Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Ăn uống vùng cao
Tạm dừng chuyện học sinh lại đã, như đã hứa, e xin hầu các bác chuyện ẩm thực ở đây:beauty:. Tất nhiên, thời gian e ở đây chưa nhiều nên có khi hiểu biết và cái nhìn còn hạn chế về vấn đề này, tuy nhiên, nếu có điều kiện, sau này e sẽ cố gắng đi la liếm mạnh mẽ để lấy tư liệu cho các bác thị dâm.:byebye:Người ta nói tây bắc nhiều đặc sản, thứ ngon, vật lạ. Thêm ông tân hoa ban suốt ngày rì viu abc vào nữa. Xét 1 cách công bằng có lẽ là đúng thật. Có nhiều món mà nhỏ giờ đến khi lên đây e cũng mới được ăn. Nhưng nói thật, hỏi có ngon không, em xin quỳ hai gối, vái luôn cả nón. Chắc tại do em hơi kén ăn quá.:stick:
Người dân ở đây, đồ ăn ăn được là được, không trọng hình thức nên nhiều món nói đúng ra lúc nấu lên trông như nồi cám lợn. Kinh vc. Đồ rừng có không? Thiếu mẹ gì, nhưng không phải lúc nào cũng sẵn sàng như các bác tưởng tượng đâu. Thi thoảng người trên bản đi săn được, đi bắn được thì có. Mà dân bản nghèo lắm, nên săn được là mang đi bán, bán làm gì, lấy tiền uống rượu thôi (đa số là thế).:beauty:
Đồ ăn trên này ngon, 1 phần là do gia vị, lá, hạt của họ tẩm ướp. Nổi tiếng nhất chắc là có mắc khén (hạt tiêu rừng) và hạt dổi. Người Thái có món cá nướng bếp củi, cho đủ gia vị thì Phà ơi, thơm lừng mấy gian nhà gỗ là thường:adore:. Vừa ngửi vừa lau nước dãi tồm tộp. Uống với rượu thì, đưa chén nào chết chén đấy mới thôi.
Một trong những món ăn truyền thuyết không thể không nhắc đến đo là nậm pịa:badsmell:. Con gì nấu được nậm pịa? con lợn, con dê và chắc là còn 1 số con gì nữa em k biết. Cái món này thì chắc các bác biết rồi. Nói trắng ra như người dân ở đây trêu nhau thì là ăn món cứt non không:stick: Một bát nậm pịa thành công là nó phải sền sệt, không đặc quá, không loãng quá. Màu nậm pịa thế nào, màu nâu nâu, sóng sánh, thò cái đũa vào khoắng khoắng 1 vòng là vớt được đoạn ruột non, lòng non:dribble:. E thì chưa ăn, mà cũng k dám ăn món này. Nhưng nghe kể thì vị nó nhặng nhặng, đắng đắng và càng nhai thì càng ngọt. Nậm pịa nấu ngon là do người làm. Làm sạch quá thì ăn k còn vị, phải làm cẩn thận, cho đủ gia vị. Lúc múc ra, bát nậm pịa nào ngon còn sóng sánh 1 lớp váng mỡ mỏng manh, sexy lắm.:dribble:
Ở trên này, người dân bản đặc biệt là người dân tộc Sila có món cơm mới thần thánh. Tại sao lại gọi là cơm mới thần thánh. Gạo tẻ gặt ở trên nương về, giã tay, xẩy cho sạch sẽ bụi trấu. Ngày làm cơm mới, phụ nữ trong nhà sẽ lo toan tất tần tật mọi thứ từ a đến y. Gạo tẻ phải ngâm từ hôm trước, nhưng không ngâm lâu quá vì gạo sẽ bị nát. Đến khi đem ra nấu, lần 1 nấu như cơm bình thường. Xong lại đem nấu lại như nấu gạo nếp. Kĩ thuật nấu kiểu của họ e cũng k thực rõ, chỉ đi hỏi được có bằng vậy thôi. Sau khi xong, thành phẩm là 1 bát cơm mới bằng gạo tẻ nhưng dẻo như xôi. Nắm lại gạo không dính tay, và đặc biệt, gạo nương thì ăn vẫn ngon hơn gạo thường, đếch hiểu.:ops:
Mâm cỗ dân bản còn 1 món nữa k thể thiếu, món tiết canh. Tại sao có tiết. Có rượu mà k có tiết thì có chán không? Con gì đánh tiết được? Con ngan, con vịt, con lợn... Nói chung thịt con gì ra mà thích là đánh tiết hết:what:. Mâm cỗ nào mà k có tiết canh là mâm cỗ ấy k to. Tiết canh thường được đánh chén gần cuối bữa, khi đã tà tà rượu thịt rồi thì bắt đầu xẻ ra ăn. Các bác cứ tưởng tượng người ta chia bát tiết ra thành mấy phần rồi lấy thìa xúc ra cho các bát khác. Nước đỏ lòm lòm, nhỏ nhỏ nhìn kinh vc. Thế mà đàn ông, đàn bà ở đây chén được hết, lại còn ăn một cách mạnh mẽ luôn nó mới máu.:ah:
Thêm tý ảnh cho sinh động vậy:cheers:
Nậm pịa truyền thuyết ở giữa mâm, bát nậm pịa này nấu k thành công vì loãng quá:what:
Giỏ xôi và cơm của người thái. Cái giỏ được đan rất xinh luôn:adore:
Gà đen cả thịt lẫn xương thả bản của người Mông, món khá hiếm. Và xương nấu lá lồm:beauty: Mấp mé là bát tiết canh rực rỡ.
Ở đây lâu lâu lại được mời đi ăn cỗ bản. Nói thật thì cũng chẳng thích thú gì cho lắm, nhưng mà người dân họ quý họ mới mời. Lần đầu tiên mời, người ta đến tận trường, vào tận phòng, tay bắt mặt liếm mời nhiệt lắm:beauty:, không đi. Lần thứ 2 có việc mời, người ta bảo bọn nhỏ chạy qua. Vẫn k đi. Đến lần sau, à mà đếu có lần sau luôn, không đi đéo bao giờ mời nữa. Vậy cho vuông góc. Người dân tộc họ yêu ghét rõ ràng:gach:
Người dân ở đây nấu thì nói thẳng ra là không vệ sinh gì cho lắm. Nhất là mấy thím, mấy mẹ người Mông. Mà các bác nói làm sao vệ sinh cho được khi mà, lợn gà ị đái ngay bên cạnh cái bếp:surrender:. Có chỗ em thì khá hơn, dân trí cũng được cải thiện rồi thì chuyện ăn uống nhìn còn tàm tạm. Ở đây có cái mốt là trải lá chuối xong ăn cỗ mẹt. Vụ cỗ mẹt này e đi ăn 1, 2 lần thôi. Cỗ mẹt là sao, bỏ lá chuối được lau sạch vào giữa. Đổ 1 ít thịt, 1 ít rau, ít cơm, abc. Xong, gọi nhau vào. Chén. Lịch sự thì bát đũa, còn k thì cứ tay mà chiến thôi.:beauty:
Ở đây có thịt rừng. Lợn rừng. Sóc, gà gô, abc xyz. Nói chung săn đc con nào thì ẻn con đấy:sexy:. Người dân tộc họ ngố lắm. Đi săn nhưng cứ phải bắn chết tươi luôn đi. Xong đem về nhà cất rồi hôm sau mới mang ra bán. Cho nên là mới có chuyện, có cặp vợ chồng nọ, săn đc mấy con sóc, xong đem về nhà, để lông lá thế đến hôm nó khô đét rồi, mang vào trường mời các thầy cô mua, nói mua đi thầy giáo ơi, thịt sóc ngon lắm đó:rofl:. Xong có hôm lại bắn được đôi gà rừng. Cũng mang về nhà để, hôm sau nó chết có mùi ra rồi, vẫn xách lủng lẳng đến trường mời mua cho bằng được. Bó quần luôn.:hang:
Nếu mà hỏi thịt rừng có ngon không, theo bản thân e nó cũng chẳng khác mẹ gì các loại thịt khác. Nếu mà bác nào không phàm ăn có khi còn chẳng buồn ăn. Vì như em nói, họ chế biến k đẹp mắt, thêm nữa lại hay cho hổ lốn các loại lá vào. Đặc biệt ở đây họ nấu ăn k dùng rau thơm luôn nhé:gach: Màu sắc đặc trưng của các món ăn ở đây đa số màu hơi nâu nâu, nói thô thiên là nhìn hơi bẩn bẩn. Thế người dân tộc có thật thà không? Cũng đết thật thà gì cho lắm. Bằng chứng là, trong 1 lần được mời đi ăn cơm làm lúa mới, có đĩa thịt sóc rừng. Mọi người nói ăn ngon lắm. Thôi bé giờ chưa ăn, làm thử 1 miếng. Mùi nó hơi hoi hoi, lại có thêm mùi lá rừng vào lại ngang ngang, chợn chợn, thôi trót đớp rồi k lẽ lại nhè ra ngay mâm thì chủ nhà nó vả vỡ mồm. E ăn có 1 miếng thì k sao, còn những người khác thì vừa ăn vừa nhè đạn bi:rofl: Tại vì để bắn mấy con này người ta dùng súng đạn bi tự chế. Để bắn được nó chết mang về thì có khi phải tốn khá nhiều đạn đấy, đạn bi găm sâu vào thịt nên ăn mà k để ý có khi nhai vào cũng đi mẹ cái răng hàm luôn:rofl: Ăn uống xong, ở đĩa lòi ra cái đuôi lủng lẳng. Một chị giáo viên nói: Thôi bỏ mẹ, nó cho ăn thịt chuột chứ có phải thịt sóc gì đâu. Khi đó, cả lũ em mặt như này:waaaht::badsmell:
Còn lợn rừng có ngon như vẫn nói hay không? Không. Da lợn rừng dai bỏ mẹ. Bác nào răng yếu, cho 1 miếng thịt có da lợn khéo ngồi nhai từ đầu bữa đến cuối bữa còn chưa nhai xong. Phê luôn =))
Thôi, đi ngủ trưa phát đã, hết chuyện ăn rồi, mai đến chuyện sinh đẻ ạ[IMG]https://i. Imgur. Com/GzRhqBG. Gif[/IMG]
Thị dâm ít ảnh cho sinh động ạ
Cỗ mẹt. Các chai to bé là rượu. Cỗ ở đây 100% nói không với nước ngọt =))
Bất cứ đâu, bất cứ nơi nào cũng sẽ thấy cái này, còn cái này để làm gì các bác tự hiểu ạ =))
Bữa cơm của học sinh nội trú vùng cao.
Mang gà rừng săn đc đem đi bán
Thịt sóc (chuột) luyện skill nhè đạn bi thần thánh. Đĩa màu nâu là thịt sóc. Đĩa lổn nhổn là thịt ếch om lá rừng
Một góc nhà của người dân tộc Sila, được làm bằng cách ghép thật khít các mảnh ván gỗ lại với nhau.
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN