Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
- Vậy là giờ anh vẫn đang tìm chị ấy ạ?
- Ừ. - tôi uống ực hết bát nước canh cho đỡ khô cổ sau khi kể vắn tắt cho thằng Nam nghe về câu chuyện dài của mình.
- Thế khoảng bao giờ anh tìm thấy?
- Con chịu. Bố hỏi thế thì ông nội con cũng đếch biết trả lời như nào.
Tôi ngồi dậy rồi đi ra phòng khách. Phải cách xa xa thằng này ra không viêm não mà chết mất. Ngồi ăn cơm cùng thôi mà nó hỏi liên tục không cho nghỉ ngơi lúc nào, chẳng thế mà có chục phút ăn cơm mà cứ ngỡ như cả buổi trôi qua rồi vậy.
Ăn xong ngồi nghỉ một lúc rồi nó leo lên phòng tôi ngủ đến tận chiều. Tôi thì nằm lúc đi học về rồi nên chẳng chợp mắt được nữa nên chỉ nằm cạnh nghịch điện thoại, xong bất đắc dĩ trở thành cái ôm của nó, ôm gác các kiểu. Chẳng đếm được lúc nó ngủ nó xoay bao nhiêu vòng quanh cái giường nữa.
- Nam... Nam...
- Dà...? - nó thưa bằng cái giọng đặc sệt ngái ngủ.
- Tỉnh tỉnh chưa? Dậy trông nhà đi.
- Anh đi đâu?
- Chơi.
- Cho em đi với. - Nghe thấy vậy cái nó choàng dậy ngay.
- Ở nhà đi, trẻ con đi làm gì.
- Đùa, em lớn rồi, cho em đi nữa.
- Ở nhà đi.
- Cho em đi đi mà.
- Haizz...Thôi được rồi. – tôi tặc lưỡi - Mày có ba phút chuẩn bị.
- Vâng. – thằng bé nhảy ngay vào nhà tắm liền đó.
Tôi dắt nó ra chỗ bến xe buýt gần bên kia đường. Thời tiết đã bắt đầu sang thu nên cũng dịu hơn. Ba bốn giờ chiều mà cái công viên nhỏ gần đó đã có mấy bác già già đi tập thể dục rồi.
Hà Nội... có gì đó thật thân quen. Cảnh vật dẫu bình dị mà sao chẳng nơi nào khác mà tôi đã từng biết có thể giống được. Hà Nội trong tôi là những buổi chiều nắng vàng êm ả, dạo quanh từng góc phố bên cửa kính của xe buýt mà trông ra ngoài, nhìn ngắm đường phố nhộn nhịp, nhìn ngắm những gian hàng đủ màu sắc, nhìn ngắm những mảnh đời khác nhau đang chen chúc bươn trải cho cuộc sống nơi phồn hoa, rực rỡ.
- Anh Nghĩa ơi!
- Hử?
- Năm nghìn một vé đi xe này à anh?
- Ờ. - tôi chỉ sang ô cửa kính cạnh đó - Giá vé đây này.
- Ơ thế sao lúc lên xe anh chìa cái gì mà chú bán vé kia tắt điện luôn thế?
Nghe nó hỏi mà tôi nhắm mắt nhắm mũi lại cười sằng sặc. May mà xe vắng, chỉ có hai thằng tôi ngồi phía dưới cùng ba bác trung tuổi ngồi ở trên không thì chắc cười vỡ cả xe vì nó mất.
- Ơ, em hỏi sao anh lại cười?
- Chả nhẽ mày chưa đi xe buýt bao giờ à?
- Em chưa. Nay mới đi lần đầu.
- Thế thì hiểu rồi.
- Nhưng anh chưa nói cho em biết cái anh cầm là cái gì.
- Lệnh bài đấy. - tôi cười.
- Thật hả anh?
- Ờ, bao giờ đủ mười tám tuổi thì bảo bố dẫn đi lên trụ sở công an làm nhé.
- Xong là được đi xe buýt miễn phí ạ?
- Ừa.
- Ơ thế bố anh có ở đây đâu mà anh làm được?
- Anh làm ở quê.
- Quê anh cũng dùng chung với đây được ạ?
- Ừ, dùng chung được hết.
- Mà quê anh ở đâu?
- Vĩnh Phúc, nghe nói đến bao giờ chưa?
- Em chưa.
- Anh cũng đoán vậy.
- Thế quê anh có mấy cái cánh đồng không?
- Có.
- To không anh?
- To lắm.
- Thế có bò không anh?
- Có, đầy.
- Thế con bò nó có màu trắng đen như trên quảng cáo sữa không anh? Mà anh uống sữa nó bao giờ chưa?
- Thôi. - lại một lần nữa tôi ngắt lời nó vì quá tải - Muốn chơi gián không?
- Không... em không...
- Thế hỏi vừa thôi, anh sắp tẩu hỏa nhập ma rồi đây này.
Nó nghe thấy thế cũng không hỏi gì nữa, quay ra tựa đầu vào ghế mà trông ra, nơi những con phố đang nhập nhằng lên đèn trong buổi chiều muộn.
Nay tôi không đi nhiều, vì thằng Nam có vẻ say xe. Vừa bước xuống là đường nó nôn khan mất mấy cái. Khuôn mặt bơ phờ làm nó phải ngồi một hồi dài dưới ghế đợi của bến xe buýt rồi mới về được.
- Thấy trong người sao rồi? - tôi hỏi rồi đưa cho nó chai nước để trong balo.
- Em hơi đau đầu.
- Thế có đi về được không?
- Dạ, được. - nó đáp, giọng nói nghe đã có phần đỡ hơn.
Thế là tôi luồn tay vào xách người nó đứng dậy. Tự nhiên trong lòng lại áy náy, biết thế này thì không cho nó theo cùng ngay từ đầu.
Đi qua quán tạp hóa cạnh ấy, tôi quay sang bảo nó:
- Có muốn ăn hì không? Anh mua cho.
- Dạ có. Anh mua cho em ít ít.
- Ờ thế muốn mua gì?
- Em ấy ạ?
- Thế chẳng nhẽ anh muốn gì anh lại hỏi mày à?
- Hì, cho em hai gói Poca, một gói bánh gạo... À, một chai Nutri nữa.
- Gớm... - tôi bĩu môi - Mệt mà ăn ít quá nhể?
- Hề hề. Mua về để dành lúc hết mệt mà.
- Đến chịu.
Nói vậy, nhưng tôi vẫn cười. Đi vào rồi mua cho nó. Lúc quay ra trả tiền, nhìn thấy mấy phong kẹo vàng nâu với đỏ trắng quen thuộc, liền vơ lấy một đống về ăn dần.
Hai thằng về nhà ăn xong thì cùng ngồi xem phim ma trên cái laptop mà thằng Nam mang sang. Toàn mấy cái phim nội dung cà nhảm chẳng hiểu mô tê gì, diễn viên thì đóng chẳng có hồn, vài ba con ma vặt mà chẳng hiểu sao mà nó sợ thế, đêm đến rồi mà nằm ngủ cứ giật mình thon thót.
Kể ra thì có thằng này chơi cùng cũng vui, mỗi tội hỏi lắm thôi. Thật sự thì từ lúc xuống học đến giờ thì thằng này là thằng gốc Hà Nội đầu tiên mà tôi tiếp xúc. Bởi vậy mà trong một khoảng thời gian cũng khá dài cứ lầm tưởng mấy thanh niên thủ đô cũng toàn như thế này mà đắng lòng. Cỡ này mà chơi với ông Vĩnh thì có mà ông ấy giã cho toác đầu vì cái tội lù đù chậm hiểu.
Nằm quay ngang dọc một lúc, tôi phải ngồi dậy đi vệ sinh. Tiếng công tắc điện bật lên len vào từng ngóc ngách trong màn đêm u tối. Đèn nhà tắm bật lên, điều đầu tiên tôi nhìn thấy là khuôn mặt nặng trĩu của mình trong gương. Hành xử xong, tôi xả lấy một vốc nước rồi vã lên mặt mình mong cho nó phần nào dịu lại, nhưng quên mất rằng nó vô tình lại làm tôi tỉnh táo hơn.
Bước khỏi đó, tôi không trở lại giường nữa mà đi ra cái ghế ngoài ban công mà ngồi xuống. Lại một mình bên màn đêm cùng với bầu tâm sự. Những lúc yên lặng như này, chẳng hiểu chuyện vui đi đâu hết mà chỉ để lại trong dòng suy nghĩ mệt mỏi của tôi những hình ảnh thật thật buồn.
Những chuyện đã qua, dẫu biết sẽ chẳng bao giờ có thể quay ngược thời gian để sửa chữa lại. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể loại bỏ nó ra khỏi đầu mình dễ dàng được. Tình yêu, nhiều khi càng nắm lại càng vụt mất. Dù đặt nặng tình cảm nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một trò đủa của số phận.
“Giờ đây em ở đâu? Đang buồn hay vui? Đang lẻ loi hay có một vòng tay gần kề mỗi khi trống vắng?
Những câu hỏi anh tự đặt ra nhưng chẳng thể nào biết được câu trả lời. Sự bất lực của kẻ thua cuộc trong tình yêu luôn hiện rõ trong anh mỗi khi anh nhớ về em.
Yêu đơn phương, lại còn bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Thậm chí còn chẳng biết người con gái trong trái tim của mình giờ ra sao. Anh phải suy nghĩ như thế nào để giữ vững lòng mình tin vào một viễn cảnh tươi sáng đây? Mai ơi?”
Tôi ngồi như đổ gục ra trên ghế với bao dòng tự cảm lởn vởn trong đầu. Chưa một lần nào tâm trí tôi nhẹ nhàng khi nhớ và nghĩ về nàng cả.
Hình ảnh người con gái với mái tóc đặc biệt dần thay đổi thành chiếc bút màu hồng, rồi lại gợi cho tôi về con người kia. Không hiểu sao tôi thấy đầu mình nóng lên thấy rõ. Tức giận? Phải. Và có lẽ nó không phải là tức giận đơn thuần.
Chẳng hiểu cô ta nghĩ mình cao quý đến đâu mà luôn cư xử hách dịch như vậy. Ngoài sự xa lánh của mọi người xung quanh thì cô ta đâu nhận được gì khác. Đó là sự ích kỉ của một con người nhỏ nhoi, hay là sự suy thoái của một tâm hồn trải qua một vết thương vô cùng lớn nào đó để cho thay đổi như vậy?
“Mặc kệ đi.” – tôi thở dài – “Đâu có liên quan tới mình.”
Dù cho lý do là gì, nhưng chỉ cần ai đó ghét tôi, thì tôi sẽ ghét lại. Trừ khi, tôi phạm một sai lầm lớn nào đó làm cho người ta không thể tha thứ cho tôi được, em là một ví dụ. Giờ mà kêu tôi đánh đổi lấy bất kể thứ gì tôi có thể để lấy lại được hình ảnh em bên cạnh mình, có lẽ tôi sẽ luôn sẵn sàng đặt ló lên bàn cân để mà trao đổi.
Thức khuya, không chỉ đơn giản là do mất ngủ. Những suy nghĩ mà không nói cũng chẳng ai biết, chúng luôn tìm đến tôi mỗi tối, mỗi khi mà tôi muốn chìm vào trong giấc ngủ. Nhưng mà càng cố gạt ra, lại càng in hằn hơn bao giờ hết.
Quay lại trong phòng, nhìn thằng Nam nằm ngủ say mà sao tôi ghen tị với nó quá. Chẳng biết trước khi ngủ nó có bao giờ nó phải suy nghĩ gì không, hay chỉ đơn giản là Poca với Nutri lởn vởn thôi. Nó giống học sinh cấp một hơn là một thằng chuẩn bị lên trung học phổ thông nếu như đúng tuổi. Những người khác, có lẽ có cả tôi Nhìn nó chỉ nghĩ rằng thằng này trẻ con, đơn giản với tăng động quá, chứ đâu có biết rằng nhiều khi những “người lớn” như mình lại ước ao lắm được một lần vô tư như vậy.
Và có lẽ với tôi… tôi cần nhiều hơn là một điều ước…
- Ừ. - tôi uống ực hết bát nước canh cho đỡ khô cổ sau khi kể vắn tắt cho thằng Nam nghe về câu chuyện dài của mình.
- Thế khoảng bao giờ anh tìm thấy?
- Con chịu. Bố hỏi thế thì ông nội con cũng đếch biết trả lời như nào.
Tôi ngồi dậy rồi đi ra phòng khách. Phải cách xa xa thằng này ra không viêm não mà chết mất. Ngồi ăn cơm cùng thôi mà nó hỏi liên tục không cho nghỉ ngơi lúc nào, chẳng thế mà có chục phút ăn cơm mà cứ ngỡ như cả buổi trôi qua rồi vậy.
Ăn xong ngồi nghỉ một lúc rồi nó leo lên phòng tôi ngủ đến tận chiều. Tôi thì nằm lúc đi học về rồi nên chẳng chợp mắt được nữa nên chỉ nằm cạnh nghịch điện thoại, xong bất đắc dĩ trở thành cái ôm của nó, ôm gác các kiểu. Chẳng đếm được lúc nó ngủ nó xoay bao nhiêu vòng quanh cái giường nữa.
- Nam... Nam...
- Dà...? - nó thưa bằng cái giọng đặc sệt ngái ngủ.
- Tỉnh tỉnh chưa? Dậy trông nhà đi.
- Anh đi đâu?
- Chơi.
- Cho em đi với. - Nghe thấy vậy cái nó choàng dậy ngay.
- Ở nhà đi, trẻ con đi làm gì.
- Đùa, em lớn rồi, cho em đi nữa.
- Ở nhà đi.
- Cho em đi đi mà.
- Haizz...Thôi được rồi. – tôi tặc lưỡi - Mày có ba phút chuẩn bị.
- Vâng. – thằng bé nhảy ngay vào nhà tắm liền đó.
Tôi dắt nó ra chỗ bến xe buýt gần bên kia đường. Thời tiết đã bắt đầu sang thu nên cũng dịu hơn. Ba bốn giờ chiều mà cái công viên nhỏ gần đó đã có mấy bác già già đi tập thể dục rồi.
Hà Nội... có gì đó thật thân quen. Cảnh vật dẫu bình dị mà sao chẳng nơi nào khác mà tôi đã từng biết có thể giống được. Hà Nội trong tôi là những buổi chiều nắng vàng êm ả, dạo quanh từng góc phố bên cửa kính của xe buýt mà trông ra ngoài, nhìn ngắm đường phố nhộn nhịp, nhìn ngắm những gian hàng đủ màu sắc, nhìn ngắm những mảnh đời khác nhau đang chen chúc bươn trải cho cuộc sống nơi phồn hoa, rực rỡ.
- Anh Nghĩa ơi!
- Hử?
- Năm nghìn một vé đi xe này à anh?
- Ờ. - tôi chỉ sang ô cửa kính cạnh đó - Giá vé đây này.
- Ơ thế sao lúc lên xe anh chìa cái gì mà chú bán vé kia tắt điện luôn thế?
Nghe nó hỏi mà tôi nhắm mắt nhắm mũi lại cười sằng sặc. May mà xe vắng, chỉ có hai thằng tôi ngồi phía dưới cùng ba bác trung tuổi ngồi ở trên không thì chắc cười vỡ cả xe vì nó mất.
- Ơ, em hỏi sao anh lại cười?
- Chả nhẽ mày chưa đi xe buýt bao giờ à?
- Em chưa. Nay mới đi lần đầu.
- Thế thì hiểu rồi.
- Nhưng anh chưa nói cho em biết cái anh cầm là cái gì.
- Lệnh bài đấy. - tôi cười.
- Thật hả anh?
- Ờ, bao giờ đủ mười tám tuổi thì bảo bố dẫn đi lên trụ sở công an làm nhé.
- Xong là được đi xe buýt miễn phí ạ?
- Ừa.
- Ơ thế bố anh có ở đây đâu mà anh làm được?
- Anh làm ở quê.
- Quê anh cũng dùng chung với đây được ạ?
- Ừ, dùng chung được hết.
- Mà quê anh ở đâu?
- Vĩnh Phúc, nghe nói đến bao giờ chưa?
- Em chưa.
- Anh cũng đoán vậy.
- Thế quê anh có mấy cái cánh đồng không?
- Có.
- To không anh?
- To lắm.
- Thế có bò không anh?
- Có, đầy.
- Thế con bò nó có màu trắng đen như trên quảng cáo sữa không anh? Mà anh uống sữa nó bao giờ chưa?
- Thôi. - lại một lần nữa tôi ngắt lời nó vì quá tải - Muốn chơi gián không?
- Không... em không...
- Thế hỏi vừa thôi, anh sắp tẩu hỏa nhập ma rồi đây này.
Nó nghe thấy thế cũng không hỏi gì nữa, quay ra tựa đầu vào ghế mà trông ra, nơi những con phố đang nhập nhằng lên đèn trong buổi chiều muộn.
Nay tôi không đi nhiều, vì thằng Nam có vẻ say xe. Vừa bước xuống là đường nó nôn khan mất mấy cái. Khuôn mặt bơ phờ làm nó phải ngồi một hồi dài dưới ghế đợi của bến xe buýt rồi mới về được.
- Thấy trong người sao rồi? - tôi hỏi rồi đưa cho nó chai nước để trong balo.
- Em hơi đau đầu.
- Thế có đi về được không?
- Dạ, được. - nó đáp, giọng nói nghe đã có phần đỡ hơn.
Thế là tôi luồn tay vào xách người nó đứng dậy. Tự nhiên trong lòng lại áy náy, biết thế này thì không cho nó theo cùng ngay từ đầu.
Đi qua quán tạp hóa cạnh ấy, tôi quay sang bảo nó:
- Có muốn ăn hì không? Anh mua cho.
- Dạ có. Anh mua cho em ít ít.
- Ờ thế muốn mua gì?
- Em ấy ạ?
- Thế chẳng nhẽ anh muốn gì anh lại hỏi mày à?
- Hì, cho em hai gói Poca, một gói bánh gạo... À, một chai Nutri nữa.
- Gớm... - tôi bĩu môi - Mệt mà ăn ít quá nhể?
- Hề hề. Mua về để dành lúc hết mệt mà.
- Đến chịu.
Nói vậy, nhưng tôi vẫn cười. Đi vào rồi mua cho nó. Lúc quay ra trả tiền, nhìn thấy mấy phong kẹo vàng nâu với đỏ trắng quen thuộc, liền vơ lấy một đống về ăn dần.
Hai thằng về nhà ăn xong thì cùng ngồi xem phim ma trên cái laptop mà thằng Nam mang sang. Toàn mấy cái phim nội dung cà nhảm chẳng hiểu mô tê gì, diễn viên thì đóng chẳng có hồn, vài ba con ma vặt mà chẳng hiểu sao mà nó sợ thế, đêm đến rồi mà nằm ngủ cứ giật mình thon thót.
Kể ra thì có thằng này chơi cùng cũng vui, mỗi tội hỏi lắm thôi. Thật sự thì từ lúc xuống học đến giờ thì thằng này là thằng gốc Hà Nội đầu tiên mà tôi tiếp xúc. Bởi vậy mà trong một khoảng thời gian cũng khá dài cứ lầm tưởng mấy thanh niên thủ đô cũng toàn như thế này mà đắng lòng. Cỡ này mà chơi với ông Vĩnh thì có mà ông ấy giã cho toác đầu vì cái tội lù đù chậm hiểu.
Nằm quay ngang dọc một lúc, tôi phải ngồi dậy đi vệ sinh. Tiếng công tắc điện bật lên len vào từng ngóc ngách trong màn đêm u tối. Đèn nhà tắm bật lên, điều đầu tiên tôi nhìn thấy là khuôn mặt nặng trĩu của mình trong gương. Hành xử xong, tôi xả lấy một vốc nước rồi vã lên mặt mình mong cho nó phần nào dịu lại, nhưng quên mất rằng nó vô tình lại làm tôi tỉnh táo hơn.
Bước khỏi đó, tôi không trở lại giường nữa mà đi ra cái ghế ngoài ban công mà ngồi xuống. Lại một mình bên màn đêm cùng với bầu tâm sự. Những lúc yên lặng như này, chẳng hiểu chuyện vui đi đâu hết mà chỉ để lại trong dòng suy nghĩ mệt mỏi của tôi những hình ảnh thật thật buồn.
Những chuyện đã qua, dẫu biết sẽ chẳng bao giờ có thể quay ngược thời gian để sửa chữa lại. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể loại bỏ nó ra khỏi đầu mình dễ dàng được. Tình yêu, nhiều khi càng nắm lại càng vụt mất. Dù đặt nặng tình cảm nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một trò đủa của số phận.
“Giờ đây em ở đâu? Đang buồn hay vui? Đang lẻ loi hay có một vòng tay gần kề mỗi khi trống vắng?
Những câu hỏi anh tự đặt ra nhưng chẳng thể nào biết được câu trả lời. Sự bất lực của kẻ thua cuộc trong tình yêu luôn hiện rõ trong anh mỗi khi anh nhớ về em.
Yêu đơn phương, lại còn bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Thậm chí còn chẳng biết người con gái trong trái tim của mình giờ ra sao. Anh phải suy nghĩ như thế nào để giữ vững lòng mình tin vào một viễn cảnh tươi sáng đây? Mai ơi?”
Tôi ngồi như đổ gục ra trên ghế với bao dòng tự cảm lởn vởn trong đầu. Chưa một lần nào tâm trí tôi nhẹ nhàng khi nhớ và nghĩ về nàng cả.
Hình ảnh người con gái với mái tóc đặc biệt dần thay đổi thành chiếc bút màu hồng, rồi lại gợi cho tôi về con người kia. Không hiểu sao tôi thấy đầu mình nóng lên thấy rõ. Tức giận? Phải. Và có lẽ nó không phải là tức giận đơn thuần.
Chẳng hiểu cô ta nghĩ mình cao quý đến đâu mà luôn cư xử hách dịch như vậy. Ngoài sự xa lánh của mọi người xung quanh thì cô ta đâu nhận được gì khác. Đó là sự ích kỉ của một con người nhỏ nhoi, hay là sự suy thoái của một tâm hồn trải qua một vết thương vô cùng lớn nào đó để cho thay đổi như vậy?
“Mặc kệ đi.” – tôi thở dài – “Đâu có liên quan tới mình.”
Dù cho lý do là gì, nhưng chỉ cần ai đó ghét tôi, thì tôi sẽ ghét lại. Trừ khi, tôi phạm một sai lầm lớn nào đó làm cho người ta không thể tha thứ cho tôi được, em là một ví dụ. Giờ mà kêu tôi đánh đổi lấy bất kể thứ gì tôi có thể để lấy lại được hình ảnh em bên cạnh mình, có lẽ tôi sẽ luôn sẵn sàng đặt ló lên bàn cân để mà trao đổi.
Thức khuya, không chỉ đơn giản là do mất ngủ. Những suy nghĩ mà không nói cũng chẳng ai biết, chúng luôn tìm đến tôi mỗi tối, mỗi khi mà tôi muốn chìm vào trong giấc ngủ. Nhưng mà càng cố gạt ra, lại càng in hằn hơn bao giờ hết.
Quay lại trong phòng, nhìn thằng Nam nằm ngủ say mà sao tôi ghen tị với nó quá. Chẳng biết trước khi ngủ nó có bao giờ nó phải suy nghĩ gì không, hay chỉ đơn giản là Poca với Nutri lởn vởn thôi. Nó giống học sinh cấp một hơn là một thằng chuẩn bị lên trung học phổ thông nếu như đúng tuổi. Những người khác, có lẽ có cả tôi Nhìn nó chỉ nghĩ rằng thằng này trẻ con, đơn giản với tăng động quá, chứ đâu có biết rằng nhiều khi những “người lớn” như mình lại ước ao lắm được một lần vô tư như vậy.
Và có lẽ với tôi… tôi cần nhiều hơn là một điều ước…
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN