Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Học sinh ở vùng cao
Có lẽ nếu mà chỉ nói học sinh ở vùng cao thì khó mà hình dung được nó thế nào nếu không tiếp xúc trực tiếp và gần gũi. Chúng nó có cái gì đó vừa ngố ngố, vừa thật thà, vừa dễ thương mà lại vừa dễ bực.:sexy:Tất cả các vùng có học sinh dân tộc đều học theo 1 chương trình riêng, được gọi là phương pháp vùng miền. Có khi lớp 6 chỉ học tương đương chương trình tiểu học. Nói thì nhiều nhưng cũng có những chuyện dở khóc dở cười với chúng nó:beauty:
Bọn nhỏ ở đây chúng nó học kém lắm. Đấy là sự thật. Kém đến độ thế nào? Lớp 8, 9 k biết chữ là chuyện bình thường. Có trường gần biên giới, cả lớp 9 gần 40 cháu, chỉ 1 cháu đọc thông viết thạo:beauty: Lớp 7 không thuộc bảng cửu chương, hỏi 49+1 bằng bao nhiêu ngồi đực ra không biết. Lớp 6 mù chữ, bảo viết chữ nhưng thực ra là vẽ chữ. Vẽ thế nào, trên bảng thầy viết sao thì ở dưới trò loằng ngoằng lại y như thế. Có những đứa không biết chữ, giờ đọc chính tả, các cháu vẽ luyên thuyên giời bể, đến khi thu bài, không dịch được chữ nào.:surrender:
Học sinh ở đây chúng nó không ham học. Bởi vì chúng nó thấy cái chữ không làm ra tiền. Mặc dù bố mẹ chúng nó cũng động viên đấy, nhưng bố mày không thích ra lớp đâu:look_down:. Thế nên có chuyện, thầy đến nhà chở em đi học, đi đến cổng trường, thầy vừa xuống xe, quay lại đã thấy nó chạy mẹ lên rừng mất. Có khi đi bộ đón các cháu đến lớp, ne đầu trên, chặn đầu dưới, thì đi được nửa đường nó cũng trốn vào rừng mất. Các thầy khóc dở mếu dở quay về vì không dám vào rừng, vào rừng lạc bỏ mẹ:chaymau:. Dọa nó, không đi học không được lấy tiền trợ cấp đâu, nó dõng dạc: Ít quá k cần đâu. Cô đi mà lấy. Cô tăng xông gần chết, không nói được câu gì.:rofl:
Thôi thì học toán dốt đã đành. Xem chúng nó viết văn, học sử mới gọi là thảm họa.
Đề văn nói: Tả mẹ của em. Có cháu viết: Mẹ em có đôi mắt tròn to như hai cục bi ve. Mẹ em có khuôn mặt vuông và nước da đen xì. Khi cười mồm mẹ e toàn cao răng:adore:
Đề: Kể lại 1 kỉ niệm của em với người thân. Cháu viết: Bà sôi cơm, em xin cơm bà không cho. Em bốc trộm 1 nắm ra sau nhà ngồi ăn. Ngon quá. Bà đi tìm thấy em ngồi, bà xin em 1 miếng, hai bà cháu cùng ngồi cười nhe răng.:surrender:
Lịch sử hỏi: Việt nam, lào, cam pu chia bị nước nào xâm lược. Các cháu trả lời trong bài thi cuối kì: Bị Chung quốc xâm lược.:rofl:
Hỏi diễn biến cách mạng tháng 10 nga. Cháu viết: 25/10 lê nin hoàn toạn sụp đổ và bị chiếm tất cả, hết tất thảy.:surrender:
Đề: Viết thư cho người bạn của em. Trong lớp có 1 bạn tên là Mó Lòng. 1 cháu viết:
Lòng ơi, lòng có biết không Lòng. Mình đã chuyển ra Hn sống, có vợ xinh đẹp và hai đứa con rồi. Công việc ổn lắm, có ô tô và nhà nữa. Lòng ơi:gach:
Mẹ nó, đang đêm chấm bài chúng nó mà buồn cười tắc thở.
Học sinh ở đây, dù chưa phải vùng đặc biệt khó khăn, nhưng điều kiện sống cũng không có. Có đứa chỉ có 1 cái áo mặc đi học từ t2 đến t6. Áo trắng của chúng nó chắc như cái giẻ lau nhà nhà các bác thôi. Chúng nó tắm hàng ngày, nhưng vẫn hôi và tanh, Không ai hiểu tại sao lại thế:surrender: Hôm nào đi dạy mà chúng nó đóng kín cửa lớp thì xác cmn định là ngạt thở, buồn nôn. Mùi mồ hôi, mùi quần áo, mùi tóc, mùi chua chua, tanh tanh lờm lợm:surrender:
Trông thế nhưng cũng ở sạch. Trời mưa, rét bỏ mẹ ra vẫn tắm. Tắm xong mang quần áo ra giữa trời mưa ngồi giặt xong lại mang ra giữa trời mưa phơi:stick::rofl: Trời rét các anh em cứ kêu chứ còn bọn nó, rét của vùng cao, con gái, con trai vẫn ra dội nước lạnh ùm ùm như nắng:chaymau:
Nói thế, nhưng chúng nó cũng sống tình cảm lắm. Tạm đã, đi nấu cơm 1 phát các chị ơi:beauty:
Học thì kém tý thôi. Nhưng học sinh ở đây thì sống vừa tình cảm, vừa thật. Nhiều khi thật đến tội:stick:. Học sinh chỗ em ở đa số là người Hà Nhì, 1 ít người Sila, La hủ, và Mông. Mỗi dân tộc lại có cái hay riêng ở phần sau em sẽ kể.
Đến đây mới thấy, cái kiểu PBVM, PBDT nó ở đâu cũng có các bác ạ. Ở voz thì phân biệt BK - Nk. Còn ở đây, chúng nó chia nhau ra theo dân tộc.:surrender:Ở chung 1 khu nội trú mà chúng nó cũng chẳng ưa mẹ gì nhau. Mấy anh người Mông thì ghét các anh người Hà Nhì và ngược lại. Vì sao lại ghét thì vì người Mông hiền hiền, khờ khờ, chỉ sao làm vậy, nên hay bị bắt nạt. Mà đa số người Mông lại theo đạo tin lành, nên cũng khác biệt:chaymau:. Nhiều khi chúng nó cãi nhau, 1 cháu người Mông cãi nhau 1 cháu người Hà Nhì. Mỗi cháu nói 1 tiếng. Các cháu cãi nhau, bắn ra như ngoại ngữ, em đứng nghe chả hiểu cái mẹ gì. Bảo dừng lại, giải thích, chúng nó đang hăng máu, giải thích đc 2-3 câu bằng tiếng phổ thông lại quay sang bắn ngoại ngữ bản. Mẹ bố chúng mày, tao chịu. Cho chúng mày cãi chán thôi.:surrender:
Mấy ngày đầu lên đây, nghe chúng nó nói chuyện còn phải bắt chúng nó nói đi nói lại 2-3 lần mới dịch được. Chúng nó phát âm bị ngọng hết, sửa sao cũng không được. Ở đây có dân tộc Thái k nói được dẫu ngã (~) và sắc ('). Nên ở một trường toàn dân tộc thái, thầy hiệu trưởng tuyên bố, anh nào nói được câu: "con muỗi đốt, em bị ngã vào gốc nhãn" thì cho giỏi môn ngữ văn:beauty: Lại có khu người Thái bị ngọng l và đ. Nên có câu mọi người trêu nhau. Có yêu anh phó (l)đồn không. Anh phó l(đồn) vào bên trái hay anh phó vào (l)đồn bên phải. Cười muốn sặc mẹ tiết.:rofl:
Học sinh ở đây mà không đi học thì thôi, chứ đi học rồi chúng nó thương, quý thầy cô lắm. Bữa giáo viên ốm, đang nằm thở như chó cắt tiết ở phòng, học sinh nó mở cửa hé hé chạy vào xòe tay nói: Côgiáo ốm sốt, em cho cô giáo quả thảo quả này. Cô lấy hạt nhai ra, đắp lên trán là mai hết ốm, cô lại đi dạy em nha. Phà ơi:beauty:, nghe mà mát cả lòng non lòng già.
Đến chiều đi gội đầu, thằng bé học sinh nó chạy lọt tọt ra nói: Cô giáo đang ốm gội đầu nước lạnh này ốm thêm cô giáo ơi, cô ốm, ai đi dạy chúng em. Nghĩ lặn lội mấy trăm km lên cũng đáng, có mấy đứa học sinh ngoan mà sướng ghê:beauty:
Học sinh ở đây đi học chủ yếu là làm phổ cập gd, chỉ 1 số ít là học lên cấp 3, cđ hoặc đh. Cho nên cứ học hết lớp 9 là về bản, loanh quanh đâu vài tháng thì cưới nhau. Thế là lại mời thầy giáo, cô giáo xuống tợp rượu thôi.
Thế học sinh ngoan có học sinh hư không? Có, nhiều là khác.
Ở nội trú có mấy thằng bé là con nhà trưởng bản, được trang bị giắt lưng quả smart phone oách phết, to hơn điện thoại cô giáo:beauty: Thế là các cháu bắt wifi, xong rồi đóng cửa, rủ nhau xem phim xxx. Túm tụm làm sao, cười to thế nào hí hí lại bị thầy quản trú bắt được. Thu mẹ điện thoại luôn:rofl: Đổi mật khẩu wifi, khóc lóc làm sao kệ bố chúng mày nhé:sexy:
Rồi chuyện 1 cháu gái lớp 9, phổng phao quá, chửa kềnh càng ra không biết, cứ đi học như thường. Mãi sau mới phát hiện ra thế là tất tưởi phải đưa đi xử lí. Các bác đừng ai mắng chuyện này là ác. Bởi lẽ, ở xuôi chẳng may chửa ra tầm tuổi này còn có bố mẹ mà lo. Chứ ở bản, kiến thức k có, điều kiện cũng không, đẻ ra rồi, còn không biết bồng bê, nuôi nấng làm sao. Nói chung, trên trời dưới bể các thể loại chuyện, các cháu ở bản nhưng cũng máu chiến như ở xuôi. Có cháu còn dạy các cô dùng shopee mới máu:surrender:
Chuyện học sinh với các cháu còn nhiều quá, nhưng k kể hết được. Hôm nay tạm tạm thế này. Ngày mai e hầu các bác chuyện ăn uống, đặc sản núi rừng Tây Bắc. Rồi đến chuyện chăm lo, chế độ, chính sách abc.:beauty:
Thêm tý ảnh cho các cô các bác thị zâm. Ảnh em sẽ up dần, viết đâu up đấy. Thực ra ảnh em chụp tản mát nhiều lắm, trước k chủ viết nên chụp được ít, Qua đợt này đi hóng nhiều thì em chụp thêm:beauty:
Mời các bác du hí lên đến bản:beauty: Đứng từ đầu dốc, nhìn thấy mẹ cuối đường, mà còn đi mút mùa, xuyên mấy con núi mới đến:sexy:
Tiếp theo là đà giang trong truyền thuyết của Nguyễn Tuân. Trong xanh khi trời nắng và đỏ ngầu khi mưa giông:byebye:
Nào mình cùng đi tắm suối khi nước k về được trường. Hí hí. Nhiều khi đi đường, có suối, nhất là mấy vùng gần biên giới còn có các bà các chị tênh hênh ra suối tắm tiên. Ngượng vãi:rofl:
Lợn đen, lợn thả rông, lợn cắp nách. Ở đây lợn chạy đầy đường, chạy suốt ngày như thả hoang. Khi nào thèm quá, đến dạo mót rượu là bắt 1 cháu về ngả ra chén tạm vậy thôi. Hihi. ở nhà thất nghiệp lên đây làm nghề chăn lợn dạo cho vui:beauty:
Bản làng em nho nhỏ, nằm ở dưới này đây:adore:
Bình bình, yên yên như trong bức tranh:adore:
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN