Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Linh nhớ như in chuyện va cửa kính năm lớp 8. Em nói:
- Cái tay đâu? Đưa xem nào!
Tôi giơ cẳng tay trái với lốt sẹo dài ngoằng trước mặt Linh. Vết tích của một thời vừa trẻ trâu vừa ngu vẫn còn đó, như thể chuyện mới xảy ra hôm qua vậy. Nhìn vết sẹo, Linh nhíu mày nhăn mặt, em lắc lắc đầu:
- Bó tay Tùng luôn đấy! Trông thằng Ú như thế mà đòi thi khỏe với nó!
Tôi bật cười:
- Thì một đứa chạy được vẫn hơn cả hai bị bắt lại mà! He he!
Linh cười theo. Tôi cười vì coi đó là trò vui, em cười vì nghĩ nó là sự ngốc nghếch. Cười được một lúc, cả hai chúng tôi chìm vào khoảng lặng. Kỷ niệm thật lạ, lúc thì khiến người ta hào hứng, lúc thì đưa người ta về những không gian mênh mông không tiếng động. Có thể Linh đang nghĩ về chuyến tham quan, những buổi ăn quà vỉa hè cùng đứa bạn thân, hoặc cũng có thể là thằng Gà. Chịu! Suy nghĩ của phụ nữ có thể chạy khắp thiên hà! Còn tôi? Tôi nhớ về một cô gái tóc đen đuôi ngựa và giấu kín giọng hát tuyệt vời của mình suốt thời cấp hai.
Nhưng quá nhiều khoảng lặng sẽ nhạt, như một cốc café quá nhiều đá. Tôi bèn lên tiếng:
- Rồi... ờm, vậy Linh gọi mình ra đây có việc gì thế? Kể lại chuyện ngày xưa chắc? Hay là... Sắp cưới?
Linh lắc đầu:
- Nhớ mình nói gì chứ? Năm sau, mình muốn sang Úc làm việc. Sao mà cưới xin được?
Con gái tuổi này lấy chồng sinh con là chuyện thường ở huyện, thậm chí có cô cẩn thận vạch kế hoạch tóm được một thằng là cưới và sinh con đẻ cái luôn. Nhưng thằng Choác nói không sai, Linh rất khác so với tụi con gái đồng trang lứa. Em không khác mấy cô bé Hoa Ngọc Linh cấp hai năm xưa: Thích tự do và không ràng buộc. Hoặc cũng có thể... Em muốn kiếm chồng Tây? He he, ai mà biết được phụ nữ thích gì?
- Thế tóm lại là gọi mình có chuyện gì nào? – Tôi nhe nhởn.
Linh nhổm người đấm vào vai tôi:
- Lâu ngày không gặp, giờ muốn gặp, bộ không được à?
Em đấm rõ đau. Tôi xoa xoa vai rồi cười làm hòa và không gặng hỏi nữa. Lâu không gặp nên muốn gặp? – Tôi tự hỏi. Có thể em nhớ tôi thật, hoặc cũng có thể em đang giấu kín mục đích thật sự nào đấy. Nhưng là gì đi chăng nữa, gặp em là chuyện vui, tôi cũng không phàn nàn gì cả.
- Tùng không kiếm bạn gái à? – Linh chợt hỏi.
Tôi cúi đầu cười khùng khục, sau ưỡn tấm thân gầy gò ra và nói:
- Nhìn lại thân thể "hoành tráng" này coi! Con nào mê được thì hơi bị lạ! Hồi cấp ba, thằng Choác phán người yêu mình sẽ béo tròn quay. Giống kiểu Nobita và Chaikô ấy!
- Rồi sao nữa? – Linh cười.
- Rồi lên đại học, nó lại phán người yêu mình sẽ gầy gò y hệt mình!
Linh tủm tỉm:
- Vậy thì chắc chắn còn lần phán thứ ba nữa?!
-Ờ. Rồi ra trường, nó nói: "Tao đếch thể hình dung ra con người yêu mày sẽ như thế nào nữa?".
Linh cười ngất, tay vén mái tóc, đôi mắt vui đùa với nắng ngày hè. Có cái gì đó trong trái tim tôi chợt xao xuyến, nhưng tuổi tác đã ngăn nỗi xao xuyến biến thành hành động. "Già" rồi chăng? – Tôi cười thầm.
- Nhưng chẳng lẽ suốt từ cấp ba đến giờ, Tùng không yêu ai à?
Tôi nhe răng cười:
- Bảo rồi, không con nào thèm rước mà!
- Thế không đi tìm à? Hay kén cá chọn canh quá?
- Văn dốt võ dát, kỹ năng yếu kém, hoàn toàn thất bại! – Tôi cười.
- Thế không yêu ai cả sao?
Tôi mỉm cười, che đi cái thở dài trong lòng. Tôi đã thử, nhiều lắm chứ! Đôi mắt thằng đàn ông không bao giờ dừng lại ở một đối tượng...
... Nhưng trái tim của nó, như đoàn tàu hỏa, cuối cùng vẫn phải trở về nhà ga đầu tiên.
Cuộc tình dù đúng dù sai, cuối cùng thì thằng con trai vẫn là đứa thất bại.
* * *
Năm 2005, một năm bình bình song cũng có vài chuyện đáng nhớ: Thời đại của nhạc Nu metal kết thúc, kỳ thi tốt nghiệp cấp hai được bãi bỏ, thí điểm phân ban tại các trường cấp ba, bộ giáo dục phát động nói không với tiêu cực với cải cách gì gì đấy, mấy ông cầu thủ bóng đá bán độ, ti vi rầm rộ đưa tin xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất (thực chất là tiếp tục làm trên cái đống be bét từ mấy năm trước), nhà nhà không dám mua vịt gà ngan vì cúm gia cầm, bão Katrina bên nước Mỹ, game online Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam, dư luận phát sốt với nhật ký Đặng Thùy Trâm, báo Hoa Học Trò du nạp đám hoàng tử công chúa bên Hàn Quốc xa xôi và ngày càng nhảm nhí. Đấy, đại khái thế! Cùng năm ấy, tôi nhập học trường cấp ba.
Sau một tuần, điểm thi tốt nghiệp được công bố. Tôi mừng rỡ phát điên vì đủ điểm đậu trường B. Bốn năm cấp hai không đến nỗi ăn hại lắm! Vui hơn nữa là thằng Choác cũng đậu vào đây theo nguyện vọng 2, nó thi trường A bị thiếu mất 1 điểm (trường A tập trung gái xinh đông nhất nhì thành phố nên thằng nào cũng muốn nhập học). Bị các cụ nhiếc móc suốt nhưng thằng Choác không để tâm, nó cười phớ lớ:
- Cuộc đời lãnh tụ phải gian truân! Cái này là thử thách người lãnh đạo, mày hiểu chửa?
Ngoài thằng Choác, có hai ba đứa cùng lớp cũng vào đây. Nhưng chúng nó không thân thiết với bọn tôi nên mỗi lần gặp chỉ chào trả cho có.
Về phần Linh, em đậu đúng trường như mong muốn. Trước ngày chia tay, em tặng tôi đĩa nhạc của Gun N" Rose, album Use your Illusion I. Em không cho tôi số điện thoại nhà nhưng để lại địa chỉ Yahoo! và mail. Một cuộc sống cấp ba không có Linh, nhưng tôi hy vọng quan hệ giữa hai đứa vẫn sẽ như xưa.
Đầu tháng tám, tôi chính thức nhập học trường B. Giống ngày đầu cấp hai, tôi lại vào một lớp toàn những đứa lạ hoắc. Nhưng tôi chẳng phiền lòng khi thấy bọn nó cười đùa vui vẻ, bởi rất nhanh thôi, cái lớp này sẽ tan biến và chẳng thằng nào nhớ nhau nữa. Sáng cắp cặp đi, trưa cắp cặp về, đứa nào hỏi thì trả lời, đứa nào cười thì cười, đứa nào khóc thì... Kệ mẹ nó – tôi sống như vậy suốt ba tuần. Thằng Choác thì học ở tầng trên, hết giờ là hai đứa cùng nhau đạp xe về nhà hoặc chơi điện tử. Ký ức cấp hai vẫn còn đó và chúng tôi thấy chưa cần thiết phải thêm bạn bè.
Đúng như tôi dự tính, sang tuần thứ tư, trường mở cuộc kiểm tra chất lượng, hay đúng hơn là tuyển học sinh lớp chọn. Lại lợn mắn đẻ với lợn còi cọc! – Tôi thở dài. Chán ngán với sự phân loại trên, tôi buông xuôi bài kiểm tra, câu nào dễ thì làm, khó thì nghỉ không cần nghĩ. Sau kỳ thi, tôi vào lớp B4, còn thằng Choác vào lớp B3 – một trong ba lớp chọn B1, B2, B3. Tôi mừng cho nó, nói:
- He he, lại vào lớp chọn, sướng nhé!
Thoằng Choác cười tươi. Ít nhất thì việc học lớp chọn sẽ làm các cụ nhà nó bớt phàn nàn chuyện điểm số tốt nghiệp.
Sau đợt phân loại học sinh là lễ khai giảng. Khai giảng thì năm nào cũng rưa rứa nhau: Hiệu trưởng lên bục rồi "kính thưa" các kiểu con đà điểu, sau đến văn nghệ văn gừng. Tôi đặc biệt chú ý các tiết mục văn nghệ của khối trên vì có rất nhiều chị xinh gái. Ngon, quá ngon! – Tôi cười thầm, trí tưởng tượng ở tận trên mây. Sang tuổi mười sáu, cách nhìn nhận các cô gái của tôi chỉ còn là "ngon" hay "không ngon". Xinh, đáng yêu, có duyên, duyên ngầm, duyên nổi? Phức tạp quá, chuyển sang là "ngon" hết!
Nhưng khi tôi quay ra nhìn lớp mình, trí tưởng tượng ấy ngay lập tức rớt oạch xuống đất. Lớp này trai đã nhiều hơn gái thì chớ mà không bói nổi cô nào xinh xắn chút. Hồi đó đại dịch lừa tình chưa bùng nổ, thành thử mặt trên chứng minh thư thế nào, mặt các cô gái y như vậy, xinh xấu ra sao phơi ra hết. Mà chẳng riêng gì tôi bí xị, những thằng con trai cùng lớp cũng rứa. Một thực tế là lớp nào có dăm ba cô xinh xắn, lớp đó sẽ vui hơn nhiều so với cái lớp chẳng có cô nào cả. Dù vậy, sự tình chưa tới mức quá bi đát. Tôi để ý ở hàng cuối cùng có một cô bé nhỏ nhắn với mái tóc đen đuôi ngựa. Em thấp người, má lúm đồng tiền và rất dễ chuyển sang màu đỏ nếu cười nhiều. Hỏi ra mới biết em tên Châu. Dù chẳng giống nhau ở điểm gì, nhưng mái tóc đen đuôi ngựa của em khiến tôi phần nào liên tưởng tới Linh.
Lằng nhằng mãi rồi cũng đến buổi học đầu tiên, tôi được xếp ngồi cùng bàn với con bé lớp trưởng. Trong mọi câu chuyện học đường, tình yêu sẽ nảy sinh với con bé lớp trưởng, bạn nghĩ thế phỏng? Không, con bé đó không thuộc tuýp người tôi ưa thích nên chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Chỉ là chung bàn, hết! Suốt năm lớp 10, ngoài mượn đồ dùng học tập hoặc chép bài, tôi chẳng nói chuyện với nó mấy.
Lên cấp ba, kết bạn kết bè là một chuyện vừa dễ vừa khó. Dễ vì nói chuyện với ai cũng được, khó vì không phải ai cũng kết thân được, giống như tuổi mười sáu: Đầy vô tư nhưng nhiều nghi ngờ. Gần chỗ tôi ngồi có hai thằng, thằng thứ nhất thì hỏi gì cũng không biết: Game không, phim sex không (điêu toa vãi, thằng đực mười sáu tuổi chưa xem sex!). Thằng thứ hai lại biết tuốt, trên thông thiên văn dưới tường thông cống; nó còn kể nhà nó có cả máy tính, PS2, X-box (món này ngày xưa là của hiếm), game gì cũng từng thử qua. Hai thằng, mỗi thằng một kiểu khác nhau và tôi không thể biết thằng nào nói thật. Vậy nên tôi từ bỏ ý định làm bạn thân với chúng nó.
Tất nhiên tôi không từ bỏ công cuộc kết giao bạn bè. Tính cách của tôi không cho phép mình tồn tại như một cái bóng trong lớp. Mọi trò nghịch ngợm của bọn con trai, tôi đều tham gia. Không khó để chúng nó nhớ mặt tôi và tôi nhớ mặt chúng nó. Nhưng một tháng, hai tháng rồi suốt học kỳ I, tôi chẳng thân thiết với thằng nào. Tôi nhận ra ở tuổi này, chung đường về, chung trò chơi hay chung cách nói chuyện chưa hẳn đã thành bạn bè. Nó dường như là một cái gì đấy phức tạp hơn mà tôi chưa thể hiểu.
Học hành tẻ nhạt, bạn bè chưa đâu vào đâu, tôi bèn dành thời gian vẽ. Suốt thời cấp ba và cả đại học, tôi thân thiết với cây bút chì hơn chiếc bút bi. Bạn có thể gọi đó là đam mê.
Thực ra tôi đã vẽ từ năm lớp 7. Vốn hay vẽ bậy vào sách giáo khoa, lại đọc truyện tranh nhiều, tôi dần ham mê vẽ vời. Lúc đầu, tôi bắt chước cách vẽ của các tác giả Nhật và sao chép một cách hoàn hảo. Sau một thời gian bắt chước nét vẽ của truyện tranh Nhật, tôi chuyển sang vẽ các nhân vật game. Tôi thực sự ấn tượng bởi những bức vẽ tay của các họa sĩ tạo hình cho game và cái cách họ sáng tạo nhân vật. Hầu hết những gì tôi vẽ đều là tưởng tượng (fantasy), từ con người, con rồng, quái thú, phong cảnh hay một thành phố. Tôi mong muốn một ngày nào đó, chúng sẽ được hiện thực hóa. Đã có lần, tôi hì hụi năm tiếng đồng hồ để vẽ một thành phố viễn tưởng trên giấy A3. Và đã có lần, mẹ dẹp toàn bộ mớ bút chì và giấy vẽ của tôi chỉ vì tôi tốn quá nhiều thời gian vào vẽ. "Không có tương lai đâu, con ạ! Học đi!" – Bà cụ nói trong bực tức. Dù vậy, niềm đam mê vẽ đó chưa bao giờ thuyên giảm. Tôi vẽ không ngừng nghỉ, những bản vẽ nhiều đến độ phải nhét xuống gầm tủ hoặc dưới gầm giường, tránh để mẹ phát hiện, cứ hai tháng phải sơ tán chúng một lần. Hẳn bạn sẽ nói sao tôi không nghĩ việc làm kiến trúc sư? Tôi đã thử, nhưng phát hiện ra mình không hợp. Môn vẽ có nhiều lĩnh vực và tôi sinh ra không phải để vẽ truyền thần, ký họa, biếm họa, vẽ những bức tranh kiểu Picasso hay thiết kế một ngôi nhà để ở. Tôi yêu thích sự tưởng tượng, thích vẽ chúng và hợp với chúng. Ngày ấy, tôi không biết vẽ chủ đề đó sẽ đem lại tiền bạc hay không, tôi chỉ biết rằng còn được vẽ, cuộc sống của tôi còn thú vị.
Hồi cấp hai, tôi từng đưa mấy bản vẽ cho vài đứa bạn coi. Hầu hết chẳng quan tâm, chỉ có thằng Choác gật gù "cũng tạm" vì nó là bạn thân của tôi. Vả lại, do từng bị bắt trong giờ vì tội vẽ bậy (thực ra là vẽ nhân vật manga) và từng bị cả lớp cười cợt, vậy nên tôi giữ niềm đam mê cho riêng mình. Lên cấp ba, tôi vẫn giấu kín niềm đam mê ấy, dù rằng tuổi mười sáu là tuổi "sống để chia sẻ". Tôi sợ rằng nếu nó lộ ra, lũ bạn sẽ coi mình là kẻ lập dị.
Ngoài việc giấu kín chuyện vẽ vời, tôi cũng không để lộ ra mình nghe nhạc metal. Sang cấp ba, tôi không còn hứng thú với rock hay Nu metal nữa, tôi cần những âm thanh khốc liệt hơn. Cái đĩa Metallica trở thành của báu, tôi nhai đi nhai lại cả tháng. Một đĩa chưa đủ, tôi đạp xe lên tận Hàng Bông, lùng tìm cái tên Metallica và những ban nhạc nặng đô hơn. Nhưng ngày ấy ở lớp B4, ngoài tôi ra, chẳng đứa nào nghe metal hết. Tôi hỏi cái thằng "đếch biết gì" lẫn thằng "biết tuốt" thì thằng nào cũng long lanh đôi mắt to tròn: "Linkin Park là con khỉ mẹ chi?". Chán hẳn! – Tôi tự nhủ sẽ không truyền bá rốc rít nữa, kẻo bốn chục đứa bạn học nhìn mình bằng đôi mắt to tròn long lanh thì bỏ mẹ. Tôi cố sống như một thằng học sinh bình thường, nhưng vẫn chưa có đứa bạn thân nào trong lớp. Lúc đi học về, tôi đi cùng thằng Choác, nhưng những hôm nó đi chơi cùng lũ bạn, tôi lại ra về một mình với nỗi buồn vẩn vơ.
Việc gặp gỡ Linh cũng khá khó khăn. Vì nhà chưa có máy tính lẫn mạng nên tôi chỉ có thể online Yahoo! ở hàng net. Linh lại chẳng ra hàng net bao giờ nên tôi không gặp em suốt một thời gian dài. Sốt ruột vì không gặp được em, tôi để lại tin nhắn, đại khái thế này:
"Dạo mày thế nào? Ổn chứ?
Trường mới của tao chán quá:((
Chẳng có thằng bạn nào hợp tính cả
Tao nghe metal rồi, mày có nghe metal không?
Thế năm nay mày có định tặng tao quà sinh nhật không?
Trả lời nhanh nhé!:D".
Hai ngày sau, tôi mở Yahoo! và thấy em trả lời:
"Mày học với Choác đúng không? Hình như mấy đứa nữa cũng vào trường B hả? Tao chẳng có ai học cùng:((
Nhưng trường tao cũng được, không đến nỗi chán lắm:)
Tao không nghe được metal, ầm quá
Cùng lắm được vài bài của Metallica thôi:)
Vẫn thích rock hơn:D
Mà nghe cái đĩa Gun N" Rose chưa? Hay không?
Quà sinh nhật á? Chẳng lẽ lại tặng đĩa rock cho mày? Mày nghe metal còn gì?
Từ từ để tao nghĩ
Ngoan thì tao tặng cho:))".
Thường thường sau một ngày, Linh trả lời tin nhắn. Nhưng cũng có khi khoảng ba bốn ngày em mới đáp lại. Mỗi lần ra hàng net và ngóng đợi em trả lời, tôi vừa hồi hộp, vừa suy nghĩ xem em sẽ nói những gì, lại hơi bồn chồn vì lo em không để ý tin nhắn. Nhờ em, tôi tạm quên đi quãng thời gian buồn tẻ ở cấp ba.
Cuộc sống năm lớp 10 của tôi tẻ nhạt trong bốn tháng. Sang tháng thứ năm bỗng có biến chuyển. Vốn to mồm (học từ thằng Choác), lại hay phun nhiều câu hài hước (cố rặn ra) nên thằng nào trong lớp cũng quen mặt tôi. Chúng nó đều muốn biết cái thằng Tùng "Teo Tóp" là thằng như thế nào. Bữa nọ, trong giờ thể dục, có hai thằng nói chuyện với tôi về game và tôi cũng vui vẻ trả lời. Câu chuyện đi xa tới mức tôi tiện mồm ba hoa lịch sử game Warcraft III, một thằng thì trợn tròn mắt coi tôi như người hành tinh, riêng thằng còn lại khá hào hứng và nói:
- Tôi tưởng bọn này không bao giờ liên minh với bọn kia chứ? Chúng nó là tử thù của nhau mà?
Đụng đúng nọc, tôi bắt đầu huyên thuyên đủ mọi thứ về cốt truyện trò chơi. Thằng kia chăm chú lắng nghe và thi thoảng "à" lên như vừa phát hiện điều gì mới mẻ. Kể từ đó, tôi có đứa để nói chuyện và chia sẻ con người thật của mình, thay vì phải giả tạo như trước kia.
Thằng bạn mới có biệt danh là Cuốc, bạn bè gọi nó thế bởi hàm răng cửa khá to và lộ. Nó thường mang một cái bàn chải trong túi áo (hợp lý vãi!), bạn bè thường giật cái bàn chải để trêu chọc nó, sau tôi hỏi mới biết đấy là vật cầu may. Thằng Cuốc bảo nhờ cái bàn chải, nó sẽ may mắn hơn. Thằng cu đi một cái xe đạp cà tàng đúng nghĩa "cà tàng": Săm hay xịt lốp, mưa xuống là bánh xe đong đầy nước luôn, cái đùi xe bên phải tháo ra lắp vào được (nhỡ bị đâm thì văng cả đùi nhưng lắp lại vẫn đi ngon lành), hai tay phanh gần như không hoạt động, chủ yếu giảm tốc nhờ "căng hải". Mỗi khi xe đổ dốc, thằng Cuốc lại thò hai chân xuống hãm tốc độ, mặt dép kéo lê xoèn xoẹt điếc tai, đi đường ai cũng ngoái lại nhìn. Tôi từng hỏi nó sao không thay xe mới thì nó bảo... Thích thế, dù rằng nhà nó là nhà có điều kiện. Rất nhiều đứa tìm cách kết bạn với thằng Cuốc vì nhà nó vừa có máy tính vừa có mạng, game gì cũng chiến. Nhưng cũng như tôi, nó chẳng thân thiết với ai, quan hệ bạn bè chỉ dừng ở mức xã giao, không hơn.
Thằng Cuốc ham mê điện tử, nhất là những game có đồ họa đẹp và thiên hướng cá nhân. Nó không bao giờ khoái mấy game online kiểu như Võ Lâm Truyền Kỳ. Cũng là điều hay, bởi những cái game của nó đem lại nhiều ý tưởng để tôi vẽ. Nó chia sẻ thú vui của mình, và tôi cũng bắt đầu chia sẻ đam mê của mình cho nó. Thằng Cuốc xem nhiều bức tranh và đặc biệt thích bức tranh màu vẽ chiến binh cưỡi rồng. Nó nói:
- Đẹp đấy chứ! Ông vẽ lâu chưa?
- Khoảng hai năm gì đó. He he! Ông muốn vẽ không?
- Chịu! Tôi không thích vẽ. Mà ông thích trở thành họa sĩ à?
- Không! – Tôi lắc đầu – Tôi muốn tạo hình nhân vật hoặc phong cảnh game, tôi muốn làm cho công ty game nào đấy, Blizzard hay Square Soft chẳng hạn!
Thằng Cuốc gật gù, ánh mắt hơi nghi ngờ về mấy lời "chém gió" của tôi. Tuy nhiên, nó hiểu những điều tôi nói và luôn vui vẻ mỗi khi tôi chia sẻ tác phẩm mới. Nó không mắt tròn mắt dẹt khi tôi muốn vẽ một gã chiến binh cầm kiếm cưỡi xe máy hay một hòn đảo bay lơ lửng trên trời. Nó thậm chí còn góp ý nên đưa thêm vài chi tiết cho bức tranh thêm sinh động. Có đứa bạn chấp nhận đam mê của mình, tôi cảm thấy vui. Thằng chọi con mười sáu tuổi chẳng cần gì ngoài việc người khác tôn trọng hoặc hiểu cho mình, thế thôi.
Một ngày nọ, thằng Cuốc rủ tôi về nhà nó chơi game (tiện thể nó khoe luôn cái máy tính xịn). Sau hai tiếng chơi game đã đời, tôi dắt xe đi về, trong lòng mường tượng ra bức tranh mới. Sẽ không còn phong cảnh yên bình hay chiến binh tạo dáng nữa, tôi sẽ vẽ quang cảnh chiến trường thật máu lửa và khốc liệt. Đương say sưa với những ý tưởng, tôi chợt nhận ra một điều lạ.
Phía trước khoảng chục mét có một cây phượng lớn. Mới tháng mười một, cây chưa nở hoa nhưng tôi mang máng mình đã gặp nó ở đâu đấy. Bần thần một lúc, tôi mới nhớ hồi lớp 9 đã đèo Linh qua con đường này. Như có luồng điện chạy qua não, tôi bèn quay xe và đạp thêm khoảng tám trăm mét nữa thì tới nơi. Nhà của Linh ở đây. Té ra nhà em và nhà thằng Cuốc đều cùng một trục đường. Tôi ngó đồng hồ đeo tay rồi... Chờ đợi. Tôi nghĩ tầm giờ này, Linh sẽ đi học về, hoặc nếu học buổi chiều thì em sẽ từ trong nhà bước ra. Nhưng đợi nửa tiếng rồi quá trưa, vẫn chẳng thấy bóng dáng em đâu, tôi đành đạp xe về.
Tối hôm ấy, tôi chống cằm nhìn bông hoa mà Linh từng cài lên mái tóc của tôi. Hoa ép khô, sắc đỏ vẫn rực rỡ như hồi hè tháng năm. Và tôi bắt đầu vẽ, nhưng không phải chiến trường này nọ như tưởng tượng hồi sáng. Tôi vẽ một cây phượng lớn, một ngôi nhà dưới bóng cây phượng và một cô bé gái đang khoác cặp đi học về. Nhà và cây phượng, tôi vẽ được, cơ mà con gái vẽ hơi khó nên tôi hì hục cả buổi tối vẫn chưa xong. Kiểu này phải mua sách về tham khảo mới được! – Tôi tự nhủ.
Dù vậy, tôi vẫn hoàn thành bức tranh chiến trường khốc liệt kia và đổ màu một cách hoàn hảo. Thằng Cuốc trố mắt và khen tôi vẽ đẹp như mấy bức concept art của nước ngoài (thực ra vẫn còn kém xa lắm). Nhưng còn bức tranh kia, tôi chưa vẽ xong. Tôi không biết nên vẽ cô gái thế nào và càng không biết nên đổ màu thế nào cho đẹp. Và để tìm kiếm ý tưởng, mỗi ngày, tôi lại đạp xe qua con đường ấy, đến nỗi thằng Cuốc phải hỏi:
- Đi đường này à? Tôi tưởng ông đi đường kia thì về nhà nhanh hơn chứ?
- Ờ thì về cùng ông cho vui, không thích à? Có thằng bạn quan tâm mà khinh hả?
- Khinh kẹc! – Thằng Cuốc nói – Hồi trước ông bảo đi về đường này mỏi chân mà?
- Bây giờ tôi thích đi cùng ông! Ý kiến giè?
Sau khi tạm biệt thằng Cuốc, tôi đạp xe nhanh hơn và lúc gần tới nhà Linh, tôi lại đạp chậm hơn một chút. Tới nơi, tôi dừng xe ở một chỗ kín đáo và đợi chờ Linh xuất hiện. Chỉ cần thấy em, bức tranh của tôi sẽ hoàn thành. Song lần nào cũng thế, tôi phải ra về với một chút thất vọng. Nhưng chẳng sao, tôi sẽ vẽ bằng trí tưởng tượng của mình. Tôi sẽ tặng em bức tranh ấy nhân ngày sinh nhật.
Đó sẽ là một bức tranh ngày hè, một cô bé khoác cặp đi học về, còn bên kia đường có một anh chàng đang chống cằm trên ghi đông xe đạp và chờ đợi cô bé dưới cây phượng đỏ rực.
Nhưng tôi thực sự không biết em có nhận được nó hay không. Bởi sau này em chẳng bao giờ nhắc về món quà đó. Và nó là cả một câu chuyện dài. Nhưng trước hết, tôi xin phép rúc đầu lên giường, buồn ngủ quá rồi!
- Cái tay đâu? Đưa xem nào!
Tôi giơ cẳng tay trái với lốt sẹo dài ngoằng trước mặt Linh. Vết tích của một thời vừa trẻ trâu vừa ngu vẫn còn đó, như thể chuyện mới xảy ra hôm qua vậy. Nhìn vết sẹo, Linh nhíu mày nhăn mặt, em lắc lắc đầu:
- Bó tay Tùng luôn đấy! Trông thằng Ú như thế mà đòi thi khỏe với nó!
Tôi bật cười:
- Thì một đứa chạy được vẫn hơn cả hai bị bắt lại mà! He he!
Linh cười theo. Tôi cười vì coi đó là trò vui, em cười vì nghĩ nó là sự ngốc nghếch. Cười được một lúc, cả hai chúng tôi chìm vào khoảng lặng. Kỷ niệm thật lạ, lúc thì khiến người ta hào hứng, lúc thì đưa người ta về những không gian mênh mông không tiếng động. Có thể Linh đang nghĩ về chuyến tham quan, những buổi ăn quà vỉa hè cùng đứa bạn thân, hoặc cũng có thể là thằng Gà. Chịu! Suy nghĩ của phụ nữ có thể chạy khắp thiên hà! Còn tôi? Tôi nhớ về một cô gái tóc đen đuôi ngựa và giấu kín giọng hát tuyệt vời của mình suốt thời cấp hai.
Nhưng quá nhiều khoảng lặng sẽ nhạt, như một cốc café quá nhiều đá. Tôi bèn lên tiếng:
- Rồi... ờm, vậy Linh gọi mình ra đây có việc gì thế? Kể lại chuyện ngày xưa chắc? Hay là... Sắp cưới?
Linh lắc đầu:
- Nhớ mình nói gì chứ? Năm sau, mình muốn sang Úc làm việc. Sao mà cưới xin được?
Con gái tuổi này lấy chồng sinh con là chuyện thường ở huyện, thậm chí có cô cẩn thận vạch kế hoạch tóm được một thằng là cưới và sinh con đẻ cái luôn. Nhưng thằng Choác nói không sai, Linh rất khác so với tụi con gái đồng trang lứa. Em không khác mấy cô bé Hoa Ngọc Linh cấp hai năm xưa: Thích tự do và không ràng buộc. Hoặc cũng có thể... Em muốn kiếm chồng Tây? He he, ai mà biết được phụ nữ thích gì?
- Thế tóm lại là gọi mình có chuyện gì nào? – Tôi nhe nhởn.
Linh nhổm người đấm vào vai tôi:
- Lâu ngày không gặp, giờ muốn gặp, bộ không được à?
Em đấm rõ đau. Tôi xoa xoa vai rồi cười làm hòa và không gặng hỏi nữa. Lâu không gặp nên muốn gặp? – Tôi tự hỏi. Có thể em nhớ tôi thật, hoặc cũng có thể em đang giấu kín mục đích thật sự nào đấy. Nhưng là gì đi chăng nữa, gặp em là chuyện vui, tôi cũng không phàn nàn gì cả.
- Tùng không kiếm bạn gái à? – Linh chợt hỏi.
Tôi cúi đầu cười khùng khục, sau ưỡn tấm thân gầy gò ra và nói:
- Nhìn lại thân thể "hoành tráng" này coi! Con nào mê được thì hơi bị lạ! Hồi cấp ba, thằng Choác phán người yêu mình sẽ béo tròn quay. Giống kiểu Nobita và Chaikô ấy!
- Rồi sao nữa? – Linh cười.
- Rồi lên đại học, nó lại phán người yêu mình sẽ gầy gò y hệt mình!
Linh tủm tỉm:
- Vậy thì chắc chắn còn lần phán thứ ba nữa?!
-Ờ. Rồi ra trường, nó nói: "Tao đếch thể hình dung ra con người yêu mày sẽ như thế nào nữa?".
Linh cười ngất, tay vén mái tóc, đôi mắt vui đùa với nắng ngày hè. Có cái gì đó trong trái tim tôi chợt xao xuyến, nhưng tuổi tác đã ngăn nỗi xao xuyến biến thành hành động. "Già" rồi chăng? – Tôi cười thầm.
- Nhưng chẳng lẽ suốt từ cấp ba đến giờ, Tùng không yêu ai à?
Tôi nhe răng cười:
- Bảo rồi, không con nào thèm rước mà!
- Thế không đi tìm à? Hay kén cá chọn canh quá?
- Văn dốt võ dát, kỹ năng yếu kém, hoàn toàn thất bại! – Tôi cười.
- Thế không yêu ai cả sao?
Tôi mỉm cười, che đi cái thở dài trong lòng. Tôi đã thử, nhiều lắm chứ! Đôi mắt thằng đàn ông không bao giờ dừng lại ở một đối tượng...
... Nhưng trái tim của nó, như đoàn tàu hỏa, cuối cùng vẫn phải trở về nhà ga đầu tiên.
Cuộc tình dù đúng dù sai, cuối cùng thì thằng con trai vẫn là đứa thất bại.
* * *
Năm 2005, một năm bình bình song cũng có vài chuyện đáng nhớ: Thời đại của nhạc Nu metal kết thúc, kỳ thi tốt nghiệp cấp hai được bãi bỏ, thí điểm phân ban tại các trường cấp ba, bộ giáo dục phát động nói không với tiêu cực với cải cách gì gì đấy, mấy ông cầu thủ bóng đá bán độ, ti vi rầm rộ đưa tin xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất (thực chất là tiếp tục làm trên cái đống be bét từ mấy năm trước), nhà nhà không dám mua vịt gà ngan vì cúm gia cầm, bão Katrina bên nước Mỹ, game online Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam, dư luận phát sốt với nhật ký Đặng Thùy Trâm, báo Hoa Học Trò du nạp đám hoàng tử công chúa bên Hàn Quốc xa xôi và ngày càng nhảm nhí. Đấy, đại khái thế! Cùng năm ấy, tôi nhập học trường cấp ba.
Sau một tuần, điểm thi tốt nghiệp được công bố. Tôi mừng rỡ phát điên vì đủ điểm đậu trường B. Bốn năm cấp hai không đến nỗi ăn hại lắm! Vui hơn nữa là thằng Choác cũng đậu vào đây theo nguyện vọng 2, nó thi trường A bị thiếu mất 1 điểm (trường A tập trung gái xinh đông nhất nhì thành phố nên thằng nào cũng muốn nhập học). Bị các cụ nhiếc móc suốt nhưng thằng Choác không để tâm, nó cười phớ lớ:
- Cuộc đời lãnh tụ phải gian truân! Cái này là thử thách người lãnh đạo, mày hiểu chửa?
Ngoài thằng Choác, có hai ba đứa cùng lớp cũng vào đây. Nhưng chúng nó không thân thiết với bọn tôi nên mỗi lần gặp chỉ chào trả cho có.
Về phần Linh, em đậu đúng trường như mong muốn. Trước ngày chia tay, em tặng tôi đĩa nhạc của Gun N" Rose, album Use your Illusion I. Em không cho tôi số điện thoại nhà nhưng để lại địa chỉ Yahoo! và mail. Một cuộc sống cấp ba không có Linh, nhưng tôi hy vọng quan hệ giữa hai đứa vẫn sẽ như xưa.
Đầu tháng tám, tôi chính thức nhập học trường B. Giống ngày đầu cấp hai, tôi lại vào một lớp toàn những đứa lạ hoắc. Nhưng tôi chẳng phiền lòng khi thấy bọn nó cười đùa vui vẻ, bởi rất nhanh thôi, cái lớp này sẽ tan biến và chẳng thằng nào nhớ nhau nữa. Sáng cắp cặp đi, trưa cắp cặp về, đứa nào hỏi thì trả lời, đứa nào cười thì cười, đứa nào khóc thì... Kệ mẹ nó – tôi sống như vậy suốt ba tuần. Thằng Choác thì học ở tầng trên, hết giờ là hai đứa cùng nhau đạp xe về nhà hoặc chơi điện tử. Ký ức cấp hai vẫn còn đó và chúng tôi thấy chưa cần thiết phải thêm bạn bè.
Đúng như tôi dự tính, sang tuần thứ tư, trường mở cuộc kiểm tra chất lượng, hay đúng hơn là tuyển học sinh lớp chọn. Lại lợn mắn đẻ với lợn còi cọc! – Tôi thở dài. Chán ngán với sự phân loại trên, tôi buông xuôi bài kiểm tra, câu nào dễ thì làm, khó thì nghỉ không cần nghĩ. Sau kỳ thi, tôi vào lớp B4, còn thằng Choác vào lớp B3 – một trong ba lớp chọn B1, B2, B3. Tôi mừng cho nó, nói:
- He he, lại vào lớp chọn, sướng nhé!
Thoằng Choác cười tươi. Ít nhất thì việc học lớp chọn sẽ làm các cụ nhà nó bớt phàn nàn chuyện điểm số tốt nghiệp.
Sau đợt phân loại học sinh là lễ khai giảng. Khai giảng thì năm nào cũng rưa rứa nhau: Hiệu trưởng lên bục rồi "kính thưa" các kiểu con đà điểu, sau đến văn nghệ văn gừng. Tôi đặc biệt chú ý các tiết mục văn nghệ của khối trên vì có rất nhiều chị xinh gái. Ngon, quá ngon! – Tôi cười thầm, trí tưởng tượng ở tận trên mây. Sang tuổi mười sáu, cách nhìn nhận các cô gái của tôi chỉ còn là "ngon" hay "không ngon". Xinh, đáng yêu, có duyên, duyên ngầm, duyên nổi? Phức tạp quá, chuyển sang là "ngon" hết!
Nhưng khi tôi quay ra nhìn lớp mình, trí tưởng tượng ấy ngay lập tức rớt oạch xuống đất. Lớp này trai đã nhiều hơn gái thì chớ mà không bói nổi cô nào xinh xắn chút. Hồi đó đại dịch lừa tình chưa bùng nổ, thành thử mặt trên chứng minh thư thế nào, mặt các cô gái y như vậy, xinh xấu ra sao phơi ra hết. Mà chẳng riêng gì tôi bí xị, những thằng con trai cùng lớp cũng rứa. Một thực tế là lớp nào có dăm ba cô xinh xắn, lớp đó sẽ vui hơn nhiều so với cái lớp chẳng có cô nào cả. Dù vậy, sự tình chưa tới mức quá bi đát. Tôi để ý ở hàng cuối cùng có một cô bé nhỏ nhắn với mái tóc đen đuôi ngựa. Em thấp người, má lúm đồng tiền và rất dễ chuyển sang màu đỏ nếu cười nhiều. Hỏi ra mới biết em tên Châu. Dù chẳng giống nhau ở điểm gì, nhưng mái tóc đen đuôi ngựa của em khiến tôi phần nào liên tưởng tới Linh.
Lằng nhằng mãi rồi cũng đến buổi học đầu tiên, tôi được xếp ngồi cùng bàn với con bé lớp trưởng. Trong mọi câu chuyện học đường, tình yêu sẽ nảy sinh với con bé lớp trưởng, bạn nghĩ thế phỏng? Không, con bé đó không thuộc tuýp người tôi ưa thích nên chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Chỉ là chung bàn, hết! Suốt năm lớp 10, ngoài mượn đồ dùng học tập hoặc chép bài, tôi chẳng nói chuyện với nó mấy.
Lên cấp ba, kết bạn kết bè là một chuyện vừa dễ vừa khó. Dễ vì nói chuyện với ai cũng được, khó vì không phải ai cũng kết thân được, giống như tuổi mười sáu: Đầy vô tư nhưng nhiều nghi ngờ. Gần chỗ tôi ngồi có hai thằng, thằng thứ nhất thì hỏi gì cũng không biết: Game không, phim sex không (điêu toa vãi, thằng đực mười sáu tuổi chưa xem sex!). Thằng thứ hai lại biết tuốt, trên thông thiên văn dưới tường thông cống; nó còn kể nhà nó có cả máy tính, PS2, X-box (món này ngày xưa là của hiếm), game gì cũng từng thử qua. Hai thằng, mỗi thằng một kiểu khác nhau và tôi không thể biết thằng nào nói thật. Vậy nên tôi từ bỏ ý định làm bạn thân với chúng nó.
Tất nhiên tôi không từ bỏ công cuộc kết giao bạn bè. Tính cách của tôi không cho phép mình tồn tại như một cái bóng trong lớp. Mọi trò nghịch ngợm của bọn con trai, tôi đều tham gia. Không khó để chúng nó nhớ mặt tôi và tôi nhớ mặt chúng nó. Nhưng một tháng, hai tháng rồi suốt học kỳ I, tôi chẳng thân thiết với thằng nào. Tôi nhận ra ở tuổi này, chung đường về, chung trò chơi hay chung cách nói chuyện chưa hẳn đã thành bạn bè. Nó dường như là một cái gì đấy phức tạp hơn mà tôi chưa thể hiểu.
Học hành tẻ nhạt, bạn bè chưa đâu vào đâu, tôi bèn dành thời gian vẽ. Suốt thời cấp ba và cả đại học, tôi thân thiết với cây bút chì hơn chiếc bút bi. Bạn có thể gọi đó là đam mê.
Thực ra tôi đã vẽ từ năm lớp 7. Vốn hay vẽ bậy vào sách giáo khoa, lại đọc truyện tranh nhiều, tôi dần ham mê vẽ vời. Lúc đầu, tôi bắt chước cách vẽ của các tác giả Nhật và sao chép một cách hoàn hảo. Sau một thời gian bắt chước nét vẽ của truyện tranh Nhật, tôi chuyển sang vẽ các nhân vật game. Tôi thực sự ấn tượng bởi những bức vẽ tay của các họa sĩ tạo hình cho game và cái cách họ sáng tạo nhân vật. Hầu hết những gì tôi vẽ đều là tưởng tượng (fantasy), từ con người, con rồng, quái thú, phong cảnh hay một thành phố. Tôi mong muốn một ngày nào đó, chúng sẽ được hiện thực hóa. Đã có lần, tôi hì hụi năm tiếng đồng hồ để vẽ một thành phố viễn tưởng trên giấy A3. Và đã có lần, mẹ dẹp toàn bộ mớ bút chì và giấy vẽ của tôi chỉ vì tôi tốn quá nhiều thời gian vào vẽ. "Không có tương lai đâu, con ạ! Học đi!" – Bà cụ nói trong bực tức. Dù vậy, niềm đam mê vẽ đó chưa bao giờ thuyên giảm. Tôi vẽ không ngừng nghỉ, những bản vẽ nhiều đến độ phải nhét xuống gầm tủ hoặc dưới gầm giường, tránh để mẹ phát hiện, cứ hai tháng phải sơ tán chúng một lần. Hẳn bạn sẽ nói sao tôi không nghĩ việc làm kiến trúc sư? Tôi đã thử, nhưng phát hiện ra mình không hợp. Môn vẽ có nhiều lĩnh vực và tôi sinh ra không phải để vẽ truyền thần, ký họa, biếm họa, vẽ những bức tranh kiểu Picasso hay thiết kế một ngôi nhà để ở. Tôi yêu thích sự tưởng tượng, thích vẽ chúng và hợp với chúng. Ngày ấy, tôi không biết vẽ chủ đề đó sẽ đem lại tiền bạc hay không, tôi chỉ biết rằng còn được vẽ, cuộc sống của tôi còn thú vị.
Hồi cấp hai, tôi từng đưa mấy bản vẽ cho vài đứa bạn coi. Hầu hết chẳng quan tâm, chỉ có thằng Choác gật gù "cũng tạm" vì nó là bạn thân của tôi. Vả lại, do từng bị bắt trong giờ vì tội vẽ bậy (thực ra là vẽ nhân vật manga) và từng bị cả lớp cười cợt, vậy nên tôi giữ niềm đam mê cho riêng mình. Lên cấp ba, tôi vẫn giấu kín niềm đam mê ấy, dù rằng tuổi mười sáu là tuổi "sống để chia sẻ". Tôi sợ rằng nếu nó lộ ra, lũ bạn sẽ coi mình là kẻ lập dị.
Ngoài việc giấu kín chuyện vẽ vời, tôi cũng không để lộ ra mình nghe nhạc metal. Sang cấp ba, tôi không còn hứng thú với rock hay Nu metal nữa, tôi cần những âm thanh khốc liệt hơn. Cái đĩa Metallica trở thành của báu, tôi nhai đi nhai lại cả tháng. Một đĩa chưa đủ, tôi đạp xe lên tận Hàng Bông, lùng tìm cái tên Metallica và những ban nhạc nặng đô hơn. Nhưng ngày ấy ở lớp B4, ngoài tôi ra, chẳng đứa nào nghe metal hết. Tôi hỏi cái thằng "đếch biết gì" lẫn thằng "biết tuốt" thì thằng nào cũng long lanh đôi mắt to tròn: "Linkin Park là con khỉ mẹ chi?". Chán hẳn! – Tôi tự nhủ sẽ không truyền bá rốc rít nữa, kẻo bốn chục đứa bạn học nhìn mình bằng đôi mắt to tròn long lanh thì bỏ mẹ. Tôi cố sống như một thằng học sinh bình thường, nhưng vẫn chưa có đứa bạn thân nào trong lớp. Lúc đi học về, tôi đi cùng thằng Choác, nhưng những hôm nó đi chơi cùng lũ bạn, tôi lại ra về một mình với nỗi buồn vẩn vơ.
Việc gặp gỡ Linh cũng khá khó khăn. Vì nhà chưa có máy tính lẫn mạng nên tôi chỉ có thể online Yahoo! ở hàng net. Linh lại chẳng ra hàng net bao giờ nên tôi không gặp em suốt một thời gian dài. Sốt ruột vì không gặp được em, tôi để lại tin nhắn, đại khái thế này:
"Dạo mày thế nào? Ổn chứ?
Trường mới của tao chán quá:((
Chẳng có thằng bạn nào hợp tính cả
Tao nghe metal rồi, mày có nghe metal không?
Thế năm nay mày có định tặng tao quà sinh nhật không?
Trả lời nhanh nhé!:D".
Hai ngày sau, tôi mở Yahoo! và thấy em trả lời:
"Mày học với Choác đúng không? Hình như mấy đứa nữa cũng vào trường B hả? Tao chẳng có ai học cùng:((
Nhưng trường tao cũng được, không đến nỗi chán lắm:)
Tao không nghe được metal, ầm quá
Cùng lắm được vài bài của Metallica thôi:)
Vẫn thích rock hơn:D
Mà nghe cái đĩa Gun N" Rose chưa? Hay không?
Quà sinh nhật á? Chẳng lẽ lại tặng đĩa rock cho mày? Mày nghe metal còn gì?
Từ từ để tao nghĩ
Ngoan thì tao tặng cho:))".
Thường thường sau một ngày, Linh trả lời tin nhắn. Nhưng cũng có khi khoảng ba bốn ngày em mới đáp lại. Mỗi lần ra hàng net và ngóng đợi em trả lời, tôi vừa hồi hộp, vừa suy nghĩ xem em sẽ nói những gì, lại hơi bồn chồn vì lo em không để ý tin nhắn. Nhờ em, tôi tạm quên đi quãng thời gian buồn tẻ ở cấp ba.
Cuộc sống năm lớp 10 của tôi tẻ nhạt trong bốn tháng. Sang tháng thứ năm bỗng có biến chuyển. Vốn to mồm (học từ thằng Choác), lại hay phun nhiều câu hài hước (cố rặn ra) nên thằng nào trong lớp cũng quen mặt tôi. Chúng nó đều muốn biết cái thằng Tùng "Teo Tóp" là thằng như thế nào. Bữa nọ, trong giờ thể dục, có hai thằng nói chuyện với tôi về game và tôi cũng vui vẻ trả lời. Câu chuyện đi xa tới mức tôi tiện mồm ba hoa lịch sử game Warcraft III, một thằng thì trợn tròn mắt coi tôi như người hành tinh, riêng thằng còn lại khá hào hứng và nói:
- Tôi tưởng bọn này không bao giờ liên minh với bọn kia chứ? Chúng nó là tử thù của nhau mà?
Đụng đúng nọc, tôi bắt đầu huyên thuyên đủ mọi thứ về cốt truyện trò chơi. Thằng kia chăm chú lắng nghe và thi thoảng "à" lên như vừa phát hiện điều gì mới mẻ. Kể từ đó, tôi có đứa để nói chuyện và chia sẻ con người thật của mình, thay vì phải giả tạo như trước kia.
Thằng bạn mới có biệt danh là Cuốc, bạn bè gọi nó thế bởi hàm răng cửa khá to và lộ. Nó thường mang một cái bàn chải trong túi áo (hợp lý vãi!), bạn bè thường giật cái bàn chải để trêu chọc nó, sau tôi hỏi mới biết đấy là vật cầu may. Thằng Cuốc bảo nhờ cái bàn chải, nó sẽ may mắn hơn. Thằng cu đi một cái xe đạp cà tàng đúng nghĩa "cà tàng": Săm hay xịt lốp, mưa xuống là bánh xe đong đầy nước luôn, cái đùi xe bên phải tháo ra lắp vào được (nhỡ bị đâm thì văng cả đùi nhưng lắp lại vẫn đi ngon lành), hai tay phanh gần như không hoạt động, chủ yếu giảm tốc nhờ "căng hải". Mỗi khi xe đổ dốc, thằng Cuốc lại thò hai chân xuống hãm tốc độ, mặt dép kéo lê xoèn xoẹt điếc tai, đi đường ai cũng ngoái lại nhìn. Tôi từng hỏi nó sao không thay xe mới thì nó bảo... Thích thế, dù rằng nhà nó là nhà có điều kiện. Rất nhiều đứa tìm cách kết bạn với thằng Cuốc vì nhà nó vừa có máy tính vừa có mạng, game gì cũng chiến. Nhưng cũng như tôi, nó chẳng thân thiết với ai, quan hệ bạn bè chỉ dừng ở mức xã giao, không hơn.
Thằng Cuốc ham mê điện tử, nhất là những game có đồ họa đẹp và thiên hướng cá nhân. Nó không bao giờ khoái mấy game online kiểu như Võ Lâm Truyền Kỳ. Cũng là điều hay, bởi những cái game của nó đem lại nhiều ý tưởng để tôi vẽ. Nó chia sẻ thú vui của mình, và tôi cũng bắt đầu chia sẻ đam mê của mình cho nó. Thằng Cuốc xem nhiều bức tranh và đặc biệt thích bức tranh màu vẽ chiến binh cưỡi rồng. Nó nói:
- Đẹp đấy chứ! Ông vẽ lâu chưa?
- Khoảng hai năm gì đó. He he! Ông muốn vẽ không?
- Chịu! Tôi không thích vẽ. Mà ông thích trở thành họa sĩ à?
- Không! – Tôi lắc đầu – Tôi muốn tạo hình nhân vật hoặc phong cảnh game, tôi muốn làm cho công ty game nào đấy, Blizzard hay Square Soft chẳng hạn!
Thằng Cuốc gật gù, ánh mắt hơi nghi ngờ về mấy lời "chém gió" của tôi. Tuy nhiên, nó hiểu những điều tôi nói và luôn vui vẻ mỗi khi tôi chia sẻ tác phẩm mới. Nó không mắt tròn mắt dẹt khi tôi muốn vẽ một gã chiến binh cầm kiếm cưỡi xe máy hay một hòn đảo bay lơ lửng trên trời. Nó thậm chí còn góp ý nên đưa thêm vài chi tiết cho bức tranh thêm sinh động. Có đứa bạn chấp nhận đam mê của mình, tôi cảm thấy vui. Thằng chọi con mười sáu tuổi chẳng cần gì ngoài việc người khác tôn trọng hoặc hiểu cho mình, thế thôi.
Một ngày nọ, thằng Cuốc rủ tôi về nhà nó chơi game (tiện thể nó khoe luôn cái máy tính xịn). Sau hai tiếng chơi game đã đời, tôi dắt xe đi về, trong lòng mường tượng ra bức tranh mới. Sẽ không còn phong cảnh yên bình hay chiến binh tạo dáng nữa, tôi sẽ vẽ quang cảnh chiến trường thật máu lửa và khốc liệt. Đương say sưa với những ý tưởng, tôi chợt nhận ra một điều lạ.
Phía trước khoảng chục mét có một cây phượng lớn. Mới tháng mười một, cây chưa nở hoa nhưng tôi mang máng mình đã gặp nó ở đâu đấy. Bần thần một lúc, tôi mới nhớ hồi lớp 9 đã đèo Linh qua con đường này. Như có luồng điện chạy qua não, tôi bèn quay xe và đạp thêm khoảng tám trăm mét nữa thì tới nơi. Nhà của Linh ở đây. Té ra nhà em và nhà thằng Cuốc đều cùng một trục đường. Tôi ngó đồng hồ đeo tay rồi... Chờ đợi. Tôi nghĩ tầm giờ này, Linh sẽ đi học về, hoặc nếu học buổi chiều thì em sẽ từ trong nhà bước ra. Nhưng đợi nửa tiếng rồi quá trưa, vẫn chẳng thấy bóng dáng em đâu, tôi đành đạp xe về.
Tối hôm ấy, tôi chống cằm nhìn bông hoa mà Linh từng cài lên mái tóc của tôi. Hoa ép khô, sắc đỏ vẫn rực rỡ như hồi hè tháng năm. Và tôi bắt đầu vẽ, nhưng không phải chiến trường này nọ như tưởng tượng hồi sáng. Tôi vẽ một cây phượng lớn, một ngôi nhà dưới bóng cây phượng và một cô bé gái đang khoác cặp đi học về. Nhà và cây phượng, tôi vẽ được, cơ mà con gái vẽ hơi khó nên tôi hì hục cả buổi tối vẫn chưa xong. Kiểu này phải mua sách về tham khảo mới được! – Tôi tự nhủ.
Dù vậy, tôi vẫn hoàn thành bức tranh chiến trường khốc liệt kia và đổ màu một cách hoàn hảo. Thằng Cuốc trố mắt và khen tôi vẽ đẹp như mấy bức concept art của nước ngoài (thực ra vẫn còn kém xa lắm). Nhưng còn bức tranh kia, tôi chưa vẽ xong. Tôi không biết nên vẽ cô gái thế nào và càng không biết nên đổ màu thế nào cho đẹp. Và để tìm kiếm ý tưởng, mỗi ngày, tôi lại đạp xe qua con đường ấy, đến nỗi thằng Cuốc phải hỏi:
- Đi đường này à? Tôi tưởng ông đi đường kia thì về nhà nhanh hơn chứ?
- Ờ thì về cùng ông cho vui, không thích à? Có thằng bạn quan tâm mà khinh hả?
- Khinh kẹc! – Thằng Cuốc nói – Hồi trước ông bảo đi về đường này mỏi chân mà?
- Bây giờ tôi thích đi cùng ông! Ý kiến giè?
Sau khi tạm biệt thằng Cuốc, tôi đạp xe nhanh hơn và lúc gần tới nhà Linh, tôi lại đạp chậm hơn một chút. Tới nơi, tôi dừng xe ở một chỗ kín đáo và đợi chờ Linh xuất hiện. Chỉ cần thấy em, bức tranh của tôi sẽ hoàn thành. Song lần nào cũng thế, tôi phải ra về với một chút thất vọng. Nhưng chẳng sao, tôi sẽ vẽ bằng trí tưởng tượng của mình. Tôi sẽ tặng em bức tranh ấy nhân ngày sinh nhật.
Đó sẽ là một bức tranh ngày hè, một cô bé khoác cặp đi học về, còn bên kia đường có một anh chàng đang chống cằm trên ghi đông xe đạp và chờ đợi cô bé dưới cây phượng đỏ rực.
Nhưng tôi thực sự không biết em có nhận được nó hay không. Bởi sau này em chẳng bao giờ nhắc về món quà đó. Và nó là cả một câu chuyện dài. Nhưng trước hết, tôi xin phép rúc đầu lên giường, buồn ngủ quá rồi!
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN