời thật u ám, cơn mưa dai dẳng kéo dài do ảnh hưởng của những cơn bão ngoài biển xa. Về đến nhà, tao lại chìm vào giấc ngủ sau 1 đêm lái xe mệt nhoài, ngoài kia mưa vẫn không thôi rỉ rả.
Tao ngủ 1 giấc thật dài cho đến khi mở mắt tỉnh giấc thì đã hơn 3h chiều, mưa đã tạnh nhưng bầu trời vẫn là 1 màu xám xịt, nhìn xung quanh thì thấy cả 4 thằng đều đang ngủ, vậy không chừng hôm nay lại yên bình đây.
Bước ra từ toilet, tao nhẹ nhàng ra khỏi phòng xuống dưới nhà lấy chiếc xe máy chạy đi.
Sau khi no nê với dĩa cơm bụi, tao lại tấp vào cái quán cà phê cóc quen thuộc bên lề đường.
Vị cà phê nơi đây cũng không có gì gọi là đặc biệt, chỉ là tao thích khung cảnh nơi này. Trước mắt là hàng cây ven đường, có những chuyến xe buýt, xe máy ngược xuôi, có những con người bôn ba bận rộn, và tao cũng được nhìn thấy hình ảnh của mình trong chính họ.
Con người ta sẽ có một lần trong đời vùi mình vào công việc để tìm cái mưu sinh và cả sự bận rộn. Cũng giống như tao, bận rộn để thấy mình đang sống, bận rộn để làm nhoè đi những hình ảnh muốn quên nhưng đã từng không thể...
Dòng người cứ tất bật như thế, dòng đời cứ buông xuôi ngày này qua tháng nọ, khiến cho tao cũng chẳng còn nhớ mình cô đơn đã bao lâu rồi.
Tiếng chuông điện thoại reo lên, nó kéo tao về lại với thực tại, là Vĩnh Long gọi
- Anh nè!!! Tao bắt máy trả lời
Giọng nói của Vĩnh Long nhẹ nhàng
- Anh rảnh không? Tối nay đi ăn với em được không?
Giờ này mà 4 thằng kia còn nằm ngủ ở nhà thì chắc tối nay tao rảnh rỗi rồi, tao vội hỏi
- Vậy mấy giờ được em?
Vĩnh Long nhanh chóng chốt 6h tối nay và không quên xin phép tao dắt theo người bạn thân đã lâu không gặp đi cùng. Tất nhiên là tao đâu có lý do gì để từ chối, Vĩnh Long luôn như vậy, em luôn dành sự tôn trọng tuyệt đối với tao.
Tới giờ hẹn, tao chạy xe máy đến 1 quán ăn cũng không xa chỗ tao ở, nơi này do Vĩnh Long chọn. Bước vào quán không thấy Vĩnh Long đâu, chắc là em đang tới, tao chọn 1 bàn gần ở ngoài cho thoáng mát, kêu trước 1 chai bia ngồi nhâm nhi...
Tầm 10' sau, Vĩnh Long bước vào quán, tao vẫy tay kêu em, Vĩnh Long bước đến cái bàn tao đang ngồi, theo sau cũng là 1 người con gái trạc tuổi Vĩnh Long, khuôn mặt rất quen thuộc, ĐM hình như đó là em Điều dưỡng, chính xác đó là em, vẫn là đôi mắt đen lay láy như lần đầu tiên tao gặp em. Sài Gòn với 24 quận, huyện, nó lớn thật nhưng đôi khi lại nhỏ với tao ngay trong lúc này.
Tao đứng dậy kéo ghế cho Vĩnh Long và em Điều dưỡng, thoáng trên nét mặt của Điều dưỡng, tao thấy sự bất ngờ hiện rõ trên đó.
Sau khi tụi tao gọi vài món ăn, Vĩnh Long giới thiệu em Điều dưỡng với tao, tao vui vẻ gật đầu chào em, hình như khuôn mặt em hơi gượng gạo khi biết mối quan hệ giữa tao và Vĩnh Long.
Đến lúc này, tao đành nhắc lại câu chuyện cũ của FE, vụ mà tao lấy tiền giúp nó, và không quên nói người con gái đứng ra trả tiền thay thằng P. Điếm chính là Điều dưỡng. Đến lúc này thì sự ngạc nhiên lại chuyển sang khuôn mặt của Vĩnh Long, vậy là coi như sự việc đã được hiểu rõ và Điều dưỡng hình như không còn giữ thái độ căm ghét tao như lần gặp trước ở quán cà phê. Mà cũng đúng thôi, qua vài câu hỏi thăm thì tao biết được Điều dưỡng cũng vừa chia tay với thằng kia, sau khi bị nó gạt 1 mớ tiền cũng không ít. Bây giờ nhắc đến P. Điếm, tao cảm giác như em rất hận nó...
Bỏ qua mấy chuyện kia, Vĩnh Long và Điều dưỡng lại ngồi ôn lại những kỉ niệm thời sinh viên, thì ra họ là những người bạn học cùng khóa thời sinh viên, sau 1 thời gian mất liên lạc, khi dự đám cưới 1 người bạn, họ mới gặp lại nhau. Tao chỉ uống 2 chai bia cầm chừng, còn Vĩnh Long và Điều dưỡng chắc do bạn bè lâu lâu mới gặp nên họ uống thoải mái, lúc này tao cảm giác 2 người con gái trước mặt tao như 2 thái cực, Vĩnh Long thì đẹp 1 cách nhẹ nhàng với nét duyên dáng, còn Điều dưỡng thì lại sở hữu 1 nét đẹp sắc sảo luôn thu hút ánh nhìn của những thằng đàn ông.
Rồi bất chợt, Điều dưỡng hướng ánh mắt về phía tao hỏi 1 câu
- Anh.T chắc anh có máu mặt bên khu quận 8 lắm hả?
Tao ngạc nhiên về câu hỏi này nhưng vẫn cười lớn trả lời
- Uhm, bị người ta đánh mặt máu không nên cũng gọi là có máu mặt đó em
Vĩnh Long bật cười vì câu nói đùa của tao, còn Điều dưỡng thì chắc không hài lòng nên em nói với cái giọng hơi nghiêm túc
- Em nói thật, nếu anh.T có cách cho thằng P. Điếm 1 trận cho hả dạ của em thì anh cứ cho em 1 cái giá
Tao bất ngờ về lời gợi ý của Điều dưỡng, đúng là đừng nên gây thù với phụ nữ. Thấy tao vẫn im lặng, Điều dưỡng nói tiếp
- Thằng chó đó nó gạt em hơn 200 triệu, nếu anh.T lấy được em gửi anh hết
Tao nhếch mép cười rồi nói
- Anh xin lỗi em, chắc có lẽ mấy vụ đó anh không làm được. Anh không phải dân máu mặt như em nghĩ đâu, em thông cảm giùm anh
Điều dưỡng đành nở 1 nụ cười gượng gạo, tao đành phải chuyển sang đề tài khác để tránh làm cho không khí chùn xuống. Thực ra Điều dưỡng đâu cần lấy lại những đồng tiền đó, mục đích của em là dạy cho thằng P. Điếm 1 bài học, vậy thì hà cớ gì tao phải giúp em, tao nghĩ cứ để cuộc đời này sẽ dạy cho em những bài học như vậy, có như vậy em mới từ từ trưởng thành được...
Buổi nhậu kết thúc, vì Vĩnh Long đi chung xe của Điều dưỡng nên tao đưa Vĩnh Long về, tạm biệt em Điều dưỡng, tao nổ máy chở Vĩnh Long ra về
Trên quãng đường về, Vĩnh Long chỉ ôm chặt tao, em im lặng không nói gì. Tao bèn hỏi em
- Sao em không nói gì hết vậy? Hay là em buồn anh vì không muốn giúp Điều dưỡng?
Vĩnh Long cười rồi em ôm chặt tao hơn, em thì thầm bên tai tao
- Em đang cảm nhận sự bình yên khi ở bên cạnh anh. Em hiểu tính anh, phải có lý do anh mới từ chối giúp
Câu trả lời của Vĩnh Long làm tao chợt cảm thấy hình như chỉ có em hiểu tất cả về tao lúc này, nhiều hơn những gì tao hiểu em. Và hình như tao cảm nhận được 1 sự thay đổi trong con người của tao, không còn cái máu nóng, không còn những giây phút bốc đồng, háu thắng như lúc trước, chắc có lẽ cái công việc tao đang làm nó giúp tao nhận ra nhiều khía cạnh trong cái cuộc sống vốn dĩ nhiều màu sắc này...
Dừng trước căn nhà, Vĩnh Long chào tạm biệt rồi đặt lên môi tao 1 nụ hôn trước khi bước nhanh vào trong nhà.
Thời tiết Sài Gòn đêm hôm nay hơi lạnh nhưng tao cảm thấy thật ấm áp ở trong lòng. Có những lúc, tao lại có cảm giác con tim của mình đang dần lụi tàn, như sấm chớp chia đôi bầu trời ra thành hai nửa, như cơn say chếnh choáng luôn gợi nhắc vết thương lòng và rồi Vĩnh Long bước vào cuộc đời tao như những cơn mưa ngày hè tưới mát con tim này, làm nó 1 lần nữa nở rộ. Tao sẽ lại yêu như chưa từng vỡ tan.
Nhưng hôm nay, đôi mắt tao lại nhòe đi, tao đang ngồi đó, trên dãy ghế cạnh chiếc băng ca, nằm trên đó là 1 đứa bé, mà không phải, là 1 em bé mới đúng, 1 em bé gái mới chưa đầy 1 tháng tuổi theo như lời ba mẹ của nó nói...
Em bé nằm đó, 2 tay nó vẫn còn hằn lên những vết kim tiêm, cái hộp nhựa vẫn sủi đều những bong bóng nước bên trong, sợi dây thở vẫn còn đặt trên khuôn mặt thiên thần bé nhỏ đó... Nhưng em bé đã không còn thở nữa rồi, nó nằm đó, đôi mắt đã nhắm nghiền như đang chìm vào 1 giấc ngủ ngon.
Ba mẹ của nó cũng ngồi cạnh tao, người mẹ với khuôn mặt mếu máo, những giọt nước mắt không ngừng rơi trên đôi má gầy gò, người chồng bên cạnh ôm chặt lấy vợ mình, chắc có lẽ anh ta muốn bờ vai của mình làm 1 chỗ dựa vững chắc cho người vợ lúc này nhưng hình như đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ của anh ta cũng đang nhòe đi giống tao thì phải...
Trong đêm tối, trên con đường quốc lộ, chiếc xe cứu thương vẫn đậu bên vệ đường, hôm nay chắc là nó đã không làm tròn được trách nhiệm rồi. Ánh sáng vàng nhấp nháy từ 2 cái đèn xi nhan cứ chớp tắt, chớp tắt. Cái đèn quay ưu tiên trên mui xe cứ xoay đều tỏa ra màn đêm xung quanh những tia sáng đỏ mờ ảo, những hạt mưa lắc rắc vẫn rơi đều trong đêm...
Trước đó khoảng 5 giờ đồng hồ, cũng lại 1 buổi chiều mưa Sài Gòn, tại bệnh viện Nhi đồng 1. Tao lùi xe vào chỗ đậu để nhận bệnh, vẫn là những ca bệnh nặng mà đa số là bệnh viện trả về hoặc người nhà đã không còn điều kiện để tiếp tục điều trị, vẫn là tiếng bánh xe kêu xèn xẹt của chiếc băng ca, vẫn là những nét mặt bơ phờ, mệt mỏi của những người thân bệnh nhân, vẫn những thao tác quen thuộc của tao như mọi khi... Chẳng có gì thay đổi nhiều, nó diễn ra như 1 kịch bản được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khác chăng là trên chiếc băng ca đó là nam hay nữ, là bé hay lớn hoặc còn thoi thóp sự sống ngắn ngủi hay đã ra đi mãi mãi. Rồi lại những tiếng còi hú quen thuộc lạnh lùng vang lên, cánh cửa bệnh viện từ từ khép lại như chào vĩnh biệt lần cuối 1 kiếp người đã nằm xuống hay đang chuẩn bị hành trang bước về thế giới bên kia
Đôi khi người ta vẫn thường nói tìm vui trong công việc nhưng cái việc tao đang làm dường như nó đang cuốn tao vào vòng xoay của nước mắt, của những nỗi buồn, nỗi mất mát khi sinh ly tử biệt, của những phận đời... Có chăng chút niềm vui an ủi tao chính là khi đưa được những tử thi, những bệnh nhân sắp sửa có mặt trong danh sách của thần chết về được quê hương của họ, để cho họ có thể yên tâm mà mỉm cười ra đi...
Nhưng giờ đây, tao ngồi đó bên cái thân thể vẫn chút hơi ấm của em bé kia, có lẽ tốc độ của chiếc xe cứu thương tao đang lái không bằng tốc độ của thần chết. Tao chỉ muốn đưa em về đến nhà thật nhanh để em cảm nhận được căn nhà của mình, cảm nhận được hơi ấm gia đình người thân vì ba mẹ em nói từ lúc em lọt lòng chào đời, em chẳng có cơ hội được ở căn nhà của mình, hình như những căn phòng bệnh chính là căn nhà tạm bợ của em...
Tao lặng lẽ gỡ bỏ mớ dây nhợ lằng nhằng trên người em, cố nén những giọt nước mắt như muốn trào ra bất cứ lúc nào, tao nói với em
- Chú xin lỗi vì không đưa con về kịp tới nhà, ra đi thanh thản nha con, tha lỗi cho chú!!!
Tao nhìn khuôn mặt của em lần cuối, đôi mắt nhắm như đang ngủ, uhm cũng đúng mà, em bé đang ngủ, ngủ 1 giấc dài, em sẽ chẳng phải thức giấc giật mình vì những cơn đau nữa, ngủ thật ngon con nha. Tao đắp chiếc khăn phủ lên khuôn mặt của em bé.
Chiếc xe cứu thương lại tiếp tục công việc của nó, nhưng tao cảm nhận sao giờ đây chiếc xe chạy ì ạch quá, chắc nó cũng có cái cảm giác như tao lúc này...
Mưa vẫn cứ lất phất rơi, nếu hôm nay trời không mưa thì chắc có lẽ tao đã thấy trên bầu trời đêm sẽ có thêm 1 ánh sao nhỏ sáng lấp lánh trên đó.
Rồi cũng về đến ngôi nhà của em bé, nhìn theo bóng dáng của người chồng đang bồng cái xác của em bé trên tay, bên cạnh là những bước đi liêu xiêu của người vợ khuất sau căn nhà đang sáng đèn, những giọt nước mắt tao lại rơi xuống...
Biết là sinh ly tử biệt vẫn là 1 vòng xoay tuần hoàn nhưng tao vẫn sợ những lúc như thế này, rất sợ. Bất chợt tao nghĩ nếu sau này những người thân hoặc thậm chí là tao nằm xuống thì...
Thôi kệ con người ai chả có số mệnh nhưng sợ hãi một tương lai chưa xảy ra mà quên mất đi hiện tại cần phải sống chẳng phải là một sự hèn nhát hay sao?
Chiếc xe nổ máy quay đầu, trời đêm nay lạnh quá. Trên con đường vắng, chiếc xe vẫn lầm lũi chạy bon bon, người bạn đồng hành của nó vẫn đang nhả đều ra những làn khói thuốc...
Sài Gòn những ngày này bầu trời thật u ám, cơn mưa dai dẳng kéo dài do ảnh hưởng của những cơn bão ngoài biển xa. Về đến nhà, tao lại chìm vào giấc ngủ sau 1 đêm lái xe mệt nhoài, ngoài kia mưa vẫn không thôi rỉ rả.
Tao ngủ 1 giấc thật dài cho đến khi mở mắt tỉnh giấc thì đã hơn 3h chiều, mưa đã tạnh nhưng bầu trời vẫn là 1 màu xám xịt, nhìn xung quanh thì thấy cả 4 thằng đều đang ngủ, vậy không chừng hôm nay lại yên bình đây.
Bước ra từ toilet, tao nhẹ nhàng ra khỏi phòng xuống dưới nhà lấy chiếc xe máy chạy đi.
Sau khi no nê với dĩa cơm bụi, tao lại tấp vào cái quán cà phê cóc quen thuộc bên lề đường.
Vị cà phê nơi đây cũng không có gì gọi là đặc biệt, chỉ là tao thích khung cảnh nơi này. Trước mắt là hàng cây ven đường, có những chuyến xe buýt, xe máy ngược xuôi, có những con người bôn ba bận rộn, và tao cũng được nhìn thấy hình ảnh của mình trong chính họ.
Con người ta sẽ có một lần trong đời vùi mình vào công việc để tìm cái mưu sinh và cả sự bận rộn. Cũng giống như tao, bận rộn để thấy mình đang sống, bận rộn để làm nhoè đi những hình ảnh muốn quên nhưng đã từng không thể...
Dòng người cứ tất bật như thế, dòng đời cứ buông xuôi ngày này qua tháng nọ, khiến cho tao cũng chẳng còn nhớ mình cô đơn đã bao lâu rồi.
Tiếng chuông điện thoại reo lên, nó kéo tao về lại với thực tại, là Vĩnh Long gọi
- Anh nè!!! Tao bắt máy trả lời
Giọng nói của Vĩnh Long nhẹ nhàng
- Anh rảnh không? Tối nay đi ăn với em được không?
Giờ này mà 4 thằng kia còn nằm ngủ ở nhà thì chắc tối nay tao rảnh rỗi rồi, tao vội hỏi
- Vậy mấy giờ được em?
Vĩnh Long nhanh chóng chốt 6h tối nay và không quên xin phép tao dắt theo người bạn thân đã lâu không gặp đi cùng. Tất nhiên là tao đâu có lý do gì để từ chối, Vĩnh Long luôn như vậy, em luôn dành sự tôn trọng tuyệt đối với tao.
Tới giờ hẹn, tao chạy xe máy đến 1 quán ăn cũng không xa chỗ tao ở, nơi này do Vĩnh Long chọn. Bước vào quán không thấy Vĩnh Long đâu, chắc là em đang tới, tao chọn 1 bàn gần ở ngoài cho thoáng mát, kêu trước 1 chai bia ngồi nhâm nhi...
Tầm 10' sau, Vĩnh Long bước vào quán, tao vẫy tay kêu em, Vĩnh Long bước đến cái bàn tao đang ngồi, theo sau cũng là 1 người con gái trạc tuổi Vĩnh Long, khuôn mặt rất quen thuộc, ĐM hình như đó là em Điều dưỡng, chính xác đó là em, vẫn là đôi mắt đen lay láy như lần đầu tiên tao gặp em. Sài Gòn với 24 quận, huyện, nó lớn thật nhưng đôi khi lại nhỏ với tao ngay trong lúc này.
Tao đứng dậy kéo ghế cho Vĩnh Long và em Điều dưỡng, thoáng trên nét mặt của Điều dưỡng, tao thấy sự bất ngờ hiện rõ trên đó.
Sau khi tụi tao gọi vài món ăn, Vĩnh Long giới thiệu em Điều dưỡng với tao, tao vui vẻ gật đầu chào em, hình như khuôn mặt em hơi gượng gạo khi biết mối quan hệ giữa tao và Vĩnh Long.
Đến lúc này, tao đành nhắc lại câu chuyện cũ của FE, vụ mà tao lấy tiền giúp nó, và không quên nói người con gái đứng ra trả tiền thay thằng P. Điếm chính là Điều dưỡng. Đến lúc này thì sự ngạc nhiên lại chuyển sang khuôn mặt của Vĩnh Long, vậy là coi như sự việc đã được hiểu rõ và Điều dưỡng hình như không còn giữ thái độ căm ghét tao như lần gặp trước ở quán cà phê. Mà cũng đúng thôi, qua vài câu hỏi thăm thì tao biết được Điều dưỡng cũng vừa chia tay với thằng kia, sau khi bị nó gạt 1 mớ tiền cũng không ít. Bây giờ nhắc đến P. Điếm, tao cảm giác như em rất hận nó...
Bỏ qua mấy chuyện kia, Vĩnh Long và Điều dưỡng lại ngồi ôn lại những kỉ niệm thời sinh viên, thì ra họ là những người bạn học cùng khóa thời sinh viên, sau 1 thời gian mất liên lạc, khi dự đám cưới 1 người bạn, họ mới gặp lại nhau. Tao chỉ uống 2 chai bia cầm chừng, còn Vĩnh Long và Điều dưỡng chắc do bạn bè lâu lâu mới gặp nên họ uống thoải mái, lúc này tao cảm giác 2 người con gái trước mặt tao như 2 thái cực, Vĩnh Long thì đẹp 1 cách nhẹ nhàng với nét duyên dáng, còn Điều dưỡng thì lại sở hữu 1 nét đẹp sắc sảo luôn thu hút ánh nhìn của những thằng đàn ông.
Rồi bất chợt, Điều dưỡng hướng ánh mắt về phía tao hỏi 1 câu
- Anh.T chắc anh có máu mặt bên khu quận 8 lắm hả?
Tao ngạc nhiên về câu hỏi này nhưng vẫn cười lớn trả lời
- Uhm, bị người ta đánh mặt máu không nên cũng gọi là có máu mặt đó em
Vĩnh Long bật cười vì câu nói đùa của tao, còn Điều dưỡng thì chắc không hài lòng nên em nói với cái giọng hơi nghiêm túc
- Em nói thật, nếu anh.T có cách cho thằng P. Điếm 1 trận cho hả dạ của em thì anh cứ cho em 1 cái giá
Tao bất ngờ về lời gợi ý của Điều dưỡng, đúng là đừng nên gây thù với phụ nữ. Thấy tao vẫn im lặng, Điều dưỡng nói tiếp
- Thằng chó đó nó gạt em hơn 200 triệu, nếu anh.T lấy được em gửi anh hết
Tao nhếch mép cười rồi nói
- Anh xin lỗi em, chắc có lẽ mấy vụ đó anh không làm được. Anh không phải dân máu mặt như em nghĩ đâu, em thông cảm giùm anh
Điều dưỡng đành nở 1 nụ cười gượng gạo, tao đành phải chuyển sang đề tài khác để tránh làm cho không khí chùn xuống. Thực ra Điều dưỡng đâu cần lấy lại những đồng tiền đó, mục đích của em là dạy cho thằng P. Điếm 1 bài học, vậy thì hà cớ gì tao phải giúp em, tao nghĩ cứ để cuộc đời này sẽ dạy cho em những bài học như vậy, có như vậy em mới từ từ trưởng thành được...
Buổi nhậu kết thúc, vì Vĩnh Long đi chung xe của Điều dưỡng nên tao đưa Vĩnh Long về, tạm biệt em Điều dưỡng, tao nổ máy chở Vĩnh Long ra về
Trên quãng đường về, Vĩnh Long chỉ ôm chặt tao, em im lặng không nói gì. Tao bèn hỏi em
- Sao em không nói gì hết vậy? Hay là em buồn anh vì không muốn giúp Điều dưỡng?
Vĩnh Long cười rồi em ôm chặt tao hơn, em thì thầm bên tai tao
- Em đang cảm nhận sự bình yên khi ở bên cạnh anh. Em hiểu tính anh, phải có lý do anh mới từ chối giúp
Câu trả lời của Vĩnh Long làm tao chợt cảm thấy hình như chỉ có em hiểu tất cả về tao lúc này, nhiều hơn những gì tao hiểu em. Và hình như tao cảm nhận được 1 sự thay đổi trong con người của tao, không còn cái máu nóng, không còn những giây phút bốc đồng, háu thắng như lúc trước, chắc có lẽ cái công việc tao đang làm nó giúp tao nhận ra nhiều khía cạnh trong cái cuộc sống vốn dĩ nhiều màu sắc này...
Dừng trước căn nhà, Vĩnh Long chào tạm biệt rồi đặt lên môi tao 1 nụ hôn trước khi bước nhanh vào trong nhà.
Thời tiết Sài Gòn đêm hôm nay hơi lạnh nhưng tao cảm thấy thật ấm áp ở trong lòng. Có những lúc, tao lại có cảm giác con tim của mình đang dần lụi tàn, như sấm chớp chia đôi bầu trời ra thành hai nửa, như cơn say chếnh choáng luôn gợi nhắc vết thương lòng và rồi Vĩnh Long bước vào cuộc đời tao như những cơn mưa ngày hè tưới mát con tim này, làm nó 1 lần nữa nở rộ. Tao sẽ lại yêu như chưa từng vỡ tan.
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN