Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Chap 12: Hé lộ
Tiếng quạt trần quay vòng vòng trên đầu không xua được sự ngột ngạt trong căn nhà vốn chẳng bao giờ mát mẻ này. Mẹ thì vẫn ngồi đấy với dantri, docbao, ngosao.net... Và cốc trà ô long loại ngon mà bà tha lôi tận Bắc cuốc về. Chị thì tay chống trán miệng lảm nhảm "Thất đức, thất đức... Thất đức quá...". Mình vẫn cố bật youtube lên xem mấy clip hài mong cho nhanh tới giờ cơm cho bớt lắm chuyện nhưng tiếng lầm bầm của bà ấy cứ dai dẳng củ hành bên tai, đến độ uất ức quá mình phải quát lên:- Chị có thôi ngay đi cho em nhờ không thì bảo? Thất đức cái gì? Mẹ chứ, cầm đồ cho vay, cầm hồ bán sới. Thì nhân đức lắm đấy mà kêu.
- Nhưng đấy là người ngoài, đây là anh em.
- Ai là anh em với chị? Dứt ruột mẹ đẻ ra chỉ có hai chị em mình. Chị không nghe lão già ấy nói à? Anh em gì với cái loại nhà chúng nó.
- Mày sao đấy? Bố mẹ là chuyện bố mẹ, mày không nhớ bao lần mày gây gổ trên Tràng Thi...
- Này em nói chị nghe. Nhà này chưa chết hết người, em chưa khiến, chẳng qua là ông ấy thích dây vào thôi. Nói dại nhỡ có lần nào ông ấy táng chết con nhà người ta, thì em được yên đấy.
- Mẹ, loại trắng mắt. Người ta cũng chỉ vì bênh mình nên mới ra nỗi ấy, mà giờ mình vì câu nói mà dìm người ta xuống bùn.
- Xin lỗi chị nhé, nói qua nói lại. Nếu nó ra mà không hung hăng, thì người nhà mình giờ cũng chả nằm kia. Mình tưởng ông ý khéo mồm khéo miệng, ra khoe quen ông nọ bà kia, bọn kia nó nể nó buông, chứ nếu thích gây gổ. Chị có tin không? Mai em dò ra nhà bọn kia, nhè lúc nó ở nhà, mặc thường phục, đánh cho thấy cụ nội luôn. Nhà thì 1 tuần đủ 7 ngày đều như vắt chanh em cho chục thằng ra đi bậy ở giữa cửa ý. Làm gì được nhau?
- Thôi thôi.. Tao xin mày...
- Chị lại sắp quên đấy, cái bọc chị cầm là ở đâu ra? Còn chưa rõ vô tình hay cố ý, chị hôm ấy dở hơi đi cầm đã ngu rồi. Giả thử hôm ấy chị ko đưa em, giả sử em lại ko vất đi, lại giả sử tiếp là 2 chị em bị bắt. Thôi xác con mẹ nó định luôn. Khỏi phải chạy. Nản? Anh em tốt gớm. Mẹ nếu là chị. Chị xả mẹ nó xuống bồn cầu hay là lại đút cho người nhà?
Bà ấy cứng họng, uất lên, định gân cổ lên cãi. Mình bồi mẹ nó thêm mấy câu nữa cho bà ấy nản hẳn đi
- Trước giờ em thấy anh chị, hoành tráng lắm. Cứ nghĩ là đủ long đủ cánh rồi. Anh chị làm gì, em theo. Em cũng đ" hiểu sao hôm ấy, em lại đứng nhìn? Bình thường thì hung hăng lắm. Giả sử hôm ấy mà lao vào bồi chúng nó một phát giờ em cũng nằm mẹ nó khám rồi, ngồi đây mà cãi nhau với chị đâu. Giờ chị muốn tốt thì tin ở mẹ, không thì cầm tiền ra mà nhờ mấy thằng ở bar chạy cho. Gớm chúng nó lại chả đang vắt chân lên cổ mà lo cho cái bar ý, hơi đâu để ý nhà chị. Tận mắt em nhìn thấy 1 thằng đây này, tai nghe luôn, miệng nói là mặc kệ nhà mình, không dây vào. Vâng đại cổ đông đấy, anh em tốt đấy. Giờ chỉ chờ người nhà mình cứu người nhà mình thôi. Mẹ không phải tự nhiên mà làm thế đâu, chị em mình ngu quá, đ" biết gì thì tốt nhất ngậm lại. Mẹ không có lí do, thì cũng chả dìm thằng anh tốt của chị làm gì. Mẹ nhỉ?
- Không biết. - Bà đáp lại cộc lốc kèm, rồi lại nhấp một ngụm trà, có vẻ đ" quan tâm lắm tới chuyện nhà mình. Thật sự lắm lúc mình nghĩ mấy con hoa hậu chân dài kia mà lăn quay ra chết khéo bà còn sốt sắng hơn. Tự dưng cụt hứng không muốn cãi nhau nữa. Cả nhà lại im lặng, ai việc đấy như ban đầu.
Tiếng nhạc chuông tn iphone của bà chị như một điểm sáng của bức tranh phong cảnh nhạt màu. Rồi bà ấy hốt hoảng bật dậy chạy ngay ra phía mẹ lại giống như họa sĩ điểm thêm một vệt màu chói lọi nữa cho bức tranh thêm sinh động.
- Mẹ, mẹ ơi... Viện... Viện nhắn tin.
À, phải thế chứ, tranh đẹp giờ còn lồng cả âm thanh nữa. Đến khổ, lâu lắm rồi mới thấy bà ấy đi hết một vòng các cảm xúc, sợ sệt, xúc động, rên rỉ. Giờ lại còn lắp ba lắp bắp cuống cuồng nữa. Tò mò mình cũng chúi đầu vào cái điện thoại
"Nguoi nha Binh chuan bi 100tr cho VKS, da lo xong viec cho Binh"
Mình thoáng thấy có chút gì đó hơi khác trên mặt mẹ rồi lại bình tĩnh
- Để tao gọi chú B.
Rồi thấy bà rút điện thoại, ừ ừ, à à mấy tiếng nghe có vẻ lén lén lút lút, ra chừng bí mật lắm. Xong rồi quay sang bảo chị
- Mày gọi hỏi cái Hằng xem thế nào? Chú B nói cứ bình tĩnh. Xem thế nào đã.
Bà chị lại cuống cuồng rút điện thoại alo
- Chị Hằng ơi, nhà em vừa có người nhắn tin nói là ở bên viện... Số ạ.. Đợi em chút... 09xxxx... Vâng, em cũng nghi nghi... Chắc thế chị ạ... Thế chị bảo sao... Vâng... Bí quá thì em sẽ gọi chị... Vâng... Cứ kệ chị nhớ.
- Nó bảo sao?
- Chị ấy nói là đừng tin, bọn cò đấy, cùng một ruộc với thằng hôm trước đến nhà mình. Chị ấy nói, nếu nhà mình lo được cho anh Bình, thì cứ lo, kệ chị ấy. Chuyện ông Dũng chị ấy sẽ ép bên bar.
- Mày nhắn lại cho thằng kia, là em đang ốm, nằm một chỗ, giờ mẹ với em trai em đang xoay tiền, có sẽ đưa anh ngay.
Chị mình lại nhoay nhoáy nt. Một lúc sau thì tin báo lại
"Truoc 8h toi nay, mang tien toi cua vien kiem soat cua quan, toi se dan di gap pho vien kiem soat, giao tien. Neu khong nghe, se lam lai ho so, toi danh nhu cu"
- Mẹ ơi thế là thế nào? Sao nó biết mình chuyển tội danh? Thế này có khi là thật.
- Mày cứ bình tĩnh, đâu có đó. Hôm nay tao sẽ chơi cho mày xem, cò quay chúng nó đến vãi linh hồn ra thì thôi. Cần gì phải là người trong cuộc mới biết, chỉ cần là trực ban ở quận. Nó cũng biết những cái vớ vẩn như thế. Để đấy.
Đang nói đến đây, thì điện thoại chị lại reo inh ỏi, bà ấy nửa mếu nửa máo
- Mẹ ơi, nó gọi, làm sao bây giờ?
- Đưa tao nghe.
- Alo, ai đấy ạ? - Mẹ bật loa ngoài.
- Đây có phải số điện thoại của Linh, vợ Bình không?
- Phải rồi, ai đấy?
- Cho tôi gặp Linh có chút việc.
- Tôi là mẹ của cháu Bình đây ạ. Có việc gì ạ. – Chữ "ạ" bà cố kéo dài kiểu diễu cợt, nghe cực buồn cười.
- Thế này chị nhé, anh Bình có nhờ tôi giúp anh ấy, giờ việc đã xong xuôi rồi. Nhà chị làm thế nào thì tùy, nhưng phải cho nó phải phép.
- Vâng vâng, nhưng số tiền nó lớn quá anh ạ, nhà tôi lúc này trong nhà không còn xu nào, tôi đang sai cháu nó đi chạy tiền. Phải tối thì may ra mới trả lời anh được.
- Nếu từ giờ tới tối, nhà mình không mang được tiền ra chỗ chúng tôi, thì chúng tôi sẽ làm lại hồ sơ, chuyển tội danh về như cũ.
- Vâng vâng, anh ơi. Tôi hỏi chút, cái đồng chí công an gì mà thụ lý vụ này ý. Tên là gì ý anh nhỉ? Nhà tôi muốn tiếp tế cho cháu mà không biết tên người ta.
- Chị đi vào quận hỏi thẳng người ta, người ta sẽ trả lời cho chị. Khi nào gặp chúng tôi, chúng tôi sẽ chỉ cách cho chị chạy cho Bình ra. Lúc ấy thì cần gì tiếp tế nữa.
- Vẫn biết thế, nhưng mà tôi vẫn muốn hỏi, tiện có anh ở đây, anh có biết đồng chí ấy tên gì không ạ. Vĩ phải không ạ? Nhà tôi mẹ góa con côi, chẳng biết tìm ai nhờ ai cả.
- Chị không phải nhờ ai hết, viện là to nhất rồi, viện trên công an. Viện sẽ giải quyết cho chị. Thế nhé. Tôi không có thời gian. Chị cố gắng lo xong tối nay... Tút... Tút... Tút...
- Dập máy rồi- Mình thấy mẹ cười, quay sang con chị- Mày nghe rõ chưa? Giọng này là giọng cái thằng vô học, thằng không biết gì về luật pháp cả. Thế mà dám mở mồm ra đòi tiền nhà người ta. Tao vạch mặt nó ra cho mày thấy chưa? Tên thằng thụ lý còn chả biết, chỉ chối quanh. Tí nữa nó gọi lại, kiểu gì cũng mò được ra tên thằng thụ lý mà nói tiếp với mình đấy. Thôi ko gọi chú B nữa, chú ấy lại chả cười vào cái mặt đần thối nhà mày ý- Bà dừng một chút nhấp ngụm nước trà, chẹp chẹp môi, rồi nói tiếp- Mày bảo tao thất đức, thôi được rồi, tao lại ra đức vậy. Mày bật máy cho tao nói chuyện với con Hằng. Để tao cho mày biết là mẹ mày còn có đức lắm cơ.
- Vâng.
Mình lại tò mò hóng tai lại gần, nghe xem mẹ muốn nói cái gì? Bà sẽ vạch trần bộ mặt của nhà đấy chăng? Sẽ cho chúng nó sáng mắt ra, hay sẽ nói gì?
- Hằng à? Cô cháu có bị thằng ở trên viện gọi xuống không?
- Cháu có cô ạ, vừa mới gọi xong. Cô ơi, nó nói là nó lo được cho Bình ra rồi, giờ nhà cháu đưa tiền nó sẽ lo nốt cho Dũng ra. Thế nào thế nào cô? Có phải Bình ra rồi không?
- Không cháu ạ, Bình mới chỉ được chuyển đổi tội danh thôi. Chưa ra được. Thằng kia là thằng lừa đảo, cô vừa gọi điện cho nó. Nói chuyện rất vô học và không biết một chút gì về pháp lí cả. Thằng này cũng không chắc đã phải là cò đâu, có thể là nó làm theo lời một ai đó thôi. Chúng nó muốn kéo dài thời gian ra, để nhà mình sa lầy càng lâu càng tốt rồi không rút được chân ra nữa thì thôi.
- Hay là mình cứ thử gặp nó xem thế nào hả cô? Cháu thấy nó hẹn gặp ở trên viện, có khi lại là thật?
- Nó gặp cháu ở đấy, rồi sẽ lí do là làm việc ở đây không tiện, chị em mình ra chỗ nào đó kín kín, có lợi cho nhà mình hơn. Tin cô đi, rồi chắc chắn sẽ là như thế. Rồi nó lại cò quay dẫn dắt cháu đủ kiểu, chẳng đi đến đâu đâu. Còn có chuyện này cô định không nói, nhưng đã chung một thuyền, cô cũng muốn nhắc nhở cháu. Còn chuyện tốt hay xấu là còn xem cháu có biết giữ miệng hay không.
- Cô cứ nói đi ạ, cháu hiểu.
- Từ khi khai trương quán, là cô đã nghe phong phanh nguồn tin là sẽ có đứa qua gây chuyện phá đám phải không cháu?
- Vâng, Linh nói với cô ạ. Mấy hôm trước khi khai trương có thằng cứ gọi điện nói là tao cho chúng mày làm một thời gian, nếu làm ăn được thì tao sẽ qua cướp, còn không thì tao tha, hôm khai trương sợ có chuyện nên anh em cũng cẩn thận hơn, nhưng mà từ hôm ấy đến giờ làm ăn thuận lợi mà cũng chẳng thấy ai qua gây chuyện gì.
- Thế này Hằng à, chuyện của hai đứa kia, vô tình mà lại hóa ra thành hữu ý, theo như nguồn tin cô biết, giờ có người đang viện vào cái việc ấy để dìm chết hai đứa nó. Một người có các mối quan hệ rất to, mà cũng có thể là gần ngay sát bên cạnh cháu, cạnh cô. Có thể là thằng Kiên hoặc ngay con Linh này này. Cô nói cháu biết, là cháu làm gì giờ cũng lên nghe ngóng. Có thể người ta cũng chẳng phải làm gì thêm đâu. Chỉ cần ai đó đứng ra hứa, để anh lo cho, để anh giúp cho. Thế là mình chủ quan ko lo cho người nhà mình. Đến khi chuyện đã rồi thì người ta bảo là anh cố hết sức rồi, chỉ được thế, anh xin lỗi chuyện khó quá. Thì có giết người ta thì người nhà mình cũng đi đi ăn cơm nhà nước rồi. Cháu hiểu ý cô chưa, những lúc như thế này, là phải thật cẩn thận. Không biết anh em tốt xấu thế nào đâu. Ko có hai thằng này, quán về tay ai, chỉ là vấn đề sớm muộn thôi.
- Vâng, cháu cám ơn cô. Có gì cháu sẽ chú ý. Nhưng cháu nghĩ anh em xung quanh không ai đến nỗi...
- Rồi, đấy là cô nói thế, còn Hằng còn cô, chuyện hôm nay cô nói để Hằng biết rồi sau này cháu ngẫm lại, cháu khắc hiểu cô nói gì.
- Vâng ạ.
Mẹ cúp máy, mình còn chưa hiểu câu chuyện đầu cua tai nheo ra làm sao thì chị đã hỏi trước
- Thế thì sao ạ? Con vẫn chưa hiểu mẹ có đức ở chỗ nào?
Mẹ im lặng không nói gì, mình ngẫm ngẫm một lúc rồi như kiểu chợt được đả thông đầu óc
- À, con hiểu thế này có phải không? Nếu nhà chị Hằng đứng sau chuyện này. Mình nói thể chẳng khác gì là nói cho bà ấy biết, nhà mình biết rồi đừng hòng qua mặt.
- Còn nếu nhà chị ấy không liên quan, nói thế khác gì chửi xéo nhà người ta.
- Không, nếu ko liên quan không ai nghĩ thế, người ta sẽ nghĩ là mình đang nhắc nhở người ta cảnh giác. Chả có gì sai hết.
- Mẹ, mẹ giải thích đi. Con chưa hiểu mẹ nói thế ý gì cả?
- Tao định nói với nó, nhưng nó bật loa ngoài, tao nghe tiếng vọng rất rõ. Bên cạnh nó còn có người nữa muốn nghe. Nói nhiều quá vào thời điểm này không có lợi gì cả, hơn nữa, tao nghĩ lại rồi, tao cũng ko muốn làm loạn thêm nữa. Thằng Kiên nói đúng, hoặc là cảnh cáo hoặc là nhắc nhở. Chỉ cần thế thôi. Tao cũng không cần phải thắng thua với mày làm gì. Và tao nói thêm một lần nữa. Những cái mà anh em chúng mày hứa hẹn với nhau 5 ngày chưa làm được thì tao làm mất có nửa ngày. Giờ muốn lo việc này nên theo ai thì mày phải rõ hơn ai hết. Nếu mày cảm thấy đủ lông đủ cánh, thì vợ chồng tự lo lấy nhau.
- Vâng
- Tao còn biết là con này là chúa hay bật ghi âm, mày nói chuyện cũng bớt dông dài đi, cái gì đáng nói thì nói, không đáng thì thôi. Người ta chết vì vạ miệng nhiều hơn tai nạn oto đấy con ạ. Nhà mình nói gì thì nói, kinh nghiệm xã hội không bằng dân giang hồ đâu.
Chị lại im lặng, thật ra chưa bao giờ mình thấy bà ấy nhu nhược và yếu lòng đến thế. Lại thở dài. Đàn bà khó làm được việc lớn là vì tấm lòng. Mệt mỏi, mình nhấc xác lên tầng đi tắm.
Đang xả nước trong nhà tắm. Thì thấy bà ấy đập cửa thình thình
- Kiên, kiên ơi... - Có gì hoảng hốt trong giọng bà ấy.
- Sao chị- Mình thò cái đầu ướt rượt ra.
- Nó đến... Thằng viện đến...
- Cái gì? - Mình kinh ngạc. Đóng sầm cửa lại mặc vội bộ đồ mới thay ra. - Chị với em cái quần bò trên móc. Nhanh. Em xuống xem sao, mẹ dưới đấy à?
- Mẹ, quần đùi cũng được. Kệ nó, xuống nghe xem nó nói gì với mẹ. Chị trót nói là ốm rồi, đừng đóng cửa hành lang, chị đứng ngoài nghe.
- Sợ gì nó. Chị theo em xuống đây. - Mình vừa nói vừa lau lau cái tóc. - Đứng nhà mình còn sợ gì ai nữa.
Mình hùng hổ kéo bà ấy xuống nhà. Xuống đến nơi đã thấy mẹ đang pha trà nóng mời khách, hóa ra bà cố ý kéo dài thời gian đợi hai chị em xuống, cho đông đủ. Lúc bấy giờ câu chuyện mới bắt đầu.
- Cháu nói cháu làm ở viện à? Thế cháu gặp thằng Bình nhà cô chưa? Nó có khỏe không cháu?
- Bình khỏe cô ạ, Bình dặn dò cháu là nhắn với cô hết sức lo cho anh ấy.
- Vậy à? Thế thì cháu đợi Bình ra thôi, rồi anh em giải quyết với nhau, chứ cô có nhờ vả gì đâu.
- Vâng, lỗi là do chúng cháu, có hơi đường đột. Chúng cháu cũng tự ý làm mà không thông báo trước với nhà cô. Cháu cũng hơi chủ quan, và tin tưởng anh Bình quá. Cứ nghĩ là dốc sức làm thì là nhà cô sé xử sự đúng cách..
- Thế nào là không đúng cách hả cháu? Để cô nói cho cháu biết. Bình nhà cô nó phạm tội, nó phải bị xử theo đúng quy định của pháp luật. Nhà cô là nhà làm ăn lương thiện. Nhà cô rất tôn trọng luật pháp. Cô nói cho cháu biết, nhà cô có cậu em ruột tên là... (họ tên chú B)... Làm... (chức vụ)... ở... (tên cơ quan). Từ khi thẳng Bình nhà cô bị bắt tới nay. Cô cũng chưa thèm nhờ nó một câu. Nhưng giờ cháu đã tới đây nói thế này. Cô xấu hổ vì con cô quá, không ngờ nó phạm pháp không ăn năn hối lỗi, mà còn nghĩ tới chạy tội, lại coi thường pháp luật như vậy. Dám nhờ cả người thi hành pháp luật giúp qua mặt luật pháp. Cô cảm thấy bực và giận con cô quá.
- Cô, dù sao cũng là con mình, làm cha mẹ thì nên lo hết trách nhiệm cô ạ. Chúng cháu đã chuyển tội danh cho anh Bình sang tội nhẹ hơn và có khả năng sẽ chỉ bị án treo hoặc phạt hành chính thôi. Đấy cháu cũng thông báo với cô như thế.
- Cô thật sự rất là xin lỗi cháu, cô không biết là con cô lại bố láo đến thế. Chuyện đã tới mức này thì... Kiên, con gọi cho mẹ chú B tới đây, mẹ đau đầu vì anh con quá, làm mất mặt gia đình quá. Cô không thể có thằng con coi thường pháp luật đến thế này được. Giờ cô sẽ để cậu em cô gặp nói chuyện trực tiếp với cháu, phải cho nó thêm cả tội coi thường pháp luật nữa, phải đi tù, thật nặng vào. Con sập ngay cửa xuống, gọi chú B tới đây.
Mình đứng phắt dậy ra chặn cửa, sập cửa cuốn xuống. Ông kia tới lúc này mặt tái mét, chắc chỉ thiếu nước són ra quần và có dấu hiệu nói lắp
- Không... Không cô ơi, chuyện không tới mức như cô nghĩ đâu. Hơn nữa cháu chỉ tới đây để thông báo.
- Sao lại thông báo? Cháu vừa nói với cô là thế nào cơ mà.
- Bình ở trong đấy có nhờ cháu là hết sức giúp đỡ, giờ Bình được chuyển tội danh rồi. Cháu tới đây là để thông báo cho gia đình yên tâm thôi. Việc đấy là do bên công an làm, chứ không có chạy chọt hay gì gì đâu ạ.
- Cháu coi cô như trẻ con, nhể? Thế giờ cô hỏi thật cháu? Bình trong đấy nó có vay mượn, nợ nần, nhờ vả gì không? Giờ cháu viết cho cô cái giấy xác nhận, cô sẽ trả tiền thay nó?
- Không, Bình không nợ gì cháu hết.
- Thế nó có nhờ vả cháu là lo lót cho nó cái gì không?
- Không, anh ấy chỉ nhờ cháu lưu tâm, để ý giúp đỡ thôi ạ.
- Vậy thì cô cảm ơn cháu. Sau này có gì Bình ra, cô sẽ nhắc nhở Bình về chuyện này. Cô cũng muốn là chúng ta coi nhau như một người trong nhà. Cháu hiểu chứ?
- Dạ vâng.
- Mà cháu mặc đồng phục không đeo cầu vai à?
- Dạ không, cháu... Bên cháu chỉ có thẻ nghành với hai cái đỏ đỏ ở dưới này thôi ạ. - Ông ý chỉ tay vào cái ve áo. Không như bên an nình.
- À ra thế. Thế cũng gần tới giờ cơm, nhà cô cũng nấu cơm rồi. Mời cháu ở lại xơi cơm với gia đình.
- Dạ thôi, cô cho cháu về, cháu vừa ở cơ quan là qua đây ngay. Phải về tắm rửa qua cái, bẩn quá. Cô mở cửa cho cháu về với.
- Ừ, Kiên ra mở cửa tiễn anh đi con.
- Vâng ạ.
Mình bật cửa lên. Đợi cho cửa lên hết, mình ra ngoài hé cửa kính. Vẫn nghe thấy tiếng mẹ trong nhà bắt tay chúc tụng, chào hỏi một lúc. Mình đứng ngoài đợi cho tới khi ông kia đi khuất thì mới vào nhà.
- Biển số xe bao nhiêu?
- Dạ 30... - Mình giật mình, sao mẹ biết mình nhìn biển số xe chứ.
- Biển thật không?
- Con nghĩ là thật vì chỗ ốc vít vào biển đã rỉ khá lâu rồi.
- Ừ, mày nghe thế có hiểu gì không con. - Mẹ hướng về phía chị
- Con vẫn sợ sợ, nhỡ chẳng may chúng nó thay đổi hồ sơ...
- Đẻ mày đau đ.. Quá con ạ. Viện gì cái loại nhà nó. Kiếm đâu được bộ quần áo như quần áo bảo vệ, không cả đi được nốt đôi giày vào cho nó có dáng. Mày tưởng là làm bên công an, cảnh sát với viện muốn mặc sắc phục đi với dép là được đi à? Lúc nó mới đến nhìn cái bộ dạng lếch thếch của nó. Tao đã chán rồi. Sao không diễn cho nó đạt hơn tí nữa cho bõ công tao ngồi tiếp nó. Còn chuyện thay đổi hồ sơ, đây không phải chuyện trẻ con nhà mày mà vừa kí nhoằng một cái đổi giờ không thích lại kí đổi lại. Nói cho biết giả sử hôm rồi, nhà mày có không đưa tiền cho người ta, chỉ cảm ơn suông. Người ta cũng chỉ tím mặt mà nhớ tên chúng mày trong đầu để gây khó dễ việc khác thôi, chứ không dở hơi mà đi đổi lại hồ sơ về như cũ đâu. Có phải cái mở giấy lộn nhà mày đâu mà muốn viết sao thì viết. Sau này chẳng may có thanh tra thì giải trình làm sao?
- Vâng, con xin lỗi.
- Thằng này rất là liều. Phải có ai đứng sau giật dây. Nó mới dám cả gan tới tận nhà như thế này. Việc này chắc không đơn giản. Kiên, mày tí vào mày tính lưu lại đoạn video vừa rồi và cả xem cả camera ngoài sân xem có ghi được biển số xe không. Đây, cắm vào máy tính – Mẹ đưa cái điện thoại cho mình- Cop cho tao đoạn tao vừa nói chuyện với nói ra. Sợ sau này có phải dùng đến. Việc hôm nay, đáng lẽ phải nhốt nó trong này đánh cho thừa sống thiếu chết mới thả ra, nhưng thôi, việc nhà đang thế này. Không nên dính thêm rắc rối nữa. Dọa nó thế là đủ rồi. Sợ thật đấy.
- Vâng.
- Cứ tình hình này, bên cái Hằng có khi rồi cũng đang bị hành cho quay như chong chóng thôi. Cái quán bar ấy, rồi chả được mấy ngày nữa đâu. Linh, mày xem thế nào giờ là lúc nhạy cảm... Nếu cảm thấy không đủ khả năng thì nhả ra con ạ.
- Giờ con mệt mỏi quá, không muốn nghĩ đến...
- Còn không nhà được... Những gì là của mình, thì phải nắm chặt tay mà giữ lấy. Bóp chết những đứa mon men lại gần...
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN