Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Phụ nữ nhớ dai, thù dai – hẳn ai cũng nghĩ thế. Nhưng thực sự là bộ não của phụ nữ giống nam giới: Nặng khoảng một cân rưỡi có lẻ, chứa hơn một trăm tỉ nơ-ron thần kinh. Họ cũng như chúng ta: Nhanh chóng lãng quên những thứ làng nhàng và lưu giữ những sự vật hoặc sự kiện đáng nhớ. Phụ nữ khó hiểu, phải, nhưng ít nhất trong vấn đề này, họ tương tự đàn ông.
Với tôi, những khoảnh khắc của ngày 26 Tết năm đó – nói một cách văn vẻ – được tôi cất giữ ở một góc trang trọng trong tim. Từ ngày ấy tính đến giờ là ba năm. Sau ba năm, góc trang trọng ấy vẫn sạch sẽ, không chút bụi bẩn và tôi vẫn thường ghé thăm nó mỗi khi tâm trí rảnh rang. Vậy Linh thì sao? Liệu em còn nhớ không?
- Thế hôm ấy là 26 Tết à? Vậy hả? Mình cứ tưởng Tùng tặng quà mình sau Tết cơ!
Tôi cười mếu. Em thật biết quăng gạch vào hội nghị quá! Nhưng tôi chỉ cười chứ không trách Linh vô tâm bởi tôi chẳng là gì của em cả. Giả như tôi là bạn trai em thì giận dỗi hẵng có lý. Tôi biết nhiều người tuy chẳng là gì của nhau, nhưng luôn muốn chiếm hữu người kia một cách ích kỷ, đôi khi vì vài chuyện vu vơ mà post status giận dỗi tóe tòe loe trên facebook, sau đó họ đợi người... Like và comment?! Tôi mường tượng ra tâm sinh lý của những người này hẳn phải phức tạp như món giả cầy để qua vài ngày vậy.
Quay lại vấn đề. Vấn đề là... He he, vậy đó! Con người vốn dĩ khác nhau, huống hồ là nam nữ. Ngày 26 Tết năm đó với tôi là kỷ niệm đẹp. Từng khoảnh khắc, từng giây phút, tôi đều nhớ rõ. Nhưng Linh thì không. Em không hề nhớ ngày tôi tặng quà cho em, cũng chẳng ấn tượng gì nhiều về chuyến đi chơi quanh hồ. Điều an ủi tôi là Linh vẫn giữ chiếc mũ len Opeth. Nhưng thực tình, ở tuổi 23 và đã đi làm công sở như em, chiếc mũ chẳng còn phù hợp nữa. Càng nhiều tuổi, quan niệm về cái đẹp trong mỗi người càng đổi khác. Ngay cả tôi, một gã hâm mộ rock metal mà giờ thấy em đội chiếc mũ đó thì cũng không ưng mắt lắm.
- Thi thoảng mình vẫn đội nó. – Linh cười – Nhưng mà phải để tóc dài với không nhuộm cơ! Để tóc ngắn không hợp.
- Thì đừng làm tóc nữa, cứ để nguyên thế. – Tôi nói.
- Không làm thì tóc xù lên, bộ Tùng không biết hả? À, bây giờ vẫn chưa có bạn gái thì không biết là phải rồi!
Linh ôm miệng khúc khích, còn tôi chỉ biết cười ngượng chịu trận. Tôi nói:
- Cô được lắm! Đợi năm sau tôi cưới vợ cho cô biết tay!
- Thật á? Mình hết sức quan ngại đó! Đùa thôi, Tùng nhớ con Cáo lớp mình chứ? Nó lấy chồng rồi đấy, hình như là hồi đầu năm.
- Hả? Con giặc đấy mà cũng lấy chồng á? Thằng chồng chắc ăn phải bả chuột rồi! Nhà nào mà vớ phải con Cáo làm vợ thì banh ta lông luôn!
- Sao nói người ta thế? Ờ... Mình cũng không thích Cáo lắm. Hôm nó cưới, mình không đi. Nhiều đứa con gái trong lớp mình cưới rồi, khoảng năm sáu gì đấy. Cuối năm chắc có con Bê cưới nữa.
- Vậy thì Linh cưới luôn đi! – Tôi nháy mắt – Lâu lâu chưa được đi ăn cưới, đang thèm!
Linh cười ngất nhưng không nói thêm điều chi, chỉ cười vậy thôi. Và rồi hai chúng tôi lại chìm trong khoảng lặng. Cuộc đối thoại chưa kết thúc, hai đứa cũng chẳng thiếu chuyện để nói, đơn giản là chuyện quá nhiều và chúng tôi đang lựa chọn chủ đề thích hợp. Bởi lẽ có những chuyện mà khi kể ra, không khí vốn đang vui vẻ giữa chúng tôi có thể bị chùng xuống. Chẳng phải chuyện gì lâm li bi đát hay đẫm nước mắt gì cả, chỉ là không vui.
Chỉ là không vui thôi...
- Tùng vẫn dùng khăn của mình chứ? – Linh hỏi – Hình như Tùng không thích quàng khăn lắm?
- Hôm nào lạnh quá thì xài thôi. Với lại có mỗi Linh tặng khăn, mình không xài cái đó còn xài cái nào nữa?
Gương mặt Linh chợt hiện lên nét tươi tắn tựa cơn gió thoảng qua, em vội nhấp ngụm café như cố tình che đi biểu hiện ấy. Tôi hỏi:
- Mà sao Linh hỏi thế?
- Đôi khi muốn ích kỷ một tí. – Em đáp.
Tôi mỉm cười. Linh không hoàn hảo, em vẫn là con người với những tính cách khó hiểu của phụ nữ. Cô gái có thể không yêu bạn, nhưng cô ấy muốn bạn trân trọng mọi món quà, mọi khoảnh khắc khi bạn ở bên cổ, bởi vì họ muốn "ích kỷ một tí" – giống như Linh vậy.
- Mình có vài đứa bạn cấp ba vừa làm đám cưới. Ờm... Tầm tháng trước thôi. – Linh nói – Có mấy đứa... Chúng nó bảo cưới vì muốn quên người yêu cũ. Mình cũng muốn quên, nhưng không phải quên bằng cách cưới xin. Ờ thì tất nhiên mình sẽ cưới, nhưng không phải bây giờ, cũng không phải năm sau! Thật đấy!
Cưới để quên người cũ – tôi từng nghĩ đây chỉ là tình tiết trong phim ảnh Hàn Quốc, ai dè cũng có thật ở ngoài đời. Nhằm trốn tránh tình cảm, có những người tìm đến hôn nhân, coi nó như một trách nhiệm nặng nề để quên đi tình cũ. Rồi sau đó, họ bỏ lại sau lưng những ký ức thuở nào và mặc chúng cho thời gian tàn phá. Nếu để quên Linh, liệu tôi có nên tiến tới hôn nhân? Ở tuổi của tôi, lấy vợ không phải chuyện lạ, giống như các cụ hay nói "ở quê, chúng nó bằng tuổi mày đã có con rồi đấy!".
Nhưng ai dám chắc thời gian có thể tàn phá hết ký ức? Có những người đã quên hẳn...
... Và có những người vẫn còn nhớ.
- Tự dưng nói cưới xin, nghe không ổn lắm nhỉ? Thế mấy thằng người yêu cũ lại làm phiền cô à? – Tôi hỏi.
Linh lắc đầu cười:
- Không phải đâu. Từ lúc tốt nghiệp, mình không liên lạc gì với họ nữa. Quên rồi!
Và thế là chúng tôi bắt đầu nói chuyện về những anh chàng từng đi ngang qua cuộc đời Linh. Chuyện về bọn họ, tôi đã nghe em kể ít nhiều, cũng có vài chuyện tôi chưa nghe bao giờ. Mà thực ra tôi chẳng quan tâm lắm, bởi những cuộc tình qua lời kể của chị em thường rất rối rắm và mù mịt, hiểu được 50% là giỏi lắm.
À, bạn đang thắc mắc về câu hỏi của tôi phỏng? Đúng như bạn nghĩ đấy, trong số "mấy thằng người yêu cũ" của Linh không có tôi. Suốt những năm tháng đại học, tôi chỉ đóng vai phụ trong câu chuyện của Linh. Bạn nhớ chuyện cổ tích chứ? Trong chuyện cổ tích, bên cạnh nàng công chúa luôn có một gã hề mua vui. Công chúa không bao giờ yêu gã hề mà chỉ đi tìm tình yêu với chàng hoàng tử bạch mã ở phương xa. Thứ tình yêu tuyệt đẹp ấy mới là điều mà độc giả muốn thấy, ai thèm quan tâm gã hề kia nghĩ gì chứ?
Bạn có giống tôi – một gã hề luôn chạy theo nàng công chúa của mình không?
*
* *
Chiếc mũ len Opeth như một chất keo gắn kết tôi và Linh. Tối hôm ấy, chỉ sau cuộc dạo bộ quanh hồ vài tiếng, tôi chat Yahoo! với Linh cả tiếng đồng hồ; không bạn bè, không game, không cả Sasha Grey. Trong ít phút ngắn ngủi, tôi vạch ra hàng đống kế hoạch đi chơi Tết với Linh nhưng khổ nỗi em đã kín lịch. Hôm giao thừa thì em đi chơi với bạn, mùng 2 Tết đi với bạn (tổ cha lũ bạn luôn ngáng đường), mùng 3 Tết đi cùng gia đình. Tôi có cảm giác em như minh tinh màn bạc được săn đón khắp nơi (mà cũng phải, em là nhân vật chính của câu chuyện này mà). Xê đi chuyển lại mãi lịch hẹn, em cũng đồng ý đi chơi với tôi vào mùng 5 Tết. Chỉ hai đứa đi, tuyệt đối không có sự hiện diện của người thứ ba.
"Mà Tùng rủ mình đi đâu thế?".
"Đi chùa. ".
"Tùng mà đi chùa á? Chuyện lạ! ^^ Nhưng mà chùa nào thế?".
"Vài ba cái chùa... ờ, Chùa Hà? Được không?".
"Chùa Hà á? Sao lại là chùa Hà!".
"Tại tôi thích thế! >:)".
"Điên quá! =))".
Với những người chưa biết thì chùa Hà là một ngôi chùa khá nổi tiếng ở Hà Nội, nơi đây cầu duyên thiêng vô cùng. Ấy là dân tình đồn đại thế, còn tôi tin rằng đi cầu duyên mà muốn thiêng thì trước hết mặt tiền của bạn phải đẹp. Chứ mặt tiền không đẹp thì cầu tới mục thất, như tôi chẳng hạn! "Con lạy chín phương trời con lạy mười phương phật cho con có bạn gái, miễn sao cổ đừng nặng hơn con ba chục cân hơi là được" – đó, tôi chỉ cầu vậy thôi mà suốt hai năm đại học vẫn chưa biết mùi gái. Tuy nhiên, lòng tôi đầy hy vọng rằng chuyến du xuân này sẽ giúp nguyện cầu của mình trở thành hiện thực. Chư thần hỡi, đợi mùng 5 nhé, xin các ngài chứng giám, à nhầm, phù hộ giùm con!
Song mấy hôm sau, đùng một cái bố mẹ bắt tôi về quê. Gia đình tôi tuy không phải dân Hà Nội chính gốc nhưng đã chuyển lên đây sinh sống từ lâu, đại khái là trước hồi tôi sinh ra. Mọi năm, bố tôi thường chỉ về quê khoảng một hai ngày rồi lên. Nhưng kể từ năm ấy, ông cụ ra lệnh mỗi dịp Tết, cả nhà phải về ít nhất ba ngày. Ông cụ sắp về hưu nên đã tính chuyện dưỡng già ở quê hương. Ông cụ khoái, còn tôi không thích, bởi những ngày ở quê trùng vào ngày Tết, còn đâu thời gian đi chơi với Linh nữa hở giời?! Ban đầu, tôi phản đối kịch liệt nhưng mẹ lại ủng hộ bố. Cụ bà nói:
- Mày phải về quê! Họ hàng anh em ở đấy, không về thì đi đâu? Mai sau chúng tao chết đi thì chôn ở đấy, mày phải về mà thắp hương rồi trông coi nhà cửa chứ? Ông tưởng ông dân Hà Nội á? Nhà quê lõ đít ra con ạ!
Nhằm thuyết phục tôi, mẹ hết khuyên răn, dọa nạt rồi chửi thối đầu. Sau vài ngày, cuối cùng tôi phải giơ tay đầu hàng và về quê với bộ mặt nhăn như khỉ ăn ớt. Tôi không phân biệt quê hay thành phố, mà vì đối với tôi, quê chẳng có gì hay ho. Tôi phải gặp một mớ trẻ con gọi mình bằng "bác" hoặc "ông trẻ" (tiên sư chúng mày, tao còn chưa có vợ!); phải gặp những bà cô ông bác lạ hoắc mà mình chưa từng thấy bao giờ (và họ lúc nào cũng hỏi khi nào tôi cưới vợ). Bởi không sống ở đây nên khi gặp họ hàng, tôi cảm giác họ chỉ là những con người xa lạ. Nói thật, tôi biết ông hàng xóm rõ hơn mấy người bà con nhiều lắm.
Mà khổ nhất là những ngày đi chúc Tết. Tôi bắt buộc phải đi vì ông già cần một thằng xe ôm miễn phí, lại chắc tay để lượn qua những cung đường đầy ổ gà lẫn phân trâu. Đồng thời nhỡ ổng uống say thì thằng con có trách nhiệm thồ về. Ở đâu không biết chứ ở quê tôi, đi tới nhà nào là họ sẽ mời cơm, mà đã cơm thì tất có rượu. Họ hàng nhà tôi ở quê khá đông, đi chúc từ mùng 3 tới mùng 5 cũng chửa hết, một ngày ít nhất cũng năm sáu chỗ, mỗi chỗ hai ba chén rượu là đủ chết. Tôi tửu lượng kém nên đợt ấy say bí tỉ, lần nào về nhà cũng gọi tên chị Huệ. Cái Tết năm đó của tôi chỉ gói gọn trong ăn, uống và chị Huệ. Bao nhiêu dự định đi chơi với Linh của tôi đổ bể sạch sẽ.
Quay cuồng trong rượu chè chúc tụng, tôi quên mất khái niệm ngày và đêm, thậm chí suýt quên luôn Hoa Ngọc Linh nếu thằng Choác không kịp thời nhắc nhở. Tối hôm mùng 4, thằng Choác gọi điện chúc Tết cho tôi:
- Về quê vui không mày?
- Vui kẹc! Ngày nào cũng rượu, sắp điên rồi đây!
- Hớ hớ! Chúc chú năm mới học hành tốt và kiếm được bạn gái! Mà mày với con Linh tới đâu rồi?
- Thì vẫn thế. Tao định rủ nó chơi Tết mà cuối cùng có đi được đâu?
- Thế từ hôm về đến nay đã gọi điện chúc Tết nó chưa?
Tôi ngẩn mặt ra một lúc rồi nói:
- Chưa.
- Thế hôm giao thừa mày có nhắn tin hay gọi điện chúc mừng năm mới cho nó không?
- Không nốt.
- Tổ sư ông! Ông đang tán nó thì phải để ý mấy cái này chứ! Mùng 4 rồi đấy! Mau gọi điện hỏi thăm nó đi chứ! Không đi chơi được hôm nay thì đi hẹn nó hôm khác.
-Ờ ờ, nhớ rồi, tao làm ngay!
-Ấy? Từ từ từ từ từ! Ít nhất mày cũng phải chúc Tết tao rồi hẵng gọi cho nó chứ?
- Tao gửi tin nhắn cho mày là được! Thế nhé!
- Khoan đã, bạn bè mà thế à? Thằng phản bạn! Thằng thổ phỉ! Thằng...
Tôi cúp máy ngắt lời thằng Choác rồi ngay lập tức nhắn tin cho Linh, trong lòng thấp thỏm lo âu. Năm ngày Tết trôi qua, liệu có thằng khỉ gió nào hẹn em đi chơi không? Chắc chắn có, nhưng vấn đề là bao nhiêu thằng? Rừng ngày càng ít, lâm tặc lại rõ lắm, thế này thì còn gì là môi trường sinh thái nữa!
"Chúc mừng năm mới nhé! Chúc cô học hành giỏi giang và mau mau kiếm thằng bạn trai to cao đen hôi! >:)".
"Cảm ơn nhé! Mà không cần bạn trai to cao đen hôi đâu ^^! Tùng ăn Tết ở quê vui không?".
"Đang sắp chết đây (_ __")! Chắc chiều mai tôi mới lên Hà Nội. Cô ăn Tết vui không?".
"Bình thường. Loanh quanh đi chơi với ăn uống thôi. Khéo Tết này mình lên vài cân quá TT!".
"Tết thì phải ăn. Kêu ca làm gì cho mệt người? Mà cô nhớ mừng tuổi cho tôi! >:)".
"Thì Tùng phải mừng lại tớ chứ ^^!".
Tôi mải mê nhắn tin cho Linh hàng tiếng đồng hồ, cho tới khi không gửi được tin nữa, mở ra mới thấy "Tài khoản của quý khách còn 50 đồng". Hết tiền thì nạp thẻ, nhưng vấn đề là tôi không dám bước chân ra đường. Nhà tôi ở làng, chẳng có đèn điện nên đường tối như hũ nút, muốn đi đâu phải mang đèn pin. Nghe dân bản xứ đồn đại rằng đường làng lúc tối thường có người vỗ vai, mà quay lại thì... Không thấy ai. Cực chẳng đã, tôi phải mượn điện thoại của bố để nhắn tin tiếp. Tôi dông dài mãi mấy chuyện ngày Tết rồi cuối cùng hỏi ý Linh về việc đi chơi. Em trả lời:
"Mình cũng chưa biết hôm nào rảnh. Mấy đứa bạn cứ hẹn mình đi hết chỗ nọ chỗ kia. Có một đám đang rủ mình đi phượt lên Ba Vì, đang phân vân đây. ".
Trước đây, tôi cứ nghĩ Linh đang nói về mấy cô bạn thích buôn dưa lê bán dưa chuột của em. Về sau, tôi ngộ ra rằng đó là cách con gái nói giảm nói tránh về những thằng đang theo đuổi mình. Những thằng đang tán gái luôn ngỡ rằng chỉ mình nó là lâm tặc, đâu biết còn vô số thằng lâm tặc khác đang lẩn trốn trong rừng rậm. Nghe Linh nói về lịch đi chơi của mình, tôi đoán ít nhất xung quanh em đang có ba bốn thằng đương nhăm nhe chặt cây lấy gỗ. Tôi bèn nhắn tin trách khéo em:
"Tôi là tôi bắt đầu căm mấy đứa bạn của cô rồi đấy nhé!".
"Sao thế? Sao lại căm thù bạn mình? ><".
"Mấy đứa chúng nó toàn phá đám để tôi không đi chơi với cô được. ".
"Ặc, đâu phải thế? ^^ Suy diễn lung tung. Thôi được rồi, mình sẽ cố xếp lịch. Hôm ấy nhớ mừng tuổi cho mình nhé! ^^".
"Hai mươi mấy tuổi rồi đấy cô ơi, mừng tuổi cái giè? -_-".
"Thế ai bảo Tùng đòi mình mừng tuổi trước?:P:".
"Vì tôi là con trai, tôi có quyền! >:)".
"Hả? Đâu ra cái định lý ấy thế? =))".
Hai đứa chúng tôi cứ nhắn tin trêu chọc nhau, tưởng như hết tiền điện thoại mới thôi. Ít nhất thì Linh cũng hứng thú với những màn chém gió của tôi, mà con gái lại yêu bằng tai. Nếu tình hình cứ tiếp tục tiến triển như vầy, có lẽ cái ngày tôi ngỏ lời yêu chẳng còn xa xôi nữa. Đêm hôm đó, tôi không ngủ được vì đầu óc cứ mơ tưởng cái ngày mình tỏ tình với Linh. Thông cảm, tôi hay vẽ nên hay hoang tưởng cũng là bình thường.
- Mày làm gì mà hết ba chục tiền điện thoại của bố thế? – Bố tôi hỏi.
-À... à, thằng Choác gọi điện rủ con đi chơi ấy mà! Không có gì đâu!
Và tôi nhanh nhẩu tóm lấy cái điện thoại, xóa toàn bộ tin nhắn. Cụ ông mà biết chắc chắn sẽ kể cho cụ bà, rồi cụ bà sẽ tế tôi một trận. Cũng phải nói thêm là cụ bà không muốn tôi yêu đương lúc còn đi học, rồi thì sau này 27, 28 tuổi phải lấy vợ; đại khái tư tưởng của cụ hơi cũ kỹ. Tất nhiên là tôi chẳng nghe lời. Hai mươi mấy tuổi đầu không đi kiếm bạn gái, chẳng lẽ cứ Sasha Grey mãi? Mệt chết!
Sau năm ngày ở quê, cuối cùng tôi cũng trở về Hà Nội. Việc đầu tiên tôi làm là túm cổ thằng Choác lẫn thằng Xoạch đi café để hỏi ý kiến chúng nó về vụ cưa gái. Nghe tôi kể lể sự tình, hai thằng cẩn thận đánh giá như hai nhà lãnh đạo sắp ký kết hiệp định gì quan trọng lắm. Thằng Xoạch nói:
- Cứ từ từ. Nó nói chuyện nhiều không có nghĩa nó đã thích mày. Hậy! Bớt ảo tưởng đê!
Tôi chau mày nói:
- Mày bảo khi gái thích thì nó sẵn sàng nghe mình chém gió cả ngày mà?
- Mới chỉ là "thích", ông ạ. – Thằng Xoạch thở dài – Thích là chơi được, làm bạn được, hoặc cũng có thể làm osin được. Hiểu chớ?
Thằng Choác đế thêm:
- Mày với cái Linh quen nhau từ cấp hai, bao nhiêu tật xấu của mày, nó biết hết! Cứ liệu hồn!
- Con người ai chả có mặt xấu mặt đẹp hả mày? – Tôi thở phì phì – Nó biết trước thì có vấn đề gì đâu?
Hai thằng bạn nhìn nhau cười hô hố. Thằng Xoạch ôm bụng cười:
- Mày đi với bọn tao bao lâu mà vẫn chưa khôn ra hả Tóp? Đi tán gái như kiểu quảng cáo trên tivi ấy. Bao nhiêu cái tốt mày phải phô ra, thậm chí phải tự tâng bốc mình lên. Chứ mày thấy thằng nào quảng cáo khuyết điểm của mình chưa?
Tôi nốc ực cốc café, trong lòng hơi tức tối. Mang tiếng là bạn nhưng hai con hẹo này luôn phi gạch ném đá tôi không thương tiếc. Tôi hậm hực:
- Đ. M nhà các ông. Các ông không yểm trợ đỡ đạn hộ tôi thì ít nhất cũng phải khua chiêng đánh trống cổ vũ chứ! Cứ toàn bàn lùi là sao hả?
- Các cụ nói rồi: Chậm, mà chắc. – Thằng Choác nói – Mày tưởng tượng tốt lắm đúng không? Đấy! Bây giờ ông phải tưởng tượng cái Linh như pháo đài Điện Biên Phủ, có tầng này ngõ kia, lô cốt dây thép chằng chịt. Ông phải đánh chiếm từng cứ điểm, bóc tách từng hàng phòng ngự của nó mới được.
- Bóc tách quần áo nó hả? – Tôi cười đểu.
- Đợi khi nào mày cưa được nó đã! Ý tao là mày phải từ từ, từng bước một mà tiến. Tuần này mày rủ nó đi café, tuần sau rủ đi xem phim, tuần sau nữa thì đi ăn. Mỗi lần đi, mày phải tỏ ra mày là thằng đàn ông đích thực, không thích đực. Biết quan tâm, nhưng quan tâm vừa vừa thôi! À mà mày cũng nên thể hiện là thằng ngu số dzách, khéo có khi được tặng thêm cái khăn nữa. Úi! Đừng đánh tao! Đấy, đại khái là thế!
Tôi thở dài:
- Thế nhỡ trong lúc tao đang từ từ, có thằng khác nhảy vô thì làm thế nào?
Thằng Xoạch chặc lưỡi:
- Thì thế mới cần mày gây ấn tượng cho nó! Mày biết vẽ đúng không? Trổ tài ra! Mà mày tặng quà Valentine cho nó chửa?
- Năm nay Valentine trùng với mùng 1 Tết, chưa tặng được. Mà đáng ra ngày đó con gái phải tặng con trai chứ?
- Thế mày còn lạ đàn bà xứ này à? Nó quan tâm đếch gì ngày lễ thế nào? Nó chỉ quan tâm ngày lễ là mày phải tặng quà chúng nó. Ờ... Mà mày không tặng thì thằng khác sẽ nhảy vào. Đó, giờ chú muốn sao? Hậy!
Nghe thằng Xoạch nói vậy, tôi chợt nhớ tới cô bé Châu của thời cấp ba. Biết bao giờ mới xuất hiện một cô gái tặng quà Valentine cho con trai như Trâu điên chứ? Đáng tiếc, Hoa Ngọc Linh là người hoàn toàn khác và tôi phải chấp nhận rằng thằng Xoạch nói đúng. Tặng quà à? – Tôi tự nhủ. Nguyên cái vụ tặng quà sinh nhật cho Linh tháng trước đã phát sinh ối chuyện rắc rối, thế nên tôi chẳng tốn quá nhiều tâm sức vào món quà nữa.
Và cũng chẳng có chuyện tôi bị cơ động bắt xe mà hết tiền mua quà. Tôi mua một thanh kẹo socola nho nhỏ, nhờ thằng Choác bọc giấy màu rồi tặng cho Linh trong một buổi chiều café và em vui vẻ nhận lấy. Đơn giản vậy thôi. Tôi ngộ ra rằng cứ bình thường hóa mọi chuyện và chẳng cần làm quá nó lên, tự nhiên mọi thứ sẽ nuột ngay. Nhưng có một điều là Linh không quá quan tâm món quà này, dù tôi đã nhấn mạnh nó là "quà Valentine muộn". Em cũng không hỏi tại sao tôi tặng. Phải chăng có vấn đề gì sai sót? Hay cổ không thích socola? Thôi đúng rồi, Linh không ăn gà rán vì sợ béo, chắc chắn cũng ghét luôn socola! – Tôi tự nhủ, trong lòng vô cùng lấn cấn. Thấy tôi cứ nhấp nha nhấp nhổm, Linh hỏi:
- Tùng sao thế?
-À, à. Tôi sợ cô không thích socola. Cô bảo sợ béo, đúng không?
Linh phì cười:
- Đâu phải ngày nào cũng ăn socola mà béo? Nói thật là mình thích! Thế... Ăn ngay nhé, được không?
Đến lượt tôi cười sặc trước biểu hiện của Linh. Sau vụ này tôi mới phát hiện ra Linh khoái socola hệt như món gà rán (tất nhiên là không ăn nhiều vì vấn đề cân nặng). Em ăn hết một nửa thanh kẹo, nửa còn lại đưa cho tôi:
- Của Tùng này!
- Hả? Thôi, ăn đi, quà của cô, đưa tôi làm gì?
Linh cong môi, giọng nói đôi phần đanh đá:
- Thì coi như là cảm ơn đi. Bộ không được à?
Và để tăng độ đanh đá, em nhíu mày lườm tôi, rồi lại phì cười như coi đó là trò vui. Tôi như nhũn người ra trước từng cử chỉ của em. Em không thể khiến tôi yêu đời hơn, không thể kéo tôi ra khỏi tuyệt vọng như cô bé Châu năm nào. Nhưng em luôn có những khoảnh khắc làm tim tôi rung động. Tôi nhìn Linh lâu thật lâu, có thể thấy hình bóng của mình phản chiếu trong đôi mắt em, thần hồn như lạc trên trời, đến nỗi em gọi mấy lần mà tôi vẫn chưa trở lại mặt đất.
- Này, Tùng! Sao nhìn mình thế? Mặt mình dính cái gì à?
- Ơ... Không! Không có gì!
Tôi chối biến, trong lòng hơi ngượng ngùng. Ngượng? Thằng thổ phỉ như mày mà biết ngượng á? – Bạn định nói thế phỏng? Tôi khẳng định đó là sự thật. Trong tình yêu, người ta gán tính "ngượng" cho con gái mà không hề biết rằng những thằng đực rựa cũng có cảm giác đó. Đứng trước cô gái mình thích, có thằng nào không biến thành trẻ con?
Tôi ăn một nửa thanh socola còn lại, tất nhiên là tự mình ăn, không có chuyện Linh bỏ thanh kẹo vào mồm tôi như mấy phim lãng mạn. Hôm ấy, chúng tôi nói chuyện rất vui, chủ yếu là chuyện Tết. Em cười rũ khi nghe tôi kể về mấy ông bác ở quê cứ ép tôi uống rượu, còn tôi thì phát ghê với mấy bà cô đành hanh nanh mọc bên nhà em. Chúng tôi còn gây ồn ào khi đứa này đòi đứa kia tiền mừng tuổi. Tuy nhiên, suốt cuộc nói chuyện, chúng tôi chẳng hề đả động tới Valentine hay thanh socola thêm lần nào nữa. Linh có suy nghĩ của riêng em, còn tôi thực hiện chiến dịch "chậm mà chắc" đúng theo lời hai thằng bạn. Dù sao, được nói chuyện thoải mái với Linh thế này, tôi đã mãn nguyện lắm.
Cuối buổi, tôi hẹn Linh một chuyến đi chơi và em đồng ý. Lần này là đi xem phim. Đi chơi với gái mà cứ quanh quẩn mãi ở quán café thì sớm muộn cũng hết chuyện. Mà tôi thấy mình sắp cạn ý tưởng để chém gió. Thế nên đi xem phim, nhất là phim Việt Nam được quảng cáo rầm rộ, là một ý tưởng không tồi. Tại sao? Bởi phim Việt nhảm và nhạt. Chính những tình tiết vô duyên dớ dẩn, sự cứng đơ trên khuôn mặt của các diễn viên khi đóng phim sẽ cho tôi vô số chủ đề chém gió. Vả lại mấy ai bàn đến nội dung của phim Việt Nam? Đời tư với xì căng đan của anh chàng diễn viên hoặc cô người mẫu mới đáng quan tâm, mà chị em phụ nữ rất khoái vấn đề này. Có khi chẳng cần tôi nói, Linh đã lên tiếng trước rồi. Mình thật thông minh quá đi, khửa khửa! – Tôi cười, lòng tự đánh giá trình độ tán gái đã tăng thêm một bậc.
Nhưng người tính chẳng bằng trời tính. Có lẽ ông trời quyết không để mưu đồ đen thui như mực của tôi trở thành hiện thực. Sau Tết, tôi không có thời gian để thở vì... Ăn. Ngày hôm nay lên nhà ông bác ăn, ngày hôm sau sang nhà ông cậu ăn, ngày hôm kia đến lượt gia đình tôi tiếp khách. Loắng ngoắng vậy mà mất non hai tuần, tôi hầu như không trốn đi đâu được. Mà được hôm tôi rỗi rãi thì Linh lại bận việc gia đình với lý do tương tự. Nửa tháng sau đó, kế hoạch đi chơi của tôi cũng đi tong vì thời tiết. Ai bảo mùa xuân Hà Nội đẹp? Toàn mấy ông nhà văn nhà thơ bố láo! Không mùa nào ở Hà Nội tệ hại bằng mùa xuân, trời mưa lâm thâm suốt tuần, nhà thì ẩm phơi áo quần không khô. Cái thời tiết này chỉ khiến người ta cố thủ trên giường, dựng chăn gối làm lô cốt mà thôi.
Năm ấy, trời nồm khá lâu, đến lúc sinh viên bắt đầu học kỳ mới, kiểu thời tiết khó chịu ấy vẫn chưa chấm dứt. Mọi dự linh đi chơi với Linh của tôi vẫn chưa thực hiện được. Những lúc như thế, tôi đành nhắn tin cho Linh như để chắc chắn rằng em vẫn nhớ đến mình:
"Mấy hôm nay có đi chơi đâu không?".
"Mưa thế này đi đâu chứ? Đi học rồi nằm nhà đắp chăn đọc truyện thôi! ^^".
"Đọc truyện gì thế? Hentai à? >:)".
"Đấm chết giờ! >< Mà cuối tuần này chắc không đi xem phim được rồi. Mưa quá!".
"Thôi đợi khi nào hết nồm thì đi. ".
"Ơ... Đợi hết nồm á?".
"Ra đường giờ bẩn lắm! Hay cô muốn đi?".
"Ơ không. Vậy cũng được. Đợi hết nồm vậy. ".
Thực ra nếu Linh muốn đi xem phim thì dù trời sập, tôi cũng đèo em đi. Nhưng trời mưa vừa lạnh vừa bẩn, Linh ngồi sau xe tôi chỉ tổ bẩn áo, bẩn luôn cả sắc đẹp của em. Thế nên tôi nghĩ em cứ nằm nhà đắp chăn là ổn, đỡ phải phơi mình giữa giá rét, mà da càng thêm trắng, tiện thể bổ dưỡng cho nhãn quan của mình về sau. He he he!
Nhưng nữ thần may mắn không hề đoái hoài với tôi, dường như bà ta đã quẳng tôi vào tay gã thần xui xẻo. Học được một tuần thì trường tôi thông báo sinh viên đi thực tập quân sự, thời gian kéo dài khoảng một tháng. Oái oăm ở chỗ cái ngày bắt đầu cũng là lúc thời tiết bắt đầu tạnh ráo. Thế này là sao? Tại sao lúc tôi có thể đi chơi với Linh, trời lại mưa? Còn khi trời tạnh, tôi phải đi thực tập? Nói theo ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ thì tôi chỉ còn biết thốt lên: Định Mệnh. Đây chính là Định Mệnh mà ông trời sắp đặt. Tính ra, suốt từ ngày gặp lại Linh, tôi đã lỡ hẹn với em không biết bao nhiêu lần. Điều này khiến tôi lo lắng vô cùng. Nhưng lo lắng chẳng ích gì bởi trường đã ra lệnh và tôi bắt buộc phải đi.
Những ngày tập quân sự cũng không có gì đáng nói, ngoại trừ một chuyện là tôi luôn tận dụng thời gian để nhắn tin cho thằng Choác. Thường thường là lúc lên giường đi ngủ vì giờ này nó mới đi làm thêm về. Tôi kể lại sự tình cho thằng Choác. Nó cũng bó tay trước vận số nhọ hơn mõm chó của tôi, chỉ biết an ủi:
"Thôi ở ngoài tiền tuyến cứ yên tâm chiến đấu, tôi ở hậu phương sẽ lo cái Linh giùm đồng chí. ".
"Con bà mày! Thế bây giờ tao phải làm sao?".
"Tao cũng chịu mày luôn rồi. Tùy cơ ứng biến thôi. Mà ông làm gì phải bi quan thế? Tươi lên, không tán được nó thì tán con khác! Thiếu mẹ gì gái?".
"Nhưng tao lo quá! Mấy lần lỡ hẹn đi chơi rồi, liệu nó có ghét tao không?".
"Ghét thì không, nhưng chán thì có. ".
"Cái đ... ! Thế tao phải làm sao?".
"Thì cứ nhắn tin cho nó! Đừng dày quá, hai ba ngày một lần thôi! Nhắn nhiều gái nó ghét, nhắn ít nó bảo đếch quan tâm nó, thế nên chú cứ vừa vừa cho anh. ".
"Ờ, biết thế. ".
Cuộc nhắn tin kết thúc và tôi bắt đầu nhắm mắt ngủ. Nhưng chỉ vài phút sau, tôi nhận ra điện thoại sáng đèn. Thằng Choác vừa gửi tin nhắn mới, mở ra đọc thì nó ghi thế này:
"Tao thấy mày quan trọng hóa vấn đề quá. Nếu mày không tán được con Linh thì sao? Mày sẽ tán con khác chứ?".
Nếu bạn còn nhớ, cái ngày mà tôi với thằng Choác đi ra hồ Tây, nó có hỏi tôi một câu rằng nếu không theo nghiệp vẽ thì tôi sẽ làm nghề gì khác? Giờ đây, nó lại hỏi tôi một câu hóc búa tương đương.
Nếu không thể yêu Linh, liệu tôi có thể yêu ai khác?
Ngay lúc ấy, tôi cũng chưa thể hình dung viễn cảnh tán gái thất bại. Tôi là đứa hiếu thắng. Tôi chơi game để thắng, không phải giải trí. Tôi tham dự cuộc thi vẽ để có giải thưởng, không phải tham dự chơi chơi. Và tôi tán gái để người con gái ấy thuộc về mình, không phải thằng lăng nhăng đem gái ra làm trò đùa. Với bản tính cứng đầu, tôi trả lời thằng Choác:
"Làm đếch có chuyện tao không tán được cái Linh chứ?".
"Ờ, ờ. Biết thế. ".
Theo lời dặn dò của thằng Choác, cứ ba ngày tôi lại nhắn tin cho Linh một lần. Việc nhắn tin hơi khó vì đợt thực tập này thi hành kỷ luật rất nghiêm, đứa nào bị bắt gặp nhắn tin trong giờ ngủ sẽ phải ra ngoài hành lang chống đẩy một trăm lần. Nhiệm vụ trên được giao cho thằng bí thư của trường. Thằng bí thư này lại thuộc dạng thích bắt bớ để lập công trạng. Nó rất bựa. Nó không bao giờ bắt bạn nó hay mấy thằng máu mặt mà chỉ nhằm lũ mặt mũi thư sinh trói gà không chặt như tôi. Lớp tôi lại chẳng có thằng đầu bò nào nên nó rất khoái đảo tới đảo lui nhằm bắt bớ mấy thằng con trai hoặc đi chọc ghẹo bọn con gái.
Mỗi tối, thằng bí thư cùng đám bạn của nó lại cầm đèn pin đi soi từng phòng, điệu bộ nghênh ngang như bọn sao đỏ hồi cấp một. Tôi tin chắc rằng nền giáo dục này đã sai lầm khi đẻ ra hai thằng con quái thai là sao đỏ và bí thư đoàn. Nhằm đối phó thằng bí thư chó săn, tôi phải tắt chuông điện thoại, tắt cả rung, chỉ để sáng đèn rồi lựa chỗ tối nhất mà nằm. Được cái những thằng bạn cùng phòng cũng nghịch điện thoại nên bảo vệ nhau rất kỹ. Một thằng được cử ra canh, hễ nghe thấy tiếng bước chân của thằng bí thư, nó lại thì thào:
- Chó đến! Chó đến!
- Con gâu gâu đến đấy!
Thế là suốt đợt thực tập ấy, chẳng đứa nào trong bọn tôi bị bắt chống đẩy cả.
Đúng như lời thằng Choác, tôi đã quá bi quan. Linh vẫn trả lời tin nhắn của tôi đều đều. Em kể chuyện về môn học mới khó nhằn, về quy định học tín chỉ và em phải thức tới sáng để đăng ký vào hệ thống tín chỉ chạy chậm như rùa bò. Tôi kể cho em nghe về thằng bí thư gâu gâu, vụ tập huấn lăn lê bò toài trên nền đất nhão nhoét vì mưa. Linh không có vẻ gì là bực bội vì những lần thất hứa của tôi. Tôi nghĩ em vẫn thông cảm và luôn chừa cơ hội cho mình.
Cho tới ngày cuối cùng của kỳ huấn luyện quân sự, Linh nhắn tin cho tôi:
"Tùng về hôm thứ năm chứ gì? Vậy thứ bảy đi café nhé?".
Tôi đọc tin nhắn, mắt mở to chữ A, mồm há rộng chữ O, trong lòng vừa ngạc nhiên lẫn phấn khích. Từ trước tới nay, Linh chưa bao giờ chủ động mời tôi đi café. Suốt chín tháng trời kể từ ngày gặp lại, đây là lần đầu tiên em chủ động mời tôi. Còn tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho việc này! Răng đánh lạch cạnh, tay chân bấn loạn, tôi nhắn tin lại:
"Thật á? Nhưng có chuyện gì thế?".
"Bí mật, đến rồi sẽ biết! ^^".
Úp úp mở mở là bản tính của Linh. Tôi cá rằng em lại bày ra trò gì đó tương tự chiếc khăn len. Nhưng kệ, dù là gì đi chăng nữa, tôi cũng cảm thấy vui khôn tả. Cuối cùng thì chín tháng đánh trận đã thắng lợi, dù thiệt hại không hề nhỏ.
Ngay khi về Hà Nội, tôi gọi điện ngay cho thằng Choác. Thằng này theo dõi sát sao tình hình chiến sự nên rất kinh ngạc khi biết Linh chủ động mời tôi đi chơi. Nó chắp tay, mặt mũi nghiêm trang, mồm bẹt ra giả dọng phim chưởng:
- Chúc mừng túc hạ từ nay hết kiếp làm bạn với giấy vệ sinh! Ngu mà có được gái, sự kiện này sẽ lưu danh thiên cổ!
- Con bà mày! Nghiêm túc coi! Thế hôm ấy tao phải làm gì? Tỏ tình với nó được chửa?
- Chắc là được rồi. Nó chủ động mời mày thì phải nắm cơ hội chứ! Mày tán nó bao lâu rồi? Chín tháng? Đâu? Hình như là mười tháng! Cũng lâu phết, giờ nói được rồi! Ông cứ ăn mặc bình thường, nhưng nói chuyện tử tế giùm tôi. Mà sao đầu tóc mày rối bù thế? Mải lấp lỗ châu mai với thằng cùng phòng phải không? Tao biết, không phải chối! Được rồi, thứ bảy sang đây, tao còn mấy chai Mỹ Hảo, vuốt tóc đẹp lắm!
Hôm thứ bảy, tôi sang nhà thằng Choác nhờ nó chỉnh sửa đầu tóc. Tất nhiên là nó không có xài Mỹ Hảo để vuốt tóc cho tôi. Nhờ nó, mặt mũi tôi sáng sủa ra trông thấy. Bạn bè là sống chết có nhau? Là đồng cam cộng khổ? Không cần đao to búa lớn thế, nội cái việc nó kiên trì giúp đỡ thằng thổ phỉ như tôi có bạn gái là đủ để sút mấy câu hoa mỹ kia vào sọt rác hết. Trước khi đi, thằng Choác còn động viên:
- Anh cứ yên tâm ra trận, em ở hậu phương sẽ chung thủy đợi chờ anh!
- Đợi thắng lợi trở về, bố sẽ giết mày! – Tôi nói.
Hai thằng cười sằng sặc. Cả tôi và nó đều tin rằng bắt đầu từ ngày mai, tôi chính thức có bạn gái.
Linh hẹn tôi ở một quán café nằm trên tòa nhà cao tầng gần trung tâm thành phố. Từ nơi đó có thể phóng mắt xuống nhìn dòng người tấp nập trên những con phố rực sáng đèn điện. Quán café bài trí những chiếc ghế đệm đỏ dưới không gian mờ mờ màu xanh nhạt – một nơi thích hợp cho đôi lứa. Nếu không tính tiền café đắt lòi (40 nghìn/ cốc) thì chỗ này rất đáng để tới mỗi dịp cuối tuần. Tối hôm ấy, tôi đến trước, kiếm một chỗ gần cửa sổ ngắm phố phường và nhâm nhi cốc café đen đắng nghét. Tôi nhớ lại ngày cuối cùng chia tay Linh, nhớ về bản nhạc Time like these của Foo Fighters. Mới đó đã bốn năm.
Bốn năm trước, một câu chuyện kết thúc. Bốn năm sau, một câu chuyện khác bắt đầu.
Bức tranh vẽ cây cầu dẫn từ vùng đất cổ tích lên bầu trời đầy sao đã có kết thúc đẹp. Rốt cục thì cô bé và cậu bé nó đã tìm thấy cánh cửa thiên đường.
Tôi đợi khoảng mười lăm phút thì Linh tới. Ai đây?! – Tôi thốt lên trong lòng. Linh vẫn là Hoa Ngọc Linh mà tôi biết, nhưng em đẹp hơn, tựa như một đóa hồng vốn đẹp nay nở bung ra. Môi em đỏ hơn, đôi mắt đậm màu hơn, mái tóc nhuộm màu và làm xoăn, chừng ấy đủ khiến tôi ngu đi trong ít phút. Em cười:
- Tùng đến lâu chưa?
- Vừa mới. Mà... Hôm nay trông đẹp thế? Tính hẹn hò với ai à?
"Hẹn hò với Tùng chứ ai!" – Tôi đã mong Linh nói vậy. Nhưng em chỉ cười rồi ngồi xuống, hỏi han tôi chuyến thực tập quân sự. Tôi không dám chắc Linh nghe toàn bộ lời tôi nói bởi chốc chốc em lại ngoái về phía cửa ra vào như đang chờ ai đấy. Một lát sau, em đứng dậy và đi về phía cửa. Tôi nghe em nói như vầy:
- Sao anh lâu thế?
"Anh"? Em gọi ai là "anh"? Chẳng cần đợi lâu, tôi đã có câu trả lời. Sánh bên vai em là một anh chàng khoác quần áo bảnh bao, mặt mũi ưa nhìn cùng mái tóc cạo mái hợp mốt, mà nếu tôi xài cả tấn Mỹ Hảo cũng chẳng thể đẹp bằng hắn. Anh trai chăng? Chơi với Linh nhiều năm, tôi chưa từng nghe em có anh trai. Và đúng là Linh chẳng có anh trai chị gái nào hết. Em chỉ vào anh chàng bảnh trai nọ và cười với tôi:
- Giới thiệu với Tùng nhé, người yêu của mình!
Em cười tươi và hạnh phúc. Tôi nhìn thật lâu vào mắt em, nhìn thấy cả hình bóng của mình trong đó. Tôi mong chờ em sẽ nói khác hoặc tỏ thái độ nào đấy như đùa cợt như vụ tặng tôi khăn len, hoặc lừa tôi rằng em về quê. Không, chẳng có sự đùa cợt nào ở đây. Linh cười nhưng nói nghiêm túc. Anh chàng đẹp mã này là bạn – trai – của – em.
- Chào cậy! – Anh chàng kia chìa tay ra và nói với tôi – Cậu tên Tùng hả? Nghe Linh nói nhiều về cậu, thấy bảo cậu vẽ đẹp lắm hả?
Kịch bản phim sẽ là cảnh nhân vật nam chính đập thằng nhân vật phụ một trận sống dở chết dở, nhân vật nữ chính nhảy vào can ngăn, sau đó là màn cãi nhau, chàng bỏ đi trong mưa, nàng ở lại trong nước mắt. Nhưng thực tế là tôi chẳng làm gì anh chàng kia hết. Tôi chỉ bắt tay hắn rồi cùng ngồi nói chuyện. Tôi chỉ biết hắn tên là Trung, cũng đang là sinh viên, sinh viên trường nào hay nhà ở đâu thì chẳng rõ bởi tôi chẳng quan tâm nữa. Cuộc nói chuyện giữa ba người tẻ ngắt vì tôi chẳng nói nhiều, Linh và anh chàng kia nói là chủ yếu. Hai người họ nói toàn những thứ tôi chẳng hề biết, hay nói cách khác, tôi là kẻ ngoài cuộc. Cuối cùng tôi cũng hiểu tại sao em gọi tôi đến.
Bởi em coi tôi là bạn.
Và em muốn giới thiệu người yêu của em cho tôi biết. Phải, ai mà không muốn giới thiệu người yêu mình cho bạn bè?
Cuối buổi, cả ba chúng tôi ra về. Linh níu tôi lại một quãng, đợi người yêu em đi khuất rồi hỏi:
- Trông thế nào, có được không?
Em hỏi vô tư với nụ cười vô tư chẳng kém, chúng vô tư đến mức lạnh lẽo như băng đá. Tôi nhìn đôi mắt em và lại thấy hình ảnh phản chiếu của mình. Tôi chờ đợi đôi mắt ấy bày tỏ chút gì nuối tiếc, bày tỏ chút tình cảm chi đấy. Nhưng Linh lại im lặng, sự im lặng khiến tôi biết rằng sẽ chẳng có phép màu nào xuất hiện giữa cuộc sống này. Tôi vội cúi đầu ngượng ngùng rồi nói khe khẽ:
-Ừ, trông hắn cũng được đấy!
Em cười:
- Thế là được nhỉ! Tùng nói thế là mình yên tâm rồi!
Ba người chúng tôi xuống khu nhà để xe. Linh và bạn trai ríu rít về chuyến xem phim hồi chiều, còn tôi vô hồn như lang thang giữa bóng tối. Tới khi Linh sắp leo lên xe người yêu, tôi bèn gọi em lại và hỏi một câu ngô nghê:
- Tuần sau rỗi buổi nào không? Café chứ?
- Mình không biết nữa. Tuần sau mình bận lắm, có gì mình nhắn tin sau nhé!
Linh tạm biệt tôi, tạm biệt không chút nuối tiếc. Khi em đi khỏi, tôi vẫn đứng đó, ánh mắt trông mong điều kỳ diệu như một đứa trẻ tin tưởng vào những câu chuyện cổ tích. Và tôi bỗng hiểu rằng Linh đã phát chán với thằng luôn thất hứa như tôi. Sau ngần ấy năm, tôi vẫn học nổi cách để giữ lời hứa.
Tối hôm đó, tôi đi lòng vòng chục con phố mới lết xác về nhà. Tôi ngồi lên bàn, mở máy tính để vẽ. Nhưng chỉ mở vậy thôi chứ tôi chẳng làm gì, thậm chí không cả trả lời tin nhắn của thằng Choác. Tôi đang cố lý giải mình đã sai lầm ở chỗ nào và tại sao Linh chỉ coi tôi là bạn. Hay em giận tôi vì không đưa em xem phim. Đã nói rồi, hôm ấy bẩn lắm, đi chỉ khổ em chứ tôi đâu có ngại? Bão cấp mười tôi còn chẳng ngán nữa là mấy cơn mưa phùn tí ti đó! Tôi chẳng ngại cái mẹ gì hết! Tôi...
Tôi không biết nữa...
Thấy chân tay mình bấn loạn như sắp đập phá cái gì, tôi bèn mở nhạc rồi lấy giấy bút ra vẽ. Tôi cố gắng vẽ lại bức tranh tặng Linh năm nào như để níu kéo, như mong em thay đổi suy nghĩ. Vẽ một lúc, tôi chợt nhận ra bức tranh này không hề giống bức tranh năm xưa. Tôi vò nó, quẳng vào thùng rác rồi vẽ bức thứ hai. Nhưng bức thứ hai, bức thứ ba rồi bức thứ ba mươi, tôi vẫn chẳng thể vẽ đúng.
Có những thứ đã thuộc về quá khứ và tôi không bao giờ được thấy nó thêm lần nữa.
Tôi nhìn ra bầu trời qua ô cửa sổ. Vẫn bầu trời ấy, vẫn khung cảnh ấy, nhưng trong mắt tôi, nó chỉ là một màu xám trộn lẫn vệt đen của những tầng mây dày đặc.
Trái tim của tôi ở đâu giữa tầng mây ấy?
Bốn năm trước, em cất giấu trái tim của tôi.
Bốn năm sau, em vẫn không cho tôi tìm thấy nó.
Tôi buông bút vẽ, đôi mắt lang thang trên trang giấy thứ ba mươi mốt. Giấy trắng tinh, vô hồn, vô cảm xúc, hệt như tâm hồn tôi lúc này. Chỉ còn lại tiếng hát mà gã vocal của Sonata Arctica cứ rót vào lòng tôi. Gã hát mà như bày tỏ cõi lòng của gã với tôi vậy.
Trong những câu chuyện cổ tích, người ta để ý về hoàng tử và công chúa. Không ai để ý tới thằng hề ngày đêm ở bên công chúa cả.
Khi thất tình, đàn ông có khóc không?
Khi thất tình, đàn ông không khóc, chỉ buồn. Buồn vô hạn, như đại dương mênh mông không bến bờ.
Talk to me, show some pity
You touch me in many, many ways
But I"m shy, can"t you see
I see, can"t have you, can"t leave you there "cos
I must sometimes see you
And I don"t understand how you
How you can keep me in chains
(Nói gì đi em, tỏ chút tiếc nuối gì đi
Em làm tôi rung động
Nhưng em có biết tôi đang ngượng ngùng vì em?
Tôi biết tôi không thể có em
Nhưng tôi không thể xa em vì tôi vẫn muốn ngắm nhìn em
Và tôi không thể hiểu
Tại sao em lại khiến tôi khờ dại như thế?)
Với tôi, những khoảnh khắc của ngày 26 Tết năm đó – nói một cách văn vẻ – được tôi cất giữ ở một góc trang trọng trong tim. Từ ngày ấy tính đến giờ là ba năm. Sau ba năm, góc trang trọng ấy vẫn sạch sẽ, không chút bụi bẩn và tôi vẫn thường ghé thăm nó mỗi khi tâm trí rảnh rang. Vậy Linh thì sao? Liệu em còn nhớ không?
- Thế hôm ấy là 26 Tết à? Vậy hả? Mình cứ tưởng Tùng tặng quà mình sau Tết cơ!
Tôi cười mếu. Em thật biết quăng gạch vào hội nghị quá! Nhưng tôi chỉ cười chứ không trách Linh vô tâm bởi tôi chẳng là gì của em cả. Giả như tôi là bạn trai em thì giận dỗi hẵng có lý. Tôi biết nhiều người tuy chẳng là gì của nhau, nhưng luôn muốn chiếm hữu người kia một cách ích kỷ, đôi khi vì vài chuyện vu vơ mà post status giận dỗi tóe tòe loe trên facebook, sau đó họ đợi người... Like và comment?! Tôi mường tượng ra tâm sinh lý của những người này hẳn phải phức tạp như món giả cầy để qua vài ngày vậy.
Quay lại vấn đề. Vấn đề là... He he, vậy đó! Con người vốn dĩ khác nhau, huống hồ là nam nữ. Ngày 26 Tết năm đó với tôi là kỷ niệm đẹp. Từng khoảnh khắc, từng giây phút, tôi đều nhớ rõ. Nhưng Linh thì không. Em không hề nhớ ngày tôi tặng quà cho em, cũng chẳng ấn tượng gì nhiều về chuyến đi chơi quanh hồ. Điều an ủi tôi là Linh vẫn giữ chiếc mũ len Opeth. Nhưng thực tình, ở tuổi 23 và đã đi làm công sở như em, chiếc mũ chẳng còn phù hợp nữa. Càng nhiều tuổi, quan niệm về cái đẹp trong mỗi người càng đổi khác. Ngay cả tôi, một gã hâm mộ rock metal mà giờ thấy em đội chiếc mũ đó thì cũng không ưng mắt lắm.
- Thi thoảng mình vẫn đội nó. – Linh cười – Nhưng mà phải để tóc dài với không nhuộm cơ! Để tóc ngắn không hợp.
- Thì đừng làm tóc nữa, cứ để nguyên thế. – Tôi nói.
- Không làm thì tóc xù lên, bộ Tùng không biết hả? À, bây giờ vẫn chưa có bạn gái thì không biết là phải rồi!
Linh ôm miệng khúc khích, còn tôi chỉ biết cười ngượng chịu trận. Tôi nói:
- Cô được lắm! Đợi năm sau tôi cưới vợ cho cô biết tay!
- Thật á? Mình hết sức quan ngại đó! Đùa thôi, Tùng nhớ con Cáo lớp mình chứ? Nó lấy chồng rồi đấy, hình như là hồi đầu năm.
- Hả? Con giặc đấy mà cũng lấy chồng á? Thằng chồng chắc ăn phải bả chuột rồi! Nhà nào mà vớ phải con Cáo làm vợ thì banh ta lông luôn!
- Sao nói người ta thế? Ờ... Mình cũng không thích Cáo lắm. Hôm nó cưới, mình không đi. Nhiều đứa con gái trong lớp mình cưới rồi, khoảng năm sáu gì đấy. Cuối năm chắc có con Bê cưới nữa.
- Vậy thì Linh cưới luôn đi! – Tôi nháy mắt – Lâu lâu chưa được đi ăn cưới, đang thèm!
Linh cười ngất nhưng không nói thêm điều chi, chỉ cười vậy thôi. Và rồi hai chúng tôi lại chìm trong khoảng lặng. Cuộc đối thoại chưa kết thúc, hai đứa cũng chẳng thiếu chuyện để nói, đơn giản là chuyện quá nhiều và chúng tôi đang lựa chọn chủ đề thích hợp. Bởi lẽ có những chuyện mà khi kể ra, không khí vốn đang vui vẻ giữa chúng tôi có thể bị chùng xuống. Chẳng phải chuyện gì lâm li bi đát hay đẫm nước mắt gì cả, chỉ là không vui.
Chỉ là không vui thôi...
- Tùng vẫn dùng khăn của mình chứ? – Linh hỏi – Hình như Tùng không thích quàng khăn lắm?
- Hôm nào lạnh quá thì xài thôi. Với lại có mỗi Linh tặng khăn, mình không xài cái đó còn xài cái nào nữa?
Gương mặt Linh chợt hiện lên nét tươi tắn tựa cơn gió thoảng qua, em vội nhấp ngụm café như cố tình che đi biểu hiện ấy. Tôi hỏi:
- Mà sao Linh hỏi thế?
- Đôi khi muốn ích kỷ một tí. – Em đáp.
Tôi mỉm cười. Linh không hoàn hảo, em vẫn là con người với những tính cách khó hiểu của phụ nữ. Cô gái có thể không yêu bạn, nhưng cô ấy muốn bạn trân trọng mọi món quà, mọi khoảnh khắc khi bạn ở bên cổ, bởi vì họ muốn "ích kỷ một tí" – giống như Linh vậy.
- Mình có vài đứa bạn cấp ba vừa làm đám cưới. Ờm... Tầm tháng trước thôi. – Linh nói – Có mấy đứa... Chúng nó bảo cưới vì muốn quên người yêu cũ. Mình cũng muốn quên, nhưng không phải quên bằng cách cưới xin. Ờ thì tất nhiên mình sẽ cưới, nhưng không phải bây giờ, cũng không phải năm sau! Thật đấy!
Cưới để quên người cũ – tôi từng nghĩ đây chỉ là tình tiết trong phim ảnh Hàn Quốc, ai dè cũng có thật ở ngoài đời. Nhằm trốn tránh tình cảm, có những người tìm đến hôn nhân, coi nó như một trách nhiệm nặng nề để quên đi tình cũ. Rồi sau đó, họ bỏ lại sau lưng những ký ức thuở nào và mặc chúng cho thời gian tàn phá. Nếu để quên Linh, liệu tôi có nên tiến tới hôn nhân? Ở tuổi của tôi, lấy vợ không phải chuyện lạ, giống như các cụ hay nói "ở quê, chúng nó bằng tuổi mày đã có con rồi đấy!".
Nhưng ai dám chắc thời gian có thể tàn phá hết ký ức? Có những người đã quên hẳn...
... Và có những người vẫn còn nhớ.
- Tự dưng nói cưới xin, nghe không ổn lắm nhỉ? Thế mấy thằng người yêu cũ lại làm phiền cô à? – Tôi hỏi.
Linh lắc đầu cười:
- Không phải đâu. Từ lúc tốt nghiệp, mình không liên lạc gì với họ nữa. Quên rồi!
Và thế là chúng tôi bắt đầu nói chuyện về những anh chàng từng đi ngang qua cuộc đời Linh. Chuyện về bọn họ, tôi đã nghe em kể ít nhiều, cũng có vài chuyện tôi chưa nghe bao giờ. Mà thực ra tôi chẳng quan tâm lắm, bởi những cuộc tình qua lời kể của chị em thường rất rối rắm và mù mịt, hiểu được 50% là giỏi lắm.
À, bạn đang thắc mắc về câu hỏi của tôi phỏng? Đúng như bạn nghĩ đấy, trong số "mấy thằng người yêu cũ" của Linh không có tôi. Suốt những năm tháng đại học, tôi chỉ đóng vai phụ trong câu chuyện của Linh. Bạn nhớ chuyện cổ tích chứ? Trong chuyện cổ tích, bên cạnh nàng công chúa luôn có một gã hề mua vui. Công chúa không bao giờ yêu gã hề mà chỉ đi tìm tình yêu với chàng hoàng tử bạch mã ở phương xa. Thứ tình yêu tuyệt đẹp ấy mới là điều mà độc giả muốn thấy, ai thèm quan tâm gã hề kia nghĩ gì chứ?
Bạn có giống tôi – một gã hề luôn chạy theo nàng công chúa của mình không?
*
* *
Chiếc mũ len Opeth như một chất keo gắn kết tôi và Linh. Tối hôm ấy, chỉ sau cuộc dạo bộ quanh hồ vài tiếng, tôi chat Yahoo! với Linh cả tiếng đồng hồ; không bạn bè, không game, không cả Sasha Grey. Trong ít phút ngắn ngủi, tôi vạch ra hàng đống kế hoạch đi chơi Tết với Linh nhưng khổ nỗi em đã kín lịch. Hôm giao thừa thì em đi chơi với bạn, mùng 2 Tết đi với bạn (tổ cha lũ bạn luôn ngáng đường), mùng 3 Tết đi cùng gia đình. Tôi có cảm giác em như minh tinh màn bạc được săn đón khắp nơi (mà cũng phải, em là nhân vật chính của câu chuyện này mà). Xê đi chuyển lại mãi lịch hẹn, em cũng đồng ý đi chơi với tôi vào mùng 5 Tết. Chỉ hai đứa đi, tuyệt đối không có sự hiện diện của người thứ ba.
"Mà Tùng rủ mình đi đâu thế?".
"Đi chùa. ".
"Tùng mà đi chùa á? Chuyện lạ! ^^ Nhưng mà chùa nào thế?".
"Vài ba cái chùa... ờ, Chùa Hà? Được không?".
"Chùa Hà á? Sao lại là chùa Hà!".
"Tại tôi thích thế! >:)".
"Điên quá! =))".
Với những người chưa biết thì chùa Hà là một ngôi chùa khá nổi tiếng ở Hà Nội, nơi đây cầu duyên thiêng vô cùng. Ấy là dân tình đồn đại thế, còn tôi tin rằng đi cầu duyên mà muốn thiêng thì trước hết mặt tiền của bạn phải đẹp. Chứ mặt tiền không đẹp thì cầu tới mục thất, như tôi chẳng hạn! "Con lạy chín phương trời con lạy mười phương phật cho con có bạn gái, miễn sao cổ đừng nặng hơn con ba chục cân hơi là được" – đó, tôi chỉ cầu vậy thôi mà suốt hai năm đại học vẫn chưa biết mùi gái. Tuy nhiên, lòng tôi đầy hy vọng rằng chuyến du xuân này sẽ giúp nguyện cầu của mình trở thành hiện thực. Chư thần hỡi, đợi mùng 5 nhé, xin các ngài chứng giám, à nhầm, phù hộ giùm con!
Song mấy hôm sau, đùng một cái bố mẹ bắt tôi về quê. Gia đình tôi tuy không phải dân Hà Nội chính gốc nhưng đã chuyển lên đây sinh sống từ lâu, đại khái là trước hồi tôi sinh ra. Mọi năm, bố tôi thường chỉ về quê khoảng một hai ngày rồi lên. Nhưng kể từ năm ấy, ông cụ ra lệnh mỗi dịp Tết, cả nhà phải về ít nhất ba ngày. Ông cụ sắp về hưu nên đã tính chuyện dưỡng già ở quê hương. Ông cụ khoái, còn tôi không thích, bởi những ngày ở quê trùng vào ngày Tết, còn đâu thời gian đi chơi với Linh nữa hở giời?! Ban đầu, tôi phản đối kịch liệt nhưng mẹ lại ủng hộ bố. Cụ bà nói:
- Mày phải về quê! Họ hàng anh em ở đấy, không về thì đi đâu? Mai sau chúng tao chết đi thì chôn ở đấy, mày phải về mà thắp hương rồi trông coi nhà cửa chứ? Ông tưởng ông dân Hà Nội á? Nhà quê lõ đít ra con ạ!
Nhằm thuyết phục tôi, mẹ hết khuyên răn, dọa nạt rồi chửi thối đầu. Sau vài ngày, cuối cùng tôi phải giơ tay đầu hàng và về quê với bộ mặt nhăn như khỉ ăn ớt. Tôi không phân biệt quê hay thành phố, mà vì đối với tôi, quê chẳng có gì hay ho. Tôi phải gặp một mớ trẻ con gọi mình bằng "bác" hoặc "ông trẻ" (tiên sư chúng mày, tao còn chưa có vợ!); phải gặp những bà cô ông bác lạ hoắc mà mình chưa từng thấy bao giờ (và họ lúc nào cũng hỏi khi nào tôi cưới vợ). Bởi không sống ở đây nên khi gặp họ hàng, tôi cảm giác họ chỉ là những con người xa lạ. Nói thật, tôi biết ông hàng xóm rõ hơn mấy người bà con nhiều lắm.
Mà khổ nhất là những ngày đi chúc Tết. Tôi bắt buộc phải đi vì ông già cần một thằng xe ôm miễn phí, lại chắc tay để lượn qua những cung đường đầy ổ gà lẫn phân trâu. Đồng thời nhỡ ổng uống say thì thằng con có trách nhiệm thồ về. Ở đâu không biết chứ ở quê tôi, đi tới nhà nào là họ sẽ mời cơm, mà đã cơm thì tất có rượu. Họ hàng nhà tôi ở quê khá đông, đi chúc từ mùng 3 tới mùng 5 cũng chửa hết, một ngày ít nhất cũng năm sáu chỗ, mỗi chỗ hai ba chén rượu là đủ chết. Tôi tửu lượng kém nên đợt ấy say bí tỉ, lần nào về nhà cũng gọi tên chị Huệ. Cái Tết năm đó của tôi chỉ gói gọn trong ăn, uống và chị Huệ. Bao nhiêu dự định đi chơi với Linh của tôi đổ bể sạch sẽ.
Quay cuồng trong rượu chè chúc tụng, tôi quên mất khái niệm ngày và đêm, thậm chí suýt quên luôn Hoa Ngọc Linh nếu thằng Choác không kịp thời nhắc nhở. Tối hôm mùng 4, thằng Choác gọi điện chúc Tết cho tôi:
- Về quê vui không mày?
- Vui kẹc! Ngày nào cũng rượu, sắp điên rồi đây!
- Hớ hớ! Chúc chú năm mới học hành tốt và kiếm được bạn gái! Mà mày với con Linh tới đâu rồi?
- Thì vẫn thế. Tao định rủ nó chơi Tết mà cuối cùng có đi được đâu?
- Thế từ hôm về đến nay đã gọi điện chúc Tết nó chưa?
Tôi ngẩn mặt ra một lúc rồi nói:
- Chưa.
- Thế hôm giao thừa mày có nhắn tin hay gọi điện chúc mừng năm mới cho nó không?
- Không nốt.
- Tổ sư ông! Ông đang tán nó thì phải để ý mấy cái này chứ! Mùng 4 rồi đấy! Mau gọi điện hỏi thăm nó đi chứ! Không đi chơi được hôm nay thì đi hẹn nó hôm khác.
-Ờ ờ, nhớ rồi, tao làm ngay!
-Ấy? Từ từ từ từ từ! Ít nhất mày cũng phải chúc Tết tao rồi hẵng gọi cho nó chứ?
- Tao gửi tin nhắn cho mày là được! Thế nhé!
- Khoan đã, bạn bè mà thế à? Thằng phản bạn! Thằng thổ phỉ! Thằng...
Tôi cúp máy ngắt lời thằng Choác rồi ngay lập tức nhắn tin cho Linh, trong lòng thấp thỏm lo âu. Năm ngày Tết trôi qua, liệu có thằng khỉ gió nào hẹn em đi chơi không? Chắc chắn có, nhưng vấn đề là bao nhiêu thằng? Rừng ngày càng ít, lâm tặc lại rõ lắm, thế này thì còn gì là môi trường sinh thái nữa!
"Chúc mừng năm mới nhé! Chúc cô học hành giỏi giang và mau mau kiếm thằng bạn trai to cao đen hôi! >:)".
"Cảm ơn nhé! Mà không cần bạn trai to cao đen hôi đâu ^^! Tùng ăn Tết ở quê vui không?".
"Đang sắp chết đây (_ __")! Chắc chiều mai tôi mới lên Hà Nội. Cô ăn Tết vui không?".
"Bình thường. Loanh quanh đi chơi với ăn uống thôi. Khéo Tết này mình lên vài cân quá TT!".
"Tết thì phải ăn. Kêu ca làm gì cho mệt người? Mà cô nhớ mừng tuổi cho tôi! >:)".
"Thì Tùng phải mừng lại tớ chứ ^^!".
Tôi mải mê nhắn tin cho Linh hàng tiếng đồng hồ, cho tới khi không gửi được tin nữa, mở ra mới thấy "Tài khoản của quý khách còn 50 đồng". Hết tiền thì nạp thẻ, nhưng vấn đề là tôi không dám bước chân ra đường. Nhà tôi ở làng, chẳng có đèn điện nên đường tối như hũ nút, muốn đi đâu phải mang đèn pin. Nghe dân bản xứ đồn đại rằng đường làng lúc tối thường có người vỗ vai, mà quay lại thì... Không thấy ai. Cực chẳng đã, tôi phải mượn điện thoại của bố để nhắn tin tiếp. Tôi dông dài mãi mấy chuyện ngày Tết rồi cuối cùng hỏi ý Linh về việc đi chơi. Em trả lời:
"Mình cũng chưa biết hôm nào rảnh. Mấy đứa bạn cứ hẹn mình đi hết chỗ nọ chỗ kia. Có một đám đang rủ mình đi phượt lên Ba Vì, đang phân vân đây. ".
Trước đây, tôi cứ nghĩ Linh đang nói về mấy cô bạn thích buôn dưa lê bán dưa chuột của em. Về sau, tôi ngộ ra rằng đó là cách con gái nói giảm nói tránh về những thằng đang theo đuổi mình. Những thằng đang tán gái luôn ngỡ rằng chỉ mình nó là lâm tặc, đâu biết còn vô số thằng lâm tặc khác đang lẩn trốn trong rừng rậm. Nghe Linh nói về lịch đi chơi của mình, tôi đoán ít nhất xung quanh em đang có ba bốn thằng đương nhăm nhe chặt cây lấy gỗ. Tôi bèn nhắn tin trách khéo em:
"Tôi là tôi bắt đầu căm mấy đứa bạn của cô rồi đấy nhé!".
"Sao thế? Sao lại căm thù bạn mình? ><".
"Mấy đứa chúng nó toàn phá đám để tôi không đi chơi với cô được. ".
"Ặc, đâu phải thế? ^^ Suy diễn lung tung. Thôi được rồi, mình sẽ cố xếp lịch. Hôm ấy nhớ mừng tuổi cho mình nhé! ^^".
"Hai mươi mấy tuổi rồi đấy cô ơi, mừng tuổi cái giè? -_-".
"Thế ai bảo Tùng đòi mình mừng tuổi trước?:P:".
"Vì tôi là con trai, tôi có quyền! >:)".
"Hả? Đâu ra cái định lý ấy thế? =))".
Hai đứa chúng tôi cứ nhắn tin trêu chọc nhau, tưởng như hết tiền điện thoại mới thôi. Ít nhất thì Linh cũng hứng thú với những màn chém gió của tôi, mà con gái lại yêu bằng tai. Nếu tình hình cứ tiếp tục tiến triển như vầy, có lẽ cái ngày tôi ngỏ lời yêu chẳng còn xa xôi nữa. Đêm hôm đó, tôi không ngủ được vì đầu óc cứ mơ tưởng cái ngày mình tỏ tình với Linh. Thông cảm, tôi hay vẽ nên hay hoang tưởng cũng là bình thường.
- Mày làm gì mà hết ba chục tiền điện thoại của bố thế? – Bố tôi hỏi.
-À... à, thằng Choác gọi điện rủ con đi chơi ấy mà! Không có gì đâu!
Và tôi nhanh nhẩu tóm lấy cái điện thoại, xóa toàn bộ tin nhắn. Cụ ông mà biết chắc chắn sẽ kể cho cụ bà, rồi cụ bà sẽ tế tôi một trận. Cũng phải nói thêm là cụ bà không muốn tôi yêu đương lúc còn đi học, rồi thì sau này 27, 28 tuổi phải lấy vợ; đại khái tư tưởng của cụ hơi cũ kỹ. Tất nhiên là tôi chẳng nghe lời. Hai mươi mấy tuổi đầu không đi kiếm bạn gái, chẳng lẽ cứ Sasha Grey mãi? Mệt chết!
Sau năm ngày ở quê, cuối cùng tôi cũng trở về Hà Nội. Việc đầu tiên tôi làm là túm cổ thằng Choác lẫn thằng Xoạch đi café để hỏi ý kiến chúng nó về vụ cưa gái. Nghe tôi kể lể sự tình, hai thằng cẩn thận đánh giá như hai nhà lãnh đạo sắp ký kết hiệp định gì quan trọng lắm. Thằng Xoạch nói:
- Cứ từ từ. Nó nói chuyện nhiều không có nghĩa nó đã thích mày. Hậy! Bớt ảo tưởng đê!
Tôi chau mày nói:
- Mày bảo khi gái thích thì nó sẵn sàng nghe mình chém gió cả ngày mà?
- Mới chỉ là "thích", ông ạ. – Thằng Xoạch thở dài – Thích là chơi được, làm bạn được, hoặc cũng có thể làm osin được. Hiểu chớ?
Thằng Choác đế thêm:
- Mày với cái Linh quen nhau từ cấp hai, bao nhiêu tật xấu của mày, nó biết hết! Cứ liệu hồn!
- Con người ai chả có mặt xấu mặt đẹp hả mày? – Tôi thở phì phì – Nó biết trước thì có vấn đề gì đâu?
Hai thằng bạn nhìn nhau cười hô hố. Thằng Xoạch ôm bụng cười:
- Mày đi với bọn tao bao lâu mà vẫn chưa khôn ra hả Tóp? Đi tán gái như kiểu quảng cáo trên tivi ấy. Bao nhiêu cái tốt mày phải phô ra, thậm chí phải tự tâng bốc mình lên. Chứ mày thấy thằng nào quảng cáo khuyết điểm của mình chưa?
Tôi nốc ực cốc café, trong lòng hơi tức tối. Mang tiếng là bạn nhưng hai con hẹo này luôn phi gạch ném đá tôi không thương tiếc. Tôi hậm hực:
- Đ. M nhà các ông. Các ông không yểm trợ đỡ đạn hộ tôi thì ít nhất cũng phải khua chiêng đánh trống cổ vũ chứ! Cứ toàn bàn lùi là sao hả?
- Các cụ nói rồi: Chậm, mà chắc. – Thằng Choác nói – Mày tưởng tượng tốt lắm đúng không? Đấy! Bây giờ ông phải tưởng tượng cái Linh như pháo đài Điện Biên Phủ, có tầng này ngõ kia, lô cốt dây thép chằng chịt. Ông phải đánh chiếm từng cứ điểm, bóc tách từng hàng phòng ngự của nó mới được.
- Bóc tách quần áo nó hả? – Tôi cười đểu.
- Đợi khi nào mày cưa được nó đã! Ý tao là mày phải từ từ, từng bước một mà tiến. Tuần này mày rủ nó đi café, tuần sau rủ đi xem phim, tuần sau nữa thì đi ăn. Mỗi lần đi, mày phải tỏ ra mày là thằng đàn ông đích thực, không thích đực. Biết quan tâm, nhưng quan tâm vừa vừa thôi! À mà mày cũng nên thể hiện là thằng ngu số dzách, khéo có khi được tặng thêm cái khăn nữa. Úi! Đừng đánh tao! Đấy, đại khái là thế!
Tôi thở dài:
- Thế nhỡ trong lúc tao đang từ từ, có thằng khác nhảy vô thì làm thế nào?
Thằng Xoạch chặc lưỡi:
- Thì thế mới cần mày gây ấn tượng cho nó! Mày biết vẽ đúng không? Trổ tài ra! Mà mày tặng quà Valentine cho nó chửa?
- Năm nay Valentine trùng với mùng 1 Tết, chưa tặng được. Mà đáng ra ngày đó con gái phải tặng con trai chứ?
- Thế mày còn lạ đàn bà xứ này à? Nó quan tâm đếch gì ngày lễ thế nào? Nó chỉ quan tâm ngày lễ là mày phải tặng quà chúng nó. Ờ... Mà mày không tặng thì thằng khác sẽ nhảy vào. Đó, giờ chú muốn sao? Hậy!
Nghe thằng Xoạch nói vậy, tôi chợt nhớ tới cô bé Châu của thời cấp ba. Biết bao giờ mới xuất hiện một cô gái tặng quà Valentine cho con trai như Trâu điên chứ? Đáng tiếc, Hoa Ngọc Linh là người hoàn toàn khác và tôi phải chấp nhận rằng thằng Xoạch nói đúng. Tặng quà à? – Tôi tự nhủ. Nguyên cái vụ tặng quà sinh nhật cho Linh tháng trước đã phát sinh ối chuyện rắc rối, thế nên tôi chẳng tốn quá nhiều tâm sức vào món quà nữa.
Và cũng chẳng có chuyện tôi bị cơ động bắt xe mà hết tiền mua quà. Tôi mua một thanh kẹo socola nho nhỏ, nhờ thằng Choác bọc giấy màu rồi tặng cho Linh trong một buổi chiều café và em vui vẻ nhận lấy. Đơn giản vậy thôi. Tôi ngộ ra rằng cứ bình thường hóa mọi chuyện và chẳng cần làm quá nó lên, tự nhiên mọi thứ sẽ nuột ngay. Nhưng có một điều là Linh không quá quan tâm món quà này, dù tôi đã nhấn mạnh nó là "quà Valentine muộn". Em cũng không hỏi tại sao tôi tặng. Phải chăng có vấn đề gì sai sót? Hay cổ không thích socola? Thôi đúng rồi, Linh không ăn gà rán vì sợ béo, chắc chắn cũng ghét luôn socola! – Tôi tự nhủ, trong lòng vô cùng lấn cấn. Thấy tôi cứ nhấp nha nhấp nhổm, Linh hỏi:
- Tùng sao thế?
-À, à. Tôi sợ cô không thích socola. Cô bảo sợ béo, đúng không?
Linh phì cười:
- Đâu phải ngày nào cũng ăn socola mà béo? Nói thật là mình thích! Thế... Ăn ngay nhé, được không?
Đến lượt tôi cười sặc trước biểu hiện của Linh. Sau vụ này tôi mới phát hiện ra Linh khoái socola hệt như món gà rán (tất nhiên là không ăn nhiều vì vấn đề cân nặng). Em ăn hết một nửa thanh kẹo, nửa còn lại đưa cho tôi:
- Của Tùng này!
- Hả? Thôi, ăn đi, quà của cô, đưa tôi làm gì?
Linh cong môi, giọng nói đôi phần đanh đá:
- Thì coi như là cảm ơn đi. Bộ không được à?
Và để tăng độ đanh đá, em nhíu mày lườm tôi, rồi lại phì cười như coi đó là trò vui. Tôi như nhũn người ra trước từng cử chỉ của em. Em không thể khiến tôi yêu đời hơn, không thể kéo tôi ra khỏi tuyệt vọng như cô bé Châu năm nào. Nhưng em luôn có những khoảnh khắc làm tim tôi rung động. Tôi nhìn Linh lâu thật lâu, có thể thấy hình bóng của mình phản chiếu trong đôi mắt em, thần hồn như lạc trên trời, đến nỗi em gọi mấy lần mà tôi vẫn chưa trở lại mặt đất.
- Này, Tùng! Sao nhìn mình thế? Mặt mình dính cái gì à?
- Ơ... Không! Không có gì!
Tôi chối biến, trong lòng hơi ngượng ngùng. Ngượng? Thằng thổ phỉ như mày mà biết ngượng á? – Bạn định nói thế phỏng? Tôi khẳng định đó là sự thật. Trong tình yêu, người ta gán tính "ngượng" cho con gái mà không hề biết rằng những thằng đực rựa cũng có cảm giác đó. Đứng trước cô gái mình thích, có thằng nào không biến thành trẻ con?
Tôi ăn một nửa thanh socola còn lại, tất nhiên là tự mình ăn, không có chuyện Linh bỏ thanh kẹo vào mồm tôi như mấy phim lãng mạn. Hôm ấy, chúng tôi nói chuyện rất vui, chủ yếu là chuyện Tết. Em cười rũ khi nghe tôi kể về mấy ông bác ở quê cứ ép tôi uống rượu, còn tôi thì phát ghê với mấy bà cô đành hanh nanh mọc bên nhà em. Chúng tôi còn gây ồn ào khi đứa này đòi đứa kia tiền mừng tuổi. Tuy nhiên, suốt cuộc nói chuyện, chúng tôi chẳng hề đả động tới Valentine hay thanh socola thêm lần nào nữa. Linh có suy nghĩ của riêng em, còn tôi thực hiện chiến dịch "chậm mà chắc" đúng theo lời hai thằng bạn. Dù sao, được nói chuyện thoải mái với Linh thế này, tôi đã mãn nguyện lắm.
Cuối buổi, tôi hẹn Linh một chuyến đi chơi và em đồng ý. Lần này là đi xem phim. Đi chơi với gái mà cứ quanh quẩn mãi ở quán café thì sớm muộn cũng hết chuyện. Mà tôi thấy mình sắp cạn ý tưởng để chém gió. Thế nên đi xem phim, nhất là phim Việt Nam được quảng cáo rầm rộ, là một ý tưởng không tồi. Tại sao? Bởi phim Việt nhảm và nhạt. Chính những tình tiết vô duyên dớ dẩn, sự cứng đơ trên khuôn mặt của các diễn viên khi đóng phim sẽ cho tôi vô số chủ đề chém gió. Vả lại mấy ai bàn đến nội dung của phim Việt Nam? Đời tư với xì căng đan của anh chàng diễn viên hoặc cô người mẫu mới đáng quan tâm, mà chị em phụ nữ rất khoái vấn đề này. Có khi chẳng cần tôi nói, Linh đã lên tiếng trước rồi. Mình thật thông minh quá đi, khửa khửa! – Tôi cười, lòng tự đánh giá trình độ tán gái đã tăng thêm một bậc.
Nhưng người tính chẳng bằng trời tính. Có lẽ ông trời quyết không để mưu đồ đen thui như mực của tôi trở thành hiện thực. Sau Tết, tôi không có thời gian để thở vì... Ăn. Ngày hôm nay lên nhà ông bác ăn, ngày hôm sau sang nhà ông cậu ăn, ngày hôm kia đến lượt gia đình tôi tiếp khách. Loắng ngoắng vậy mà mất non hai tuần, tôi hầu như không trốn đi đâu được. Mà được hôm tôi rỗi rãi thì Linh lại bận việc gia đình với lý do tương tự. Nửa tháng sau đó, kế hoạch đi chơi của tôi cũng đi tong vì thời tiết. Ai bảo mùa xuân Hà Nội đẹp? Toàn mấy ông nhà văn nhà thơ bố láo! Không mùa nào ở Hà Nội tệ hại bằng mùa xuân, trời mưa lâm thâm suốt tuần, nhà thì ẩm phơi áo quần không khô. Cái thời tiết này chỉ khiến người ta cố thủ trên giường, dựng chăn gối làm lô cốt mà thôi.
Năm ấy, trời nồm khá lâu, đến lúc sinh viên bắt đầu học kỳ mới, kiểu thời tiết khó chịu ấy vẫn chưa chấm dứt. Mọi dự linh đi chơi với Linh của tôi vẫn chưa thực hiện được. Những lúc như thế, tôi đành nhắn tin cho Linh như để chắc chắn rằng em vẫn nhớ đến mình:
"Mấy hôm nay có đi chơi đâu không?".
"Mưa thế này đi đâu chứ? Đi học rồi nằm nhà đắp chăn đọc truyện thôi! ^^".
"Đọc truyện gì thế? Hentai à? >:)".
"Đấm chết giờ! >< Mà cuối tuần này chắc không đi xem phim được rồi. Mưa quá!".
"Thôi đợi khi nào hết nồm thì đi. ".
"Ơ... Đợi hết nồm á?".
"Ra đường giờ bẩn lắm! Hay cô muốn đi?".
"Ơ không. Vậy cũng được. Đợi hết nồm vậy. ".
Thực ra nếu Linh muốn đi xem phim thì dù trời sập, tôi cũng đèo em đi. Nhưng trời mưa vừa lạnh vừa bẩn, Linh ngồi sau xe tôi chỉ tổ bẩn áo, bẩn luôn cả sắc đẹp của em. Thế nên tôi nghĩ em cứ nằm nhà đắp chăn là ổn, đỡ phải phơi mình giữa giá rét, mà da càng thêm trắng, tiện thể bổ dưỡng cho nhãn quan của mình về sau. He he he!
Nhưng nữ thần may mắn không hề đoái hoài với tôi, dường như bà ta đã quẳng tôi vào tay gã thần xui xẻo. Học được một tuần thì trường tôi thông báo sinh viên đi thực tập quân sự, thời gian kéo dài khoảng một tháng. Oái oăm ở chỗ cái ngày bắt đầu cũng là lúc thời tiết bắt đầu tạnh ráo. Thế này là sao? Tại sao lúc tôi có thể đi chơi với Linh, trời lại mưa? Còn khi trời tạnh, tôi phải đi thực tập? Nói theo ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ thì tôi chỉ còn biết thốt lên: Định Mệnh. Đây chính là Định Mệnh mà ông trời sắp đặt. Tính ra, suốt từ ngày gặp lại Linh, tôi đã lỡ hẹn với em không biết bao nhiêu lần. Điều này khiến tôi lo lắng vô cùng. Nhưng lo lắng chẳng ích gì bởi trường đã ra lệnh và tôi bắt buộc phải đi.
Những ngày tập quân sự cũng không có gì đáng nói, ngoại trừ một chuyện là tôi luôn tận dụng thời gian để nhắn tin cho thằng Choác. Thường thường là lúc lên giường đi ngủ vì giờ này nó mới đi làm thêm về. Tôi kể lại sự tình cho thằng Choác. Nó cũng bó tay trước vận số nhọ hơn mõm chó của tôi, chỉ biết an ủi:
"Thôi ở ngoài tiền tuyến cứ yên tâm chiến đấu, tôi ở hậu phương sẽ lo cái Linh giùm đồng chí. ".
"Con bà mày! Thế bây giờ tao phải làm sao?".
"Tao cũng chịu mày luôn rồi. Tùy cơ ứng biến thôi. Mà ông làm gì phải bi quan thế? Tươi lên, không tán được nó thì tán con khác! Thiếu mẹ gì gái?".
"Nhưng tao lo quá! Mấy lần lỡ hẹn đi chơi rồi, liệu nó có ghét tao không?".
"Ghét thì không, nhưng chán thì có. ".
"Cái đ... ! Thế tao phải làm sao?".
"Thì cứ nhắn tin cho nó! Đừng dày quá, hai ba ngày một lần thôi! Nhắn nhiều gái nó ghét, nhắn ít nó bảo đếch quan tâm nó, thế nên chú cứ vừa vừa cho anh. ".
"Ờ, biết thế. ".
Cuộc nhắn tin kết thúc và tôi bắt đầu nhắm mắt ngủ. Nhưng chỉ vài phút sau, tôi nhận ra điện thoại sáng đèn. Thằng Choác vừa gửi tin nhắn mới, mở ra đọc thì nó ghi thế này:
"Tao thấy mày quan trọng hóa vấn đề quá. Nếu mày không tán được con Linh thì sao? Mày sẽ tán con khác chứ?".
Nếu bạn còn nhớ, cái ngày mà tôi với thằng Choác đi ra hồ Tây, nó có hỏi tôi một câu rằng nếu không theo nghiệp vẽ thì tôi sẽ làm nghề gì khác? Giờ đây, nó lại hỏi tôi một câu hóc búa tương đương.
Nếu không thể yêu Linh, liệu tôi có thể yêu ai khác?
Ngay lúc ấy, tôi cũng chưa thể hình dung viễn cảnh tán gái thất bại. Tôi là đứa hiếu thắng. Tôi chơi game để thắng, không phải giải trí. Tôi tham dự cuộc thi vẽ để có giải thưởng, không phải tham dự chơi chơi. Và tôi tán gái để người con gái ấy thuộc về mình, không phải thằng lăng nhăng đem gái ra làm trò đùa. Với bản tính cứng đầu, tôi trả lời thằng Choác:
"Làm đếch có chuyện tao không tán được cái Linh chứ?".
"Ờ, ờ. Biết thế. ".
Theo lời dặn dò của thằng Choác, cứ ba ngày tôi lại nhắn tin cho Linh một lần. Việc nhắn tin hơi khó vì đợt thực tập này thi hành kỷ luật rất nghiêm, đứa nào bị bắt gặp nhắn tin trong giờ ngủ sẽ phải ra ngoài hành lang chống đẩy một trăm lần. Nhiệm vụ trên được giao cho thằng bí thư của trường. Thằng bí thư này lại thuộc dạng thích bắt bớ để lập công trạng. Nó rất bựa. Nó không bao giờ bắt bạn nó hay mấy thằng máu mặt mà chỉ nhằm lũ mặt mũi thư sinh trói gà không chặt như tôi. Lớp tôi lại chẳng có thằng đầu bò nào nên nó rất khoái đảo tới đảo lui nhằm bắt bớ mấy thằng con trai hoặc đi chọc ghẹo bọn con gái.
Mỗi tối, thằng bí thư cùng đám bạn của nó lại cầm đèn pin đi soi từng phòng, điệu bộ nghênh ngang như bọn sao đỏ hồi cấp một. Tôi tin chắc rằng nền giáo dục này đã sai lầm khi đẻ ra hai thằng con quái thai là sao đỏ và bí thư đoàn. Nhằm đối phó thằng bí thư chó săn, tôi phải tắt chuông điện thoại, tắt cả rung, chỉ để sáng đèn rồi lựa chỗ tối nhất mà nằm. Được cái những thằng bạn cùng phòng cũng nghịch điện thoại nên bảo vệ nhau rất kỹ. Một thằng được cử ra canh, hễ nghe thấy tiếng bước chân của thằng bí thư, nó lại thì thào:
- Chó đến! Chó đến!
- Con gâu gâu đến đấy!
Thế là suốt đợt thực tập ấy, chẳng đứa nào trong bọn tôi bị bắt chống đẩy cả.
Đúng như lời thằng Choác, tôi đã quá bi quan. Linh vẫn trả lời tin nhắn của tôi đều đều. Em kể chuyện về môn học mới khó nhằn, về quy định học tín chỉ và em phải thức tới sáng để đăng ký vào hệ thống tín chỉ chạy chậm như rùa bò. Tôi kể cho em nghe về thằng bí thư gâu gâu, vụ tập huấn lăn lê bò toài trên nền đất nhão nhoét vì mưa. Linh không có vẻ gì là bực bội vì những lần thất hứa của tôi. Tôi nghĩ em vẫn thông cảm và luôn chừa cơ hội cho mình.
Cho tới ngày cuối cùng của kỳ huấn luyện quân sự, Linh nhắn tin cho tôi:
"Tùng về hôm thứ năm chứ gì? Vậy thứ bảy đi café nhé?".
Tôi đọc tin nhắn, mắt mở to chữ A, mồm há rộng chữ O, trong lòng vừa ngạc nhiên lẫn phấn khích. Từ trước tới nay, Linh chưa bao giờ chủ động mời tôi đi café. Suốt chín tháng trời kể từ ngày gặp lại, đây là lần đầu tiên em chủ động mời tôi. Còn tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho việc này! Răng đánh lạch cạnh, tay chân bấn loạn, tôi nhắn tin lại:
"Thật á? Nhưng có chuyện gì thế?".
"Bí mật, đến rồi sẽ biết! ^^".
Úp úp mở mở là bản tính của Linh. Tôi cá rằng em lại bày ra trò gì đó tương tự chiếc khăn len. Nhưng kệ, dù là gì đi chăng nữa, tôi cũng cảm thấy vui khôn tả. Cuối cùng thì chín tháng đánh trận đã thắng lợi, dù thiệt hại không hề nhỏ.
Ngay khi về Hà Nội, tôi gọi điện ngay cho thằng Choác. Thằng này theo dõi sát sao tình hình chiến sự nên rất kinh ngạc khi biết Linh chủ động mời tôi đi chơi. Nó chắp tay, mặt mũi nghiêm trang, mồm bẹt ra giả dọng phim chưởng:
- Chúc mừng túc hạ từ nay hết kiếp làm bạn với giấy vệ sinh! Ngu mà có được gái, sự kiện này sẽ lưu danh thiên cổ!
- Con bà mày! Nghiêm túc coi! Thế hôm ấy tao phải làm gì? Tỏ tình với nó được chửa?
- Chắc là được rồi. Nó chủ động mời mày thì phải nắm cơ hội chứ! Mày tán nó bao lâu rồi? Chín tháng? Đâu? Hình như là mười tháng! Cũng lâu phết, giờ nói được rồi! Ông cứ ăn mặc bình thường, nhưng nói chuyện tử tế giùm tôi. Mà sao đầu tóc mày rối bù thế? Mải lấp lỗ châu mai với thằng cùng phòng phải không? Tao biết, không phải chối! Được rồi, thứ bảy sang đây, tao còn mấy chai Mỹ Hảo, vuốt tóc đẹp lắm!
Hôm thứ bảy, tôi sang nhà thằng Choác nhờ nó chỉnh sửa đầu tóc. Tất nhiên là nó không có xài Mỹ Hảo để vuốt tóc cho tôi. Nhờ nó, mặt mũi tôi sáng sủa ra trông thấy. Bạn bè là sống chết có nhau? Là đồng cam cộng khổ? Không cần đao to búa lớn thế, nội cái việc nó kiên trì giúp đỡ thằng thổ phỉ như tôi có bạn gái là đủ để sút mấy câu hoa mỹ kia vào sọt rác hết. Trước khi đi, thằng Choác còn động viên:
- Anh cứ yên tâm ra trận, em ở hậu phương sẽ chung thủy đợi chờ anh!
- Đợi thắng lợi trở về, bố sẽ giết mày! – Tôi nói.
Hai thằng cười sằng sặc. Cả tôi và nó đều tin rằng bắt đầu từ ngày mai, tôi chính thức có bạn gái.
Linh hẹn tôi ở một quán café nằm trên tòa nhà cao tầng gần trung tâm thành phố. Từ nơi đó có thể phóng mắt xuống nhìn dòng người tấp nập trên những con phố rực sáng đèn điện. Quán café bài trí những chiếc ghế đệm đỏ dưới không gian mờ mờ màu xanh nhạt – một nơi thích hợp cho đôi lứa. Nếu không tính tiền café đắt lòi (40 nghìn/ cốc) thì chỗ này rất đáng để tới mỗi dịp cuối tuần. Tối hôm ấy, tôi đến trước, kiếm một chỗ gần cửa sổ ngắm phố phường và nhâm nhi cốc café đen đắng nghét. Tôi nhớ lại ngày cuối cùng chia tay Linh, nhớ về bản nhạc Time like these của Foo Fighters. Mới đó đã bốn năm.
Bốn năm trước, một câu chuyện kết thúc. Bốn năm sau, một câu chuyện khác bắt đầu.
Bức tranh vẽ cây cầu dẫn từ vùng đất cổ tích lên bầu trời đầy sao đã có kết thúc đẹp. Rốt cục thì cô bé và cậu bé nó đã tìm thấy cánh cửa thiên đường.
Tôi đợi khoảng mười lăm phút thì Linh tới. Ai đây?! – Tôi thốt lên trong lòng. Linh vẫn là Hoa Ngọc Linh mà tôi biết, nhưng em đẹp hơn, tựa như một đóa hồng vốn đẹp nay nở bung ra. Môi em đỏ hơn, đôi mắt đậm màu hơn, mái tóc nhuộm màu và làm xoăn, chừng ấy đủ khiến tôi ngu đi trong ít phút. Em cười:
- Tùng đến lâu chưa?
- Vừa mới. Mà... Hôm nay trông đẹp thế? Tính hẹn hò với ai à?
"Hẹn hò với Tùng chứ ai!" – Tôi đã mong Linh nói vậy. Nhưng em chỉ cười rồi ngồi xuống, hỏi han tôi chuyến thực tập quân sự. Tôi không dám chắc Linh nghe toàn bộ lời tôi nói bởi chốc chốc em lại ngoái về phía cửa ra vào như đang chờ ai đấy. Một lát sau, em đứng dậy và đi về phía cửa. Tôi nghe em nói như vầy:
- Sao anh lâu thế?
"Anh"? Em gọi ai là "anh"? Chẳng cần đợi lâu, tôi đã có câu trả lời. Sánh bên vai em là một anh chàng khoác quần áo bảnh bao, mặt mũi ưa nhìn cùng mái tóc cạo mái hợp mốt, mà nếu tôi xài cả tấn Mỹ Hảo cũng chẳng thể đẹp bằng hắn. Anh trai chăng? Chơi với Linh nhiều năm, tôi chưa từng nghe em có anh trai. Và đúng là Linh chẳng có anh trai chị gái nào hết. Em chỉ vào anh chàng bảnh trai nọ và cười với tôi:
- Giới thiệu với Tùng nhé, người yêu của mình!
Em cười tươi và hạnh phúc. Tôi nhìn thật lâu vào mắt em, nhìn thấy cả hình bóng của mình trong đó. Tôi mong chờ em sẽ nói khác hoặc tỏ thái độ nào đấy như đùa cợt như vụ tặng tôi khăn len, hoặc lừa tôi rằng em về quê. Không, chẳng có sự đùa cợt nào ở đây. Linh cười nhưng nói nghiêm túc. Anh chàng đẹp mã này là bạn – trai – của – em.
- Chào cậy! – Anh chàng kia chìa tay ra và nói với tôi – Cậu tên Tùng hả? Nghe Linh nói nhiều về cậu, thấy bảo cậu vẽ đẹp lắm hả?
Kịch bản phim sẽ là cảnh nhân vật nam chính đập thằng nhân vật phụ một trận sống dở chết dở, nhân vật nữ chính nhảy vào can ngăn, sau đó là màn cãi nhau, chàng bỏ đi trong mưa, nàng ở lại trong nước mắt. Nhưng thực tế là tôi chẳng làm gì anh chàng kia hết. Tôi chỉ bắt tay hắn rồi cùng ngồi nói chuyện. Tôi chỉ biết hắn tên là Trung, cũng đang là sinh viên, sinh viên trường nào hay nhà ở đâu thì chẳng rõ bởi tôi chẳng quan tâm nữa. Cuộc nói chuyện giữa ba người tẻ ngắt vì tôi chẳng nói nhiều, Linh và anh chàng kia nói là chủ yếu. Hai người họ nói toàn những thứ tôi chẳng hề biết, hay nói cách khác, tôi là kẻ ngoài cuộc. Cuối cùng tôi cũng hiểu tại sao em gọi tôi đến.
Bởi em coi tôi là bạn.
Và em muốn giới thiệu người yêu của em cho tôi biết. Phải, ai mà không muốn giới thiệu người yêu mình cho bạn bè?
Cuối buổi, cả ba chúng tôi ra về. Linh níu tôi lại một quãng, đợi người yêu em đi khuất rồi hỏi:
- Trông thế nào, có được không?
Em hỏi vô tư với nụ cười vô tư chẳng kém, chúng vô tư đến mức lạnh lẽo như băng đá. Tôi nhìn đôi mắt em và lại thấy hình ảnh phản chiếu của mình. Tôi chờ đợi đôi mắt ấy bày tỏ chút gì nuối tiếc, bày tỏ chút tình cảm chi đấy. Nhưng Linh lại im lặng, sự im lặng khiến tôi biết rằng sẽ chẳng có phép màu nào xuất hiện giữa cuộc sống này. Tôi vội cúi đầu ngượng ngùng rồi nói khe khẽ:
-Ừ, trông hắn cũng được đấy!
Em cười:
- Thế là được nhỉ! Tùng nói thế là mình yên tâm rồi!
Ba người chúng tôi xuống khu nhà để xe. Linh và bạn trai ríu rít về chuyến xem phim hồi chiều, còn tôi vô hồn như lang thang giữa bóng tối. Tới khi Linh sắp leo lên xe người yêu, tôi bèn gọi em lại và hỏi một câu ngô nghê:
- Tuần sau rỗi buổi nào không? Café chứ?
- Mình không biết nữa. Tuần sau mình bận lắm, có gì mình nhắn tin sau nhé!
Linh tạm biệt tôi, tạm biệt không chút nuối tiếc. Khi em đi khỏi, tôi vẫn đứng đó, ánh mắt trông mong điều kỳ diệu như một đứa trẻ tin tưởng vào những câu chuyện cổ tích. Và tôi bỗng hiểu rằng Linh đã phát chán với thằng luôn thất hứa như tôi. Sau ngần ấy năm, tôi vẫn học nổi cách để giữ lời hứa.
Tối hôm đó, tôi đi lòng vòng chục con phố mới lết xác về nhà. Tôi ngồi lên bàn, mở máy tính để vẽ. Nhưng chỉ mở vậy thôi chứ tôi chẳng làm gì, thậm chí không cả trả lời tin nhắn của thằng Choác. Tôi đang cố lý giải mình đã sai lầm ở chỗ nào và tại sao Linh chỉ coi tôi là bạn. Hay em giận tôi vì không đưa em xem phim. Đã nói rồi, hôm ấy bẩn lắm, đi chỉ khổ em chứ tôi đâu có ngại? Bão cấp mười tôi còn chẳng ngán nữa là mấy cơn mưa phùn tí ti đó! Tôi chẳng ngại cái mẹ gì hết! Tôi...
Tôi không biết nữa...
Thấy chân tay mình bấn loạn như sắp đập phá cái gì, tôi bèn mở nhạc rồi lấy giấy bút ra vẽ. Tôi cố gắng vẽ lại bức tranh tặng Linh năm nào như để níu kéo, như mong em thay đổi suy nghĩ. Vẽ một lúc, tôi chợt nhận ra bức tranh này không hề giống bức tranh năm xưa. Tôi vò nó, quẳng vào thùng rác rồi vẽ bức thứ hai. Nhưng bức thứ hai, bức thứ ba rồi bức thứ ba mươi, tôi vẫn chẳng thể vẽ đúng.
Có những thứ đã thuộc về quá khứ và tôi không bao giờ được thấy nó thêm lần nữa.
Tôi nhìn ra bầu trời qua ô cửa sổ. Vẫn bầu trời ấy, vẫn khung cảnh ấy, nhưng trong mắt tôi, nó chỉ là một màu xám trộn lẫn vệt đen của những tầng mây dày đặc.
Trái tim của tôi ở đâu giữa tầng mây ấy?
Bốn năm trước, em cất giấu trái tim của tôi.
Bốn năm sau, em vẫn không cho tôi tìm thấy nó.
Tôi buông bút vẽ, đôi mắt lang thang trên trang giấy thứ ba mươi mốt. Giấy trắng tinh, vô hồn, vô cảm xúc, hệt như tâm hồn tôi lúc này. Chỉ còn lại tiếng hát mà gã vocal của Sonata Arctica cứ rót vào lòng tôi. Gã hát mà như bày tỏ cõi lòng của gã với tôi vậy.
Trong những câu chuyện cổ tích, người ta để ý về hoàng tử và công chúa. Không ai để ý tới thằng hề ngày đêm ở bên công chúa cả.
Khi thất tình, đàn ông có khóc không?
Khi thất tình, đàn ông không khóc, chỉ buồn. Buồn vô hạn, như đại dương mênh mông không bến bờ.
Talk to me, show some pity
You touch me in many, many ways
But I"m shy, can"t you see
I see, can"t have you, can"t leave you there "cos
I must sometimes see you
And I don"t understand how you
How you can keep me in chains
(Nói gì đi em, tỏ chút tiếc nuối gì đi
Em làm tôi rung động
Nhưng em có biết tôi đang ngượng ngùng vì em?
Tôi biết tôi không thể có em
Nhưng tôi không thể xa em vì tôi vẫn muốn ngắm nhìn em
Và tôi không thể hiểu
Tại sao em lại khiến tôi khờ dại như thế?)
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN