Chọn chế độ đọc: Sáng - Tối
Phần 4 - Chap 3: Từ bỏ đất thủ đô
Thời gian cứ trôi, nó không thể đợi được con người, nó là một quy luật của tự nhiên, đối với mình nó là khoảng thời gian khá tồi tệ.
Chị luôn bên mình nhưng cũng chỉ có mức độ thời gian, hết chủ nhật tuần đó, chị cũng phải lên trường, chị đi mà lòng mình thực sự buồn, cái buồn vô cớ của một thằng con trai, cái buồn như mất đi một người bên cạnh của những cái quan tâm, cái an ủi...
Bố vẫn nằm đó, chỉ truyền nước, cái khuôn mặt khắc khổ giờ nhìn nó khắc khổ hơn vì còn toàn da và xương, đôi mắt sâu hơn, trong con mắt luôn chứa đựng những lời chưa nói của bố, nhìn bố mà thương bố, tại sao lại thế chứ, dù biết con người ai cũng có cái số của nó.
Một buổi chiều buồn, đang vội vàng vì sự tất bật trên bệnh viện, thì tiếng điện thoại vang lên:
Bố thế nào rồi em... giọng chị buồn buồn hỏi mình, đây là chị gái mình
Dạ, bố chưa tỉnh chị à, chị đừng buồn quá mà ốm, có em, có em ở đây em sẽ thay chị chăm sóc bố
Em hãy chú ý sức khỏe còn đi học nữa, em như thế hết tương lai đấy, chị nói trong lòng như chưa đựng điều gì
Chị à, chị cũng biết hoàn cảnh nhà mình rồi, em không lo cho bố, em trai của mình sẽ phải nghỉ học, nó yếu đâu có khỏe như em, việc lao động chân tay nó đâu có làm được, với mẹ tuy là trụ cột gia đình nhưng cũng chỉ là phụ nữ, chị đừng lo cho em, em khỏe, tay chân lành lặn, với lại em cũng còn trẻ, em không học nay thì sau này em sẽ học.
Chị biết mày nghĩ gì rồi, nhưng mày quyết định như thế liệu cuộc sống sau này của mày có phải khổ nhiều hơn không?
Im lặng nghe chị nói, chỉ thấy cái thân rung lên, thực sự muốn khóc hay hét to lên, than trách ông trời, than trách cuộc đời này, tại sao lại nhiều chuyện thế, con người ai chẳng muốn học chứ, ai chẳng muốn sướng, ai chẳng muốn được người khác nể phục mình, nhưng, nó chỉ là cái quy trình đã được sắp đặt còn cuộc sống nó không như thế!
Bẵng đi một thời gian đã nửa tháng, ở trên bệnh viện mà người đã gầy đi rất nhiều, khuôn mặt đã già đi trông thấy đôi mắt thầm cuồng vì mất ngủ, thực sự chăm người bệnh vất vả và khổ cực thế nào, giờ mới hiểu mẹ chịu đựng được lâu như thế mới thấy được người phụ nữ Việt Nam giỏi chịu đựng như thế nào?
Đang bước đi dạo trên những khuôn viên của bệnh viện, kẻ khóc, kẻ mặt thất thần lo lắng, nó tạo lên vẻ mặt tang thương của cái bệnh viện này, bất ngờ nghe tiếng nói vọng đến tai:
Bố đã tỉnh chưa cháu, tiếng của cậu hỏi
Nhìn cậu, khuôn mặt cũng hớt hải lo lắng, khẽ cúi đầu chào, khuôn mặt nở nụ cười gượng gạo nói cậu
Dạ, bố cháu chưa cậu à, chắc ít ngày nữa bố cháu tỉnh thôi ạ!
Mày gầy quá rồi, đừng có mà ốm nữa mẹ mày lo không được đâu
Cháu ổn cậu à, cháu thanh niên khỏe lắm, cậu yên tâm cháu không thể ốm khi bố cháu chưa khỏe đâu
Ừ, mày chịu khó lo bản thân đi, thế mày quyết định chưa, học hay nghỉ
Lời cậu nói làm mình phân vân nửa muốn nọ nửa muốn kia, đối với một thằng như mình học tất nhiên là muốn rồi, muốn lắm chứ, nhưng đi học lấy tiền đâu, tiền viện phí cho bố mẹ còn phải đi vay mượn, bán hết lúa thóc ở nhà còn chưa đủ, mình đi học nữa lấy tiền đâu mà đi... đang suy nghĩ những điều cần làm, thì cậu lại nói vọng bên tai
H à, cháu phải hiểu bố chỉ có một, học thì còn dài, già cũng học được, không học cũng có xấu gì đâu, mày xem cậu không học cao những cũng chẳng sao cả, đôi khi thấy cuộc sống nó thoải mái, cậu muốn mày học cao để nở mặt nhưng hãy suy nghĩ về hoàn cảnh gia đình mà quyết định, hãy sống làm sao cho tinh thần luôn vui vẻ thoải mái, cái ngưỡng của sự thành công hạnh phúc không phải là học cao, cái ngưỡng đó là sự thiếu hiểu, biết san sẻ biết nhường nhịn, đôi khi còn một chút mất mát...
Dạ, để cháu suy nghĩ cậu à, cháu chưa được thông cho lắm, cháu sẽ quyết định, dù sao nó cần vào thời điểm này cậu à, cháu cám ơn cậu mợ đã giúp gia đình cháu, cháu thực sự cần thời gian suy nghĩ
Từ bỏ cái gọi tương lại phía trước là một sự đau khổ, cái đau khổ của một thằng con trai còn ít tuổi, cái tuổi của nó còn được vui chơi, học hành với đứa bạn cùng trang lứa, tại sao nó lại phải quyết định giữa tương lai và gia đình thế này, sự phân vân, lưỡng lự cứ thế nổi lên trong đầu, làm đầu nó đau hơn.
Vào cái ngày 10/5/2009 cái ngày mà nó đã từ bỏ tất cả, để hướng về gia đình, quyết định của nó không được nhiều người ủng hộ, nhưng làm nó vui hơn, vui hơn vì có thể giúp mẹ và bố bớt lo một phần nào, dù trong lòng nó đau khổ lắm, bao nhiêu sự dằn vặt ở trong tâm chí nó, khi nhiều người không hiểu cứ nói sai hướng, với cái xã hội ở quê khi đang học tự nhiên không học nữa thực sự nhiều chuyện thị phi.
Sau thời gian đó mình cũng lên trường với vẻ mặt ủ rũ, lên trường không phải chia tay bạn bè, chỉ là muốn nhìn ngôi trường nó từng học 2 năm thôi, nó nhớ lắm,thực sự nhớ, nhìn dòng người sinh viên đi ra đi vào làm nó lại tủi thân, tủi thân cái số phận này, lặng lẽ bước đến xóm trọ sau 20 ngày vắng mặt, cái căn phòng nó trở nên hiu quạnh cô đọng, nó như thấu hiểu được chủ nhân của nó buồn, làm nó cũng buồn theo.
H ơi, mày làm gì mà bao lâu nay tao gọi điện nhắn tin cũng không nhắn lại, mày bị ốm à... sao mày gầy thế - giọng Hà nhìn thấy mình khẽ nói to
Nhìn Hà, cái giọng nó và tính của nó vẫn thế, vẫn quan tâm bạn bè nó yêu quý, đôi mắt nhìn Hà như muốn nói một điều gì, mà không thể nói, chỉ im lặng, nhìn nó, không nói được gì...
Mày có chuyện gì nói tao nghe đi, đừng như thế tao lo lắm, tao lo cho bản thân mày
Cái giọng ôn tồn quan tâm của nó làm mình khẽ nhích cái miệng:
H ổn cả mà, chỉ tại H bận chút việc riêng thôi, H muốn chuyển phòng trọ, gần trường hơn, cho thuận tiện đi lại, nên hôm nay đến đây thu dọn đồ đạc để chuyển đây Hà
Mày chuyển, mày chuyển đi đâu, tại sao lại thế, mày không thích ai ở đây, hay mày không vừa mắt Tr
Ừ, cái "ừ" cho qua chuyện, dù biết là lời nói dối đó để tốt, nhưng tại sao lòng lại đau thế này, bản thân cố kìm nén để dòng nước mắt không tuôn trên khuôn mặt, không thể bật khóc lúc này.
Mày ơi, đừng chuyển, mày chuyển tao buồn lắm, đừng đi, giọng Hà như năn nỉ nói
Hỳ, Hà hâm, H chuyển đến đó khi nào Hà rảnh ghé đó chơi, H nói người ta rồi không chuyển ngại lắm, với lại chỗ đó cũng là chỗ quen biết ở quê nữa.
Tao vẫn buồn lắm, mày đi xóm trọ cũng buồn nữa, không còn ai chọc ghẹo tao
Hỳ cô nương thích chọc ghẹo à, lúc nào đến xóm trọ H, H chọc ghẹo cho, sợ còn không muốn đến luôn ý
Mày, lại thích, à thôi, tao dọn cùng mày, khi nào đến đó nhắn tin xóm trọ cho tao nhé
Lời nói đi đôi với hành động của Hà, nó cắm cúi thu dọn đồ đạc dùm mình, mà không biết mình đã khẽ chảy chút nước mắt, nhìn nó thực sự nhớ, nhớ giọng nó, nhớ những lúc hai đứa chọc ghẹo nhau, nhớ những lúc nó an ủi mình, nhớ nó lắm!
Sắp xếp đồ đạc xong cũng chào nó, tạm biệt một tình bạn đẹp, nó cứ nhìn mình không ngớt cái nhìn của nó làm mình rung động hơn về tình bạn đẹp này, lững thững bước đi trên vỉ hè của đất thủ đô mà lòng nặng trĩu, khẽ nói nhỏ cho không khí nghe thấy tiếng nói: "tạm biệt mày, tạm biệt đất thủ đô, tạm biệt ngôi trường yêu dấu, tạm biệt bạn bè"
Ngồi trên chiếc xe buyt ngắm cảnh đất thủ đô một lần cuối này mà lòng nôn nao, sực nhớ những ngày đầu lên đi thi, những ngày đầu đi học, những ngày đầu yêu em, những buổi cãi nhau vui vẻ trẻ con với Hà, những buổi đi dạo cùng chị, nhiều lắm nhiều thứ lắm chứ, cứ thế mà thằng con trai lại chảy nước mắt...
Quyết định đã quyết, cuộc sống nó không thể lúc nào cũng như mầu hồng, đây có lẽ là thử thách của ông trời giành cho mình, thử thách phải bôn ba, tự lập.
Từ sau khi quyết định về chăm sóc Bố sau 4 tháng nằm viện cũng đã khỏe, cuộc sống trở lại bình thường, đối với mình đó là niềm vui, còn mẹ thì khi thấy mình phải nghỉ học mẹ buồn lắm, đôi khi trách mình, trách bản thân mình quá vội vàng quyết định, còn thằng em trai nó cũng đỗ ĐH GT vận tải cở sở 2 trong miền nam, nó từ ngày biết mình nghỉ học đâm ra rất ghét mình, nó đã thần tượng mình nhưng mình quyết định nó không hiểu coi như mình là một kẻ bại, nhụt chí, thiếu sự có gắng, nhưng nó đâu hiểu, thằng anh nó phải quyết định trong nước mắt chứ.
Cuối năm 2009 đến cuối năm 2010 mình đi làm hết việc này việc khác chủ yếu là đi làm cầu đường cùng một bác thầu công trình ở quê, hết tỉnh này đến huyện khác, cái nắng và lạnh của ngoài bắc làm khuôn mặt như già thêm vài tuổi, từ ngày nghỉ học mình đã ko còn dùng điện thoại, cái điện thoại chị cho đã tặng cho thằng em mình, nó như một món quà của thằng anh cho nó khi nó đỗ đại học.
Sau hơn 1 năm vất vả lao động của mình, mẹ và chị, cũng trả nợ xong tiền vay mượn viện phí của bố khi ở trên viện sau 4 tháng, gia đình cũng đã sửa sang được một chút vật dụng, điều đó khiến mình vui hơn, vui vì đã giúp được gia đình một điều nho nhỏ, không còn là một đứa chỉ biết lấy tiền nữa, giờ mình đã là trụ cột nho nhỏ trong gia đình.
BÌNH LUẬN VỀ TRUYỆN