Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Tao vẫn cầm lái trên đoạn đường về, nhưng tao không mở còi hú và chạy đúng tốc độ, chỉ mở cái đèn chớp vì thằng Nha Trang nói lúc đi trên xe có bệnh hay có xác, chạy sao cũng được nhưng chuyến về nếu không có gì trên xe mà dính tốc độ hay mở còi hú ưu tiên là bỏ mẹ với đám giao thông, mà nghiệp vụ của tụi cảnh sát giao thông cũng hay, nó luôn biết lúc nào xe mày có chở bệnh,lúc nào không có. Cũng được vì chuyến đi thi thì căng mắt ra chạy thì chuyến về chạy tàng tàng cho khỏe người. Thằng Nha Trang mồi cho tao 1 điếu thuốc, nó cũng mồi 1 điếu cho nó rồi nói:
- Em thích nhất lúc này, chạy tàng tàng ngắm chỗ này chỗ kia. Chút về tới tp. Cà Mau kiếm gì bỏ bụng anh ơi. Sáng giờ có ăn mẹ gì đâu.
Tao giật mình nhớ ra, lúc sáng tới giờ tao chỉ có ăn duy nhất có 1 ổ bánh mì lúc sáng sớm. Cái nghề tụi tao là vậy đó, có khi chạy từ Nam ra Bắc chỉ dừng lại đi vệ sinh hoặc đổi tài vì người nhà muốn đưa gấp người xấu số về quê nhà, có thể là cho kịp giờ tốt để khâm liệm nhưng nói chung là về càng sớm càng tốt. Và tụi tao luôn thủ sẵn, bánh mì ngọt, bánh ngọt... Để lót dạ ngay trong lúc lái xe. Và đặc biệt thứ không thể thiếu đó là nước tăng lực bò cụng, cà phê lon hay cà phê sữa lon, khăn lạnh được tụi tao ướp lạnh trong thùng đá để trên xe để chống lại những cơn buồn ngủ, mệt mỏi khi rong ruổi qua những nẻo đường xa.
Về tới Sài Gòn cũng hơn 12h khuya,xe thằng Bến Tre đã đi rồi vì không thấy ở bãi xe. 2 thằng hì hục dọn dẹp vệ sinh chiếc xe sạch sẽ, kiểm tra nhớt, dầu thắng... Các kiểu, tụi tao phải luôn bảo đảm chiếc xe phải luôn trong trạng thái tốt để sẵn sàng xuất phát bất cứ lúc nào.
Tắm rửa xong xuôi thì cũng hơn 1h sáng. Cố gắng nhắm mắt để vào giấc ngủ, cái nghề này là vậy đó, giờ giấc bất chợt nên cứ đi về là phải tranh thủ ngủ. Giấc ngủ đối với tụi tao rất là quan trọng, tụi tao thường nói vui là nghề chạy xe cấp cứu của tụi tao không thiếu thứ gì chỉ thiếu ngủ. ĐM đúng thật!!!
Sáng hôm sau, mới hơn 6h thì điện thoại thằng Nha Trang vang lên. ĐM lại đi sau khi vệ sinh cá nhân xong xuôi. Điểm đến là bệnh viện Nhi đồng 1 ở Lý Thái Tổ.
Đến nơi, thằng Nha Trang móc điện thoại cho thằng chủ xe, nó kêu đợi khoảng 15', đang làm thủ tục. Vậy là tranh thủ kiếm đồ ăn lót dạ và cà phê cà pháo cho tỉnh táo. Khoảng 20' sau, thằng chủ xe điện thoại kêu tụi tao chạy thẳng vào khuôn viên bệnh viện ở cổng Sư Vạn Hạnh.
Xe vừa chạy vào đã thấy 1 em y tá cùng với người nhà đứng đợi bên chiếc băng ca. Tụi tao lui xe vào cho thuận tiện lên xuống. Bước xuống xe, đi về cuối xe để mở cốp, tao sững người nhìn về phía em y tá, ĐM đập vào mắt tao là 1 người con gái cao tầm 1 mét 6, chắc tầm 23-24 tuổi, em mặc bộ váy trắng liền thân, em mang cái khẩu trang y tế, nổi bật với đôi mắt to tròn, đen lay láy gật đầu chào tụi tao. Em y tá lên tiếng:
- Mấy anh mở ôxy liền giúp em, bé cần oxy.
ĐM lúc này tao với thằng Nha Trang vội vã kéo lùa cái cửa hông xe lúi húi mở van ôxy, thằng Nha Trang mở cốp trên táp lô lấy ra 1 cái đồng hồ ôxy, nó lấy nước chai nước suối đổ gần đầy bình nhựa của cái đồng hồ đó, xong nó gắn vào bình ôxy, nó mở van, nước trong bình nhựa sủi tăm nhè nhẹ. Em y tế bước tới kiểm tra van và điều chỉnh thông số trên cái đồng hồ, tao thấy em thao tác 1 cách chuyên nghiệp, nhìn em lúc này tao thấy giống những thiên thần áo trắng trong cái phim lol nào đó mà tao đã coi.
Kiểm tra xong xuôi, em bước lại chỗ cái băng ca, trên đó là 1 em bé tao nghĩ chắc được hơn 5-6 tháng tuổi, tao thấy trên 2 tay nó còn quấn 2 miếng băng còn loang 1 ít máu, mắt nó nhắm nhưng lâu lâu lại mở ra chớp chớp 1 cách đờ đẫn, có 1 sợi dây thở ôxy trong suốt nhỏ được đặt ngang mũi nó được nối từ 1 chiếc bình ôxy nhỏ được đặt cạnh bên. Tao nghĩ thầm đứa bé nằm thở ôxy như vầy thì chắc bệnh viện trả về rồi.
Em y tá gỡ cái cái dây thở nối với bình ôxy nhỏ, em vội vã bồng đứa bé lên và bước lên xe đặt đứa bé nằm lên cái băng ca trong chiếc xe, tiếp theo em lại nối cái dây thở vào cái đồng hồ ôxy, em cẩn thận kiểm tra lại 1 lần nữa các thông số trên đồng hồ.
Em bước xuống xe, tiến đến nói với 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ đang lui cui để mấy cái túi xách đã bạc màu lên xe, chắc là 2 vợ chồng.
- Em đã gắn ôxy cho bé, về tới nhà nếu anh chị muốn để bé đi thi thì khỏi cần ôxy nữa, còn nếu muốn cho bé ở lại thêm với gia đình thì mình nên thuê 1 bình ôxy để sẵn ở nhà, khi nào muốn cho bé đi thì chỉ việc rút ống.
Tiếng của em nhẹ nhàng đều đều nhưng tao nghe thấy chua xót trong lòng, 1 sinh mạng nhỏ nhắn lại sắp phải ra đi mãi mãi
2 vợ chồng lúc này vừa rơm rớm nước mắt, người chồng cất tiếng nói với giọng miền Bắc:
- Chúng tôi cám ơn mấy bác sỹ nhiều lắm.
Tao thấy ánh mắt của em y tá hơi đỏ, chắc em đang xúc động. Chào nhau vài câu thì cặp vợ chồng lên xe, tao vẫy tay chào tạm biệt cô em y tá, chắc cả 2 đều không biết mặt nhau vì tao và em y tá đều mang khẩu trang y tế. Tao đâu biết rằng, đây là lần gặp gỡ đầu tiên với em và cũng là cuộc gặp gỡ định mệnh nảy sinh biết bao rắc rối sau này cho tao.
Ngồi vào ghế tài, tao nổ máy xe, hôm nay tao lại lái tiếp. Chiếc xe lăn bánh ra khỏi cổng bệnh viện hòa vào dòng người và xe cộ đông đúc đang chen chúc nhau vào buổi sáng để kịp giờ làm, điểm đến của tụi tao là huyện Chư prông, tỉnh Gia Lai, 1 trong 5 tỉnh thuộc vùng đất đại ngàn Tây Nguyên
Xe chạy được 1 lúc tao quay sang hỏi thằng Nha Trang:
- Cô em y tá đó em quen hông Nha Trang?
Thằng Nha Trang cười rồi nói:
- Y tá đâu mà y tá anh, em đó là... , điều dưỡng thôi à.
ĐM vậy tao tưởng y tá, kệ mẹ điều dưỡng hay y tá cũng vậy. Và tao sẽ gọi em là em điều dưỡng
Chạy ra đến ngã 4 sở Sao, Bình Dương theo thói quen tao tấp xe vào 1 quán nước để mua bò cụng và nước suối, cũng để cho người nhà đứa bé xuống mua nước uống và vệ sinh. Hút vội điếu thuốc tao khẽ nhìn vào trong xe, trên chiếc băng ca, đứa bé vẫn nằm đó, vẫn đôi mắt nhắm nghiền, tội nghiệp bé, không biết chính xác được bao nhiêu tháng tuổi đã bệnh tật như vầy. Mới đi có mấy chuyến, sao tao cảm thấy cuộc sống này vô thường quá, sống đó rồi chết đó, chẳng thể nào nói trước được điều gì hết. Có thể nói mỗi chuyến xe tao chạy đều là mang trên đó 1 câu chuyện buồn của 1 kiếp người đã nằm xuống hay đang chuẩn bị nằm xuống vĩnh viễn
Lên xe đi tiếp, qua vài câu chuyện tao biết được cặp vợ chồng hơn 30 tuổi, đây là đứa con trai đầu lòng của họ, nhưng từ khi sinh ra thời gian nó nằm ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Đứa bé bị bệnh bạch cầu, nói theo dân gian là bệnh máu trắng, 1 bệnh cũng có thể coi là thuộc nhóm ung thư. Họ bán gần hết mấy rẫy tiêu, cà phê để hy vọng cứu nó thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng cho đến bây giờ, dường như họ phải bất lực nhìn nó sắp sửa rời xa vòng tay của họ mãi mãi
ĐMN cuộc đời vốn dĩ như vậy nó không công bằng với ai cả. Người thì cố gắng đến kiệt quệ để mong con mình được sống, nhưng có người mới sinh con ra đã tàn nhẫn bỏ nó ở bãi rác mặc cho kiến bu ruồi đậu, nhà vệ sinh, thậm chí là bỏ xuống sông... Tao thở dài ngán ngẩm
Vì quốc lộ 14 thời điểm đang sửa chữa chưa hoàn thiện nên có khúc thì chạy bon bon, có khúc phải bò chầm chậm... Chứ không như bây giờ được mệnh danh là cung đường đẹp nhất Tây Nguyên.
Hơn 6h tối, xe tụi tao mới tới nơi, chạy liên tục hơn 10 tiếng với gần 500 cây số,lúc bước xuống xe, 2 chân tao đứng không muốn vững.
Tao thấy nhiều người bước ra từ căn nhà vách gỗ đã cũ màu theo thời gian. Họ tiến ra chiếc xe trong lúc tụi tao đang mở cốp xe sau. Bất chợt như nhớ ra, tao vội hỏi:
- Anh chị có chuẩn bị bình ôxy chưa
Người chồng giọng trầm buồn pha lẫn tiếng khóc sụt sùi của người vợ lên tiếng:
- Chắc anh cho nó ra đi luôn, cho em nó giải thoát không bị những cơn đau hành hạ nữa.
Tao buồn bã nói tiếp:
- Vậy anh chị chuẩn bị bồng cháu nó vô nhà, em sẽ ngắt van ôxy.
Tao bước lên xe, nhìn thằng bé, mắt nó vẫn nhắm nhưng bỗng chốc tao thấy nó mở mắt ra nhưng vẫn với đôi mắt đờ đẫn, nó nhìn tao... Lúc đó tao lấy tay xoa đầu và thầm nói nhỏ với nó:
- Chú đưa con về tới nhà con rồi. Cố gắng lên con!!!
Bất chợt, thằng bé chợt hé miệng nở 1 nụ cười, cho đến bây giờ tao vẫn nhớ như in trong đầu nụ cười của nó lúc đó. Chắc bây giờ, thằng bé đã ở 1 cõi nào đó, mà ở đó nó không còn những cơn đau hành hạ nó nữa...
Tao khóa cái van của bình ôxy, nhanh chóng lấy cái mớ dây nhợ trên người thằng bé rồi ra hiệu cho ba mẹ nó bồng nó vào nhà. Tao ngồi thẫn thờ nhìn theo nó... Vừa vào đến nhà chừng 5', tao nghe nhiều tiếng khóc to và cả những tiếng gào lớn của mẹ thằng bé.
Để cho thằng Nha Trang vào nhà thu tiền cước vận chuyển, tao nhảy lên ghế phụ, bật chốt cho cái ghế ngã ra sau tao nửa ngồi nửa nằm dựa vào thành ghế, đốt 1 điếu thuốc, thả khói lơ lửng nhìn xa xăm chẳng màng quay đầu xe... Giọt nước mắt tao lặng lẽ rơi
Thằng bé còn nhỏ quá, nó chưa kịp cảm nhận hết được cái tình thương ấm áp của ba mẹ, người thân, chưa kịp biết hết được những món đồ chơi... Còn nhiều cái chưa kịp với nó quá.
Thằng Nha Trang bước ra, nó ngạc nhiên khi nhìn thấy bộ dạng của tao. Nó bước đến an ủi tao:
- Từ từ rồi cũng quen dần thôi anh. Làm cái nghề như anh em mình, từ từ rồi cũng chai sạn cảm xúc thôi anh...
Tao cười nhẹ. Tao nghĩ chắc có lẽ tao hơi đa cảm chăng?
Thằng Nha Trang vội nhảy lên ghế tài, nó nổ máy rồi quay xe, bỏ lại sau lưng ngôi nhà với những tiếng than khóc trong đêm vắng... Và trong ngôi nhà đó có 1 thiên thần nhỏ đang nằm đó, bỏ lại trần thế những cơn đau hành hạ mỗi ngày. Yên nghỉ nha con, chú không bao giờ quên nụ cười của con, nhóc à!!!
- Em thích nhất lúc này, chạy tàng tàng ngắm chỗ này chỗ kia. Chút về tới tp. Cà Mau kiếm gì bỏ bụng anh ơi. Sáng giờ có ăn mẹ gì đâu.
Tao giật mình nhớ ra, lúc sáng tới giờ tao chỉ có ăn duy nhất có 1 ổ bánh mì lúc sáng sớm. Cái nghề tụi tao là vậy đó, có khi chạy từ Nam ra Bắc chỉ dừng lại đi vệ sinh hoặc đổi tài vì người nhà muốn đưa gấp người xấu số về quê nhà, có thể là cho kịp giờ tốt để khâm liệm nhưng nói chung là về càng sớm càng tốt. Và tụi tao luôn thủ sẵn, bánh mì ngọt, bánh ngọt... Để lót dạ ngay trong lúc lái xe. Và đặc biệt thứ không thể thiếu đó là nước tăng lực bò cụng, cà phê lon hay cà phê sữa lon, khăn lạnh được tụi tao ướp lạnh trong thùng đá để trên xe để chống lại những cơn buồn ngủ, mệt mỏi khi rong ruổi qua những nẻo đường xa.
Về tới Sài Gòn cũng hơn 12h khuya,xe thằng Bến Tre đã đi rồi vì không thấy ở bãi xe. 2 thằng hì hục dọn dẹp vệ sinh chiếc xe sạch sẽ, kiểm tra nhớt, dầu thắng... Các kiểu, tụi tao phải luôn bảo đảm chiếc xe phải luôn trong trạng thái tốt để sẵn sàng xuất phát bất cứ lúc nào.
Tắm rửa xong xuôi thì cũng hơn 1h sáng. Cố gắng nhắm mắt để vào giấc ngủ, cái nghề này là vậy đó, giờ giấc bất chợt nên cứ đi về là phải tranh thủ ngủ. Giấc ngủ đối với tụi tao rất là quan trọng, tụi tao thường nói vui là nghề chạy xe cấp cứu của tụi tao không thiếu thứ gì chỉ thiếu ngủ. ĐM đúng thật!!!
Sáng hôm sau, mới hơn 6h thì điện thoại thằng Nha Trang vang lên. ĐM lại đi sau khi vệ sinh cá nhân xong xuôi. Điểm đến là bệnh viện Nhi đồng 1 ở Lý Thái Tổ.
Đến nơi, thằng Nha Trang móc điện thoại cho thằng chủ xe, nó kêu đợi khoảng 15', đang làm thủ tục. Vậy là tranh thủ kiếm đồ ăn lót dạ và cà phê cà pháo cho tỉnh táo. Khoảng 20' sau, thằng chủ xe điện thoại kêu tụi tao chạy thẳng vào khuôn viên bệnh viện ở cổng Sư Vạn Hạnh.
Xe vừa chạy vào đã thấy 1 em y tá cùng với người nhà đứng đợi bên chiếc băng ca. Tụi tao lui xe vào cho thuận tiện lên xuống. Bước xuống xe, đi về cuối xe để mở cốp, tao sững người nhìn về phía em y tá, ĐM đập vào mắt tao là 1 người con gái cao tầm 1 mét 6, chắc tầm 23-24 tuổi, em mặc bộ váy trắng liền thân, em mang cái khẩu trang y tế, nổi bật với đôi mắt to tròn, đen lay láy gật đầu chào tụi tao. Em y tá lên tiếng:
- Mấy anh mở ôxy liền giúp em, bé cần oxy.
ĐM lúc này tao với thằng Nha Trang vội vã kéo lùa cái cửa hông xe lúi húi mở van ôxy, thằng Nha Trang mở cốp trên táp lô lấy ra 1 cái đồng hồ ôxy, nó lấy nước chai nước suối đổ gần đầy bình nhựa của cái đồng hồ đó, xong nó gắn vào bình ôxy, nó mở van, nước trong bình nhựa sủi tăm nhè nhẹ. Em y tế bước tới kiểm tra van và điều chỉnh thông số trên cái đồng hồ, tao thấy em thao tác 1 cách chuyên nghiệp, nhìn em lúc này tao thấy giống những thiên thần áo trắng trong cái phim lol nào đó mà tao đã coi.
Kiểm tra xong xuôi, em bước lại chỗ cái băng ca, trên đó là 1 em bé tao nghĩ chắc được hơn 5-6 tháng tuổi, tao thấy trên 2 tay nó còn quấn 2 miếng băng còn loang 1 ít máu, mắt nó nhắm nhưng lâu lâu lại mở ra chớp chớp 1 cách đờ đẫn, có 1 sợi dây thở ôxy trong suốt nhỏ được đặt ngang mũi nó được nối từ 1 chiếc bình ôxy nhỏ được đặt cạnh bên. Tao nghĩ thầm đứa bé nằm thở ôxy như vầy thì chắc bệnh viện trả về rồi.
Em y tá gỡ cái cái dây thở nối với bình ôxy nhỏ, em vội vã bồng đứa bé lên và bước lên xe đặt đứa bé nằm lên cái băng ca trong chiếc xe, tiếp theo em lại nối cái dây thở vào cái đồng hồ ôxy, em cẩn thận kiểm tra lại 1 lần nữa các thông số trên đồng hồ.
Em bước xuống xe, tiến đến nói với 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ đang lui cui để mấy cái túi xách đã bạc màu lên xe, chắc là 2 vợ chồng.
- Em đã gắn ôxy cho bé, về tới nhà nếu anh chị muốn để bé đi thi thì khỏi cần ôxy nữa, còn nếu muốn cho bé ở lại thêm với gia đình thì mình nên thuê 1 bình ôxy để sẵn ở nhà, khi nào muốn cho bé đi thì chỉ việc rút ống.
Tiếng của em nhẹ nhàng đều đều nhưng tao nghe thấy chua xót trong lòng, 1 sinh mạng nhỏ nhắn lại sắp phải ra đi mãi mãi
2 vợ chồng lúc này vừa rơm rớm nước mắt, người chồng cất tiếng nói với giọng miền Bắc:
- Chúng tôi cám ơn mấy bác sỹ nhiều lắm.
Tao thấy ánh mắt của em y tá hơi đỏ, chắc em đang xúc động. Chào nhau vài câu thì cặp vợ chồng lên xe, tao vẫy tay chào tạm biệt cô em y tá, chắc cả 2 đều không biết mặt nhau vì tao và em y tá đều mang khẩu trang y tế. Tao đâu biết rằng, đây là lần gặp gỡ đầu tiên với em và cũng là cuộc gặp gỡ định mệnh nảy sinh biết bao rắc rối sau này cho tao.
Ngồi vào ghế tài, tao nổ máy xe, hôm nay tao lại lái tiếp. Chiếc xe lăn bánh ra khỏi cổng bệnh viện hòa vào dòng người và xe cộ đông đúc đang chen chúc nhau vào buổi sáng để kịp giờ làm, điểm đến của tụi tao là huyện Chư prông, tỉnh Gia Lai, 1 trong 5 tỉnh thuộc vùng đất đại ngàn Tây Nguyên
Xe chạy được 1 lúc tao quay sang hỏi thằng Nha Trang:
- Cô em y tá đó em quen hông Nha Trang?
Thằng Nha Trang cười rồi nói:
- Y tá đâu mà y tá anh, em đó là... , điều dưỡng thôi à.
ĐM vậy tao tưởng y tá, kệ mẹ điều dưỡng hay y tá cũng vậy. Và tao sẽ gọi em là em điều dưỡng
Chạy ra đến ngã 4 sở Sao, Bình Dương theo thói quen tao tấp xe vào 1 quán nước để mua bò cụng và nước suối, cũng để cho người nhà đứa bé xuống mua nước uống và vệ sinh. Hút vội điếu thuốc tao khẽ nhìn vào trong xe, trên chiếc băng ca, đứa bé vẫn nằm đó, vẫn đôi mắt nhắm nghiền, tội nghiệp bé, không biết chính xác được bao nhiêu tháng tuổi đã bệnh tật như vầy. Mới đi có mấy chuyến, sao tao cảm thấy cuộc sống này vô thường quá, sống đó rồi chết đó, chẳng thể nào nói trước được điều gì hết. Có thể nói mỗi chuyến xe tao chạy đều là mang trên đó 1 câu chuyện buồn của 1 kiếp người đã nằm xuống hay đang chuẩn bị nằm xuống vĩnh viễn
Lên xe đi tiếp, qua vài câu chuyện tao biết được cặp vợ chồng hơn 30 tuổi, đây là đứa con trai đầu lòng của họ, nhưng từ khi sinh ra thời gian nó nằm ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Đứa bé bị bệnh bạch cầu, nói theo dân gian là bệnh máu trắng, 1 bệnh cũng có thể coi là thuộc nhóm ung thư. Họ bán gần hết mấy rẫy tiêu, cà phê để hy vọng cứu nó thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng cho đến bây giờ, dường như họ phải bất lực nhìn nó sắp sửa rời xa vòng tay của họ mãi mãi
ĐMN cuộc đời vốn dĩ như vậy nó không công bằng với ai cả. Người thì cố gắng đến kiệt quệ để mong con mình được sống, nhưng có người mới sinh con ra đã tàn nhẫn bỏ nó ở bãi rác mặc cho kiến bu ruồi đậu, nhà vệ sinh, thậm chí là bỏ xuống sông... Tao thở dài ngán ngẩm
Vì quốc lộ 14 thời điểm đang sửa chữa chưa hoàn thiện nên có khúc thì chạy bon bon, có khúc phải bò chầm chậm... Chứ không như bây giờ được mệnh danh là cung đường đẹp nhất Tây Nguyên.
Hơn 6h tối, xe tụi tao mới tới nơi, chạy liên tục hơn 10 tiếng với gần 500 cây số,lúc bước xuống xe, 2 chân tao đứng không muốn vững.
Tao thấy nhiều người bước ra từ căn nhà vách gỗ đã cũ màu theo thời gian. Họ tiến ra chiếc xe trong lúc tụi tao đang mở cốp xe sau. Bất chợt như nhớ ra, tao vội hỏi:
- Anh chị có chuẩn bị bình ôxy chưa
Người chồng giọng trầm buồn pha lẫn tiếng khóc sụt sùi của người vợ lên tiếng:
- Chắc anh cho nó ra đi luôn, cho em nó giải thoát không bị những cơn đau hành hạ nữa.
Tao buồn bã nói tiếp:
- Vậy anh chị chuẩn bị bồng cháu nó vô nhà, em sẽ ngắt van ôxy.
Tao bước lên xe, nhìn thằng bé, mắt nó vẫn nhắm nhưng bỗng chốc tao thấy nó mở mắt ra nhưng vẫn với đôi mắt đờ đẫn, nó nhìn tao... Lúc đó tao lấy tay xoa đầu và thầm nói nhỏ với nó:
- Chú đưa con về tới nhà con rồi. Cố gắng lên con!!!
Bất chợt, thằng bé chợt hé miệng nở 1 nụ cười, cho đến bây giờ tao vẫn nhớ như in trong đầu nụ cười của nó lúc đó. Chắc bây giờ, thằng bé đã ở 1 cõi nào đó, mà ở đó nó không còn những cơn đau hành hạ nó nữa...
Tao khóa cái van của bình ôxy, nhanh chóng lấy cái mớ dây nhợ trên người thằng bé rồi ra hiệu cho ba mẹ nó bồng nó vào nhà. Tao ngồi thẫn thờ nhìn theo nó... Vừa vào đến nhà chừng 5', tao nghe nhiều tiếng khóc to và cả những tiếng gào lớn của mẹ thằng bé.
Để cho thằng Nha Trang vào nhà thu tiền cước vận chuyển, tao nhảy lên ghế phụ, bật chốt cho cái ghế ngã ra sau tao nửa ngồi nửa nằm dựa vào thành ghế, đốt 1 điếu thuốc, thả khói lơ lửng nhìn xa xăm chẳng màng quay đầu xe... Giọt nước mắt tao lặng lẽ rơi
Thằng bé còn nhỏ quá, nó chưa kịp cảm nhận hết được cái tình thương ấm áp của ba mẹ, người thân, chưa kịp biết hết được những món đồ chơi... Còn nhiều cái chưa kịp với nó quá.
Thằng Nha Trang bước ra, nó ngạc nhiên khi nhìn thấy bộ dạng của tao. Nó bước đến an ủi tao:
- Từ từ rồi cũng quen dần thôi anh. Làm cái nghề như anh em mình, từ từ rồi cũng chai sạn cảm xúc thôi anh...
Tao cười nhẹ. Tao nghĩ chắc có lẽ tao hơi đa cảm chăng?
Thằng Nha Trang vội nhảy lên ghế tài, nó nổ máy rồi quay xe, bỏ lại sau lưng ngôi nhà với những tiếng than khóc trong đêm vắng... Và trong ngôi nhà đó có 1 thiên thần nhỏ đang nằm đó, bỏ lại trần thế những cơn đau hành hạ mỗi ngày. Yên nghỉ nha con, chú không bao giờ quên nụ cười của con, nhóc à!!!
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN