Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Chào các bác. Cuối năm rảnh rỗi buồn buồn lên f17 la liếm viết lảm nhảm vu vơ chơi chơi. Cũng gọi là 1 phần trải nghiệm của em, chia sẻ. Hay dở xin các bác gạch đá nhẹ nhẹ. Chuyện có nhiều cái nhạy cảm nên các bác biết em là ai xin không đào info. Mất vui và ảnh hưởng rất nhiều người ạ:beauty:
Sau khi nhận được giấy báo trên mảnh đất gần sát biên giới, được sự động viên của thầy bu và các bác, e cũng xếp đồ chấm chấm nước mắt ra đi. Nói thật chả sung sướng mẹ gì, nhưng thôi cắt bỏ quả dài dòng lê thê này, tiến vào phần chính.:gach:
Rv lần này e chỉ kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy, những gì xảy ra ở đây quanh em. Có lẽ cũng nhiều bác biết hoặc nghe nói hoặc trải nghiệm tý cuộc sống núi rừng. Nhưng để hiểu về nó có khi lại còn một quãng đường dài nữa. Cũng như vậy, khi ở nhà, em chỉ biết và chỉ nghĩ chắc cuộc sống người dân tộc khổ và nghèo lắm. Nhưng sự thật thì... :beauty:
1: Có nghèo không?
Xách váy lên đến trường vào một ngày nắng vỡ mồm. Được bác điều xe cho lên đến cổng, đồ đạc, quần áo không phải vác. Cảm giác lần đầu tiên khi vào trường là: Ủ uôi may vcc:adore:. Trường đẹp quá, không phải nhà gỗ vách đất. Sướng quá giàng ơi:dribble:. Học sinh nhìn giáo viên mới lạ lẫm như người dưới xuôi nhìn con khỉ đột. Thôi kệ, tự nhủ chắc nó thấy đẹp quá nên nhìn đây mà.:what:
Làm quen, lang thang 1 vòng, điều kiện sống cũng gọi là tạm tạm. Được, yên tâm công tác rồi. Ngắm nghía các cháu, lần đầu tiên được thấy người dân tộc bằng da bằng thịt chứ không phải nhìn trên ti vi nữa. Ơ cũng giống mình. Mỗi tội nó nói với nhau luyên thuyên cái gì không hiểu. Sau này mới biết hóa ra nó nói tiếng nó. Sư bố, cứ xì là xì lồ như chim. Không biết nó chửi mình hay khen mình đẹp =))
Quay lại cuộc sống ở trường. Mất vài ngày làm quen với mọi người, và bắt đầu nhập cuộc. Nếu ai hỏi cuộc sống ở đây có nghèo không. Huhu. Có. Nghèo rớt.:ah: Mỗi bản ở đây cách nhau cỡ 10km là thường. Còn có khu dân sinh chưa có đường vào bản, chưa có điện. Ở đây thiếu gì nhất? thiếu nước nhất. Nước lấy từ thác trên núi dẫn về. Ngày nắng nước trong như nước máy. Ngày mưa nước đục như nước cống công trình. Ngồi trong nhà tắm, cởi hết xiêm y, nhìn chậu nước đục ngầu mà vừa khóc vừa bối rối không biết nên tắm hay nên không tắm.:rofl:
Ở đây – vùng em ở, cuộc sống có một phong tục phải nói kinh cmn sợ: Uống rượu. Bất cứ chuyện to hay nhỏ, chuyện riêng hay tư, chuyện a hay b. Mang rượu ra bú hết. Đàn bà con gái, kinh hay mường, si la hay hà nhì, la hủ. Rượu, rượu hết. Cho nên mới có những câu chuyện: Có đoàn nọ về kiểm tra trường, mang rượu ra tiếp khách, khách uống say đến đái cả ra quần, ngủ quên không kịp kiểm tra. Sáng hôm sau khách tỉnh dậy sợ quá đi giặt quần từ sớm, rồi chiều tất tưởi về không dám ở lại vì sợ bị ép rượu thêm lần nữa. Có những trận rượu thâu đêm suốt sáng, từ 12h trưa đến 9h tối chưa tan. Có dạo, uống nhiều quá ngộ độc, 1 năm tạch mất 4 người. Cả bản sợ quá, chuyển sang uống bia. Đâu được mấy tháng, cái mồm thèm quá, lại về uống rượu. Chết kệ mie chết:sexy: Người dân uống nhiều đã đành. Tháng nào, ngày nào vui là uống. Hôm nào làm lí, vật con lợn ra. Uống. Hôm nào cúng nhà, vật con chó ra. Uống. Sinh nhật con, uống. Sinh nhật vợ, uống, abc, uống. Uống nhiều đến độ, khi em vừa lên, chỉ nghe tiếng bát đũa va vào nhau đã sợ vã cả mồ hôi vì tưởng tượng ra mùi rượu xộc vào mũi đến buồn nôn.:-s
Uống rượu nhiều, nên làm ít, và có làm cũng k năng suất, không chất lượng. Có khi 1 bữa làm lí đã hết cả kho thóc cả năm để ăn ở trong nhà. Mà không làm lí thì không được vì nó là luật cả bản làng rồi. Lại còn tiền mua rượu, mua thức ăn. Có nhà, gặt lúa về, phơi khô, đóng bì. Đến ngày làm cơm mới, mời đông đủ, mua rượu thịt, ngả cỗ, hết luôn lúa vừa về. Cho nên, làm quanh năm có khi chẳng đủ ăn. Nghèo lại hoàn nghèo.:misdoubt:
Sau khi nhận được giấy báo trên mảnh đất gần sát biên giới, được sự động viên của thầy bu và các bác, e cũng xếp đồ chấm chấm nước mắt ra đi. Nói thật chả sung sướng mẹ gì, nhưng thôi cắt bỏ quả dài dòng lê thê này, tiến vào phần chính.:gach:
Rv lần này e chỉ kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy, những gì xảy ra ở đây quanh em. Có lẽ cũng nhiều bác biết hoặc nghe nói hoặc trải nghiệm tý cuộc sống núi rừng. Nhưng để hiểu về nó có khi lại còn một quãng đường dài nữa. Cũng như vậy, khi ở nhà, em chỉ biết và chỉ nghĩ chắc cuộc sống người dân tộc khổ và nghèo lắm. Nhưng sự thật thì... :beauty:
1: Có nghèo không?
Xách váy lên đến trường vào một ngày nắng vỡ mồm. Được bác điều xe cho lên đến cổng, đồ đạc, quần áo không phải vác. Cảm giác lần đầu tiên khi vào trường là: Ủ uôi may vcc:adore:. Trường đẹp quá, không phải nhà gỗ vách đất. Sướng quá giàng ơi:dribble:. Học sinh nhìn giáo viên mới lạ lẫm như người dưới xuôi nhìn con khỉ đột. Thôi kệ, tự nhủ chắc nó thấy đẹp quá nên nhìn đây mà.:what:
Làm quen, lang thang 1 vòng, điều kiện sống cũng gọi là tạm tạm. Được, yên tâm công tác rồi. Ngắm nghía các cháu, lần đầu tiên được thấy người dân tộc bằng da bằng thịt chứ không phải nhìn trên ti vi nữa. Ơ cũng giống mình. Mỗi tội nó nói với nhau luyên thuyên cái gì không hiểu. Sau này mới biết hóa ra nó nói tiếng nó. Sư bố, cứ xì là xì lồ như chim. Không biết nó chửi mình hay khen mình đẹp =))
Quay lại cuộc sống ở trường. Mất vài ngày làm quen với mọi người, và bắt đầu nhập cuộc. Nếu ai hỏi cuộc sống ở đây có nghèo không. Huhu. Có. Nghèo rớt.:ah: Mỗi bản ở đây cách nhau cỡ 10km là thường. Còn có khu dân sinh chưa có đường vào bản, chưa có điện. Ở đây thiếu gì nhất? thiếu nước nhất. Nước lấy từ thác trên núi dẫn về. Ngày nắng nước trong như nước máy. Ngày mưa nước đục như nước cống công trình. Ngồi trong nhà tắm, cởi hết xiêm y, nhìn chậu nước đục ngầu mà vừa khóc vừa bối rối không biết nên tắm hay nên không tắm.:rofl:
Ở đây – vùng em ở, cuộc sống có một phong tục phải nói kinh cmn sợ: Uống rượu. Bất cứ chuyện to hay nhỏ, chuyện riêng hay tư, chuyện a hay b. Mang rượu ra bú hết. Đàn bà con gái, kinh hay mường, si la hay hà nhì, la hủ. Rượu, rượu hết. Cho nên mới có những câu chuyện: Có đoàn nọ về kiểm tra trường, mang rượu ra tiếp khách, khách uống say đến đái cả ra quần, ngủ quên không kịp kiểm tra. Sáng hôm sau khách tỉnh dậy sợ quá đi giặt quần từ sớm, rồi chiều tất tưởi về không dám ở lại vì sợ bị ép rượu thêm lần nữa. Có những trận rượu thâu đêm suốt sáng, từ 12h trưa đến 9h tối chưa tan. Có dạo, uống nhiều quá ngộ độc, 1 năm tạch mất 4 người. Cả bản sợ quá, chuyển sang uống bia. Đâu được mấy tháng, cái mồm thèm quá, lại về uống rượu. Chết kệ mie chết:sexy: Người dân uống nhiều đã đành. Tháng nào, ngày nào vui là uống. Hôm nào làm lí, vật con lợn ra. Uống. Hôm nào cúng nhà, vật con chó ra. Uống. Sinh nhật con, uống. Sinh nhật vợ, uống, abc, uống. Uống nhiều đến độ, khi em vừa lên, chỉ nghe tiếng bát đũa va vào nhau đã sợ vã cả mồ hôi vì tưởng tượng ra mùi rượu xộc vào mũi đến buồn nôn.:-s
Uống rượu nhiều, nên làm ít, và có làm cũng k năng suất, không chất lượng. Có khi 1 bữa làm lí đã hết cả kho thóc cả năm để ăn ở trong nhà. Mà không làm lí thì không được vì nó là luật cả bản làng rồi. Lại còn tiền mua rượu, mua thức ăn. Có nhà, gặt lúa về, phơi khô, đóng bì. Đến ngày làm cơm mới, mời đông đủ, mua rượu thịt, ngả cỗ, hết luôn lúa vừa về. Cho nên, làm quanh năm có khi chẳng đủ ăn. Nghèo lại hoàn nghèo.:misdoubt:
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN